Chủ nhật, 28/02/2021, 10:38 AM

Chìa khóa mở tung cánh cửa những vùng mầu nhiệm

Trong thân tâm của ta có những vùng rất mầu nhiệm mà ta chưa bao giờ biết tới, chưa bao giờ thăm viếng. Có thể đó là những vùng của niệm, của định và của tuệ.

Ví như quý vị có một máy tính xách tay, một cái PC hay một Mackintosh, nhưng quý vị chưa sử dụng được hết tất cả những khả năng của máy, quý vị chỉ sử dụng được mười hoặc hai mươi phần trăm khả năng của nó thôi. Tâm mình cũng vậy, rất mầu nhiệm. Trong đó có tuệ giác, có từ bi, có hạnh phúc lớn nhưng ta chưa với tới được. Ta chỉ biết quanh quẩn trong vòng buồn giận với những tâm hành tiêu cực (tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến) mà thôi. Những tâm hành như đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả mầu nhiệm như vậy mà ta lại không với tới. Hãy sử dụng những vùng mầu nhiệm của tuệ giác để thoát ra khỏi thân phận nhỏ bé của mình. Vì cứ giam mình trong vòng tham, sân, si nên ta mới gánh chịu khổ đau từ năm này sang năm khác và làm cho những người xung quanh ta cũng khổ đau theo.

Biết an tâm để an thân

Chìa khóa mà Đức Thế Tôn đã trao cho chúng ta là chìa khóa của Tam học.

Chìa khóa mà Đức Thế Tôn đã trao cho chúng ta là chìa khóa của Tam học.

Đức Thế Tôn đã trao cho chúng ta một chiếc chìa khóa, chìa khóa của Tam học (niệm-định-tuệ). Nếu muốn, chúng ta có thể dùng chìa khóa đó để mở tung ra biết bao nhiêu cánh cửa. Ví dụ chúng ta mới mua một ngôi nhà mới, hay một lâu đài mới. Tuy sở hữu cả một tòa lâu đài nhưng nếu chúng ta chỉ ở trong bếp, ta không có chìa khóa để đi vào các phòng lớn thì uổng biết bao nhiêu. Cũng như ở nước Pháp đẹp như vậy mà chúng ta chỉ quanh quẩn trong làng của mình, không đi tới được những nơi khác. Một lần kia đi chơi tuyết ở Vermont, tôi có nói với một người bạn:

Theo tôi thì trong bản tuyên ngôn nhân quyền phải thêm câu này: Sinh ra trên trái đất thì mỗi người phải có quyền được thấy biển và thấy núi tuyết, vì có những người từ khi sinh ra cho đến khi chết đi, chưa bao giờ được thấy biển, chưa bao giờ được thấy núi tuyết. Rất uổng cho họ!

Chánh niệm cho ta niềm vui trong sáng

Chúng ta cũng vậy, chúng ta chỉ quanh quẩn trong vòng đau khổ của tham, sân, si; chúng ta chưa bao giờ hưởng được cái đẹp của đại từ, đại bi, đại trí tại vì chúng ta không có tự do, chúng ta không thoát ra được. Chúng ta sống đời sống hàng ngày của ta như những cái máy.

Với chìa khóa của Tam học mà đức Thế Tôn đã trao, chúng ta hãy mở tung cánh cửa của những vùng mầu nhiệm trong cuộc đời và trong tâm thức của ta. Ngài đã chỉ dẫn rất rõ: Niệm là thế nào, định là thế nào, tuệ là thế nào. Nếu quý vị muốn nếm được những mầu nhiệm của sự sống, muốn thoát ra khỏi thân phận đau buồn, hạn hẹp thì quý vị phải dùng chìa khóa của đức Thế Tôn. Chìa khóa này rất rõ ràng: Đừng vội phản ứng, đừng bằng lòng đi quanh trong cái vòng nhỏ hẹp, hãy thoát ra bằng con đường thoát là niệm. Niệm là nhận diện những gì đang xảy ra.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?

Kiến thức 08:00 11/12/2024

Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.

Trước khi tụng Kinh, trì chú, nên đọc nghi thức như thế nào?

Kiến thức 09:15 04/12/2024

Thực ra mỗi tông môn, thậm chí mỗi chùa sẽ có cách thức khác nhau, nên Nghi thức sau chỉ mang tính tham khảo. Đạo hữu nào thấy phù hợp có thể áp dụng, xong bạn cần hiểu đây không phải quy định bắt buộc, thậm chí không có nghi thức khai Kinh chú thì vẫn cứ trì tụng không vấn đề gì.

Xem thêm