Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Chia sẻ niềm vui treo cờ mừng Phật đản

Năm nay PGVN đăng cai tổ chức Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc Vesak 2014, lần thứ hai trong 11 kỳ tổ chức kể từ năm 1999. Đây là sự kiện quan trọng luôn được sự quan tâm trong tinh thần phấn khích của tăng ni và phật tử Việt Nam.

Với riêng anh em chúng tôi, tuy niềm hân hoan được nhân lên gấp bội, vẫn cứ là những cộng việc thầm lặng như mọi bao nhiêu năm qua, bằng tinh thần trách nhiệm thực sự (dù rằng chả có ai giao).

Đó là vận động các nhà dân treo cờ Phật giáo, ít ra cũng phài là những nhà cận kề nơi mình cư ngụ. Nói nhà dân vì ở đây hầu hết không ai là phật tử,  không có chùa chiền và chưa bao giờ biết đọc một câu kinh Phật.

Vì thế những cụm từ Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc, Vesak hay những lần Đại lễ Phật đản thường niên hãy rất còn xa lạ. Ngược lại, nếu có nhà là phật tử thì chính từ nơi đó lại không mấy quan tâm treo cờ Phật đản?.

Theo những phật tử này thì  đi chủa là nét tu chân chính nhất, biểu thị lòng tôn kính đức Phật nhất, và giải thoát hơn là không cần phô trương bề ngoài?!

 
 
 
Hình như với họ, những người quanh năm suốt tháng không biết đi chủa mà mỗi kỳ đại lễ Phật đản lại đi treo cờ Phật kính mừng thì thật là quá sốc. Còn mình là phật tử thứ thiệt, hiểu đạo nhiều, cần chi treo ai cũng biết! Bản thân anh em chúng tôi thì không dám đến tận nhà họ vận động như bao nhiêu nhà khác vì  nghĩ rằng  họ  còn có vị Bổn sư  kề bên, hằng ngày đến chùa tụng kinh bái sám hoặc  một tuần đôi ngày  kéo nhau lên chùa thọ Bát Quan Trai (hay tu tập chi đó) lẽ nào không  khuyến tấn các phật tử mình  mua một lá cờ Phật về nhà treo? 
 
 
 
 
 
 
Nhiều năm rồi vẫn chứng bịnh đó còn hiện hữu, chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Dường như đó cũng là căn bệnh chung, lây lan rất nhanh, không chỉ có ở địa phương anh em chúng tôi, vì vậy mà  anh em vẫn phải cần mẫn, âm thầm vận động hằng năm.
 
 
 
Làm việc này, anh em chúng tôi ý thức với nhau rằng, hãy thương lấy những  bà con chòm xóm của mình  còn thiếu quá nhiều phước duyên để có thể trở thành một phật tử như bao nhiêu người khác. 

Chính vì xác định được những giá trị đó mà những năm qua, từ 15, 20, 40 cho đến hôm nay, đã vận động  được hơn 80 nhà treo cờ Phật kính mừng Phật Đản. Không kể đến những nhà anh em ruột chúng tôi hay những bạn  bè thân hữu  ở các nơi khác.


Nếu như  mỗi khi đi ngang qua một ngôi chùa nào đấy với cờ, lồng đèn treo rợp mát cả góc phố, ta có cảm giác ngộp thở, và khi vừa qua khỏi đó là một sự im ắng đến  đối lập, tất nhiên dễ thở hơn, nhưng mà chua chát hơn khi nhìn vào các cánh cổng tư gia chung quanh đó không có lấy một  lá cờ nào.

Những ngôi nhà hàng xóm chúng tôi treo cờ mừng Phật đản trong cô đơn nhưng không lạc lõng vì năm nay có  nhiều sự tiếp sức từ những phật tử ở Hà Nội, Hà Tĩnh …hết lòng hỗ trợ, gửi đến tận nơi, giúp sức anh em chúng tôi rất nhiều. Bà con  năm nay phẩn khởi trong lòng, hẹn năm sau con số  nhà treo cờ sẽ tăng gấp đôi. Điều này sẽ chắc chắn vì khi chúng tôi đang gõ bài này để kịp đưa lên mạng thì vẫn còn bàn đến  gõ cửa  xin hỗ trợ  cờ và lồng đèn, dù hôm nay 14 rồi, tiếc quá!

Lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc - Vesak 2014 của anh em chúng tôi  chỉ có thế. Xin vận dụng những thành tựu cỏn con này kính dâng đức Từ Phụ Bổn Sư Thích ca Mâu Ni Phật.

Dương Kinh Thành
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Ân sâu nghĩa nặng

Phật giáo thường thức 15:59 20/04/2024

Có một thứ ân sâu nghĩa nặng mà ngôn từ chẳng làm sao với tới được. Bởi lẽ ở đó, không có sự cho đi và đòi lại, tất cả đều trôi chảy hồn nhiên, không có gì ngưng đọng để người cho và kẻ nhận phải lưỡng lự ngập ngừng, tính toan do dự.

Hãy trân quý cơ hội được nghe pháp!

Phật giáo thường thức 14:46 20/04/2024

Pháp là cách thức, là con đường hay phương pháp, đạo lý để khai mở sự mê mờ của tâm thức và có khả năng chuyển hóa khổ đau đến an lạc, giải thoát Niết-bàn. Pháp vị là vị giải thoát nên pháp nào không có công năng đưa đến an lạc giải thoát thì đó không phải là giáo pháp của Đức Phật.

Hàng ngày người Phật tử tu tập sao cho đúng

Phật giáo thường thức 13:20 20/04/2024

Hiện nay có nhiều cư sĩ Phật tử đi chùa tu tập, niệm Phật ngồi thiền nghe pháp, cảm thấy vơi bớt khổ não, tâm được an lạc thì muốn vào chùa tu luôn, không muốn về nhà, bỏ bê công việc, lơ là trách nhiệm với gia đình, cha mẹ vợ chồng con cái...tạo ra dư luận không đẹp cho Phật giáo.

“Phước đức” và “công đức” khác nhau như thế nào?

Phật giáo thường thức 12:30 20/04/2024

Điều nghi đầu tiên là khi Tổ Bồ-đề-đạt-ma sang Trung Hoa, đến yết kiến vua Lương Võ Đế, Vua liền hỏi: Trẫm một đời cất chùa độ Tăng, bố thí thiết trai có những công đức gì?

Xem thêm