Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 20/08/2021, 09:45 AM

Chớ để cho mình thành người bất chánh

Nhận ra sự nguy hại của lối sống bất chánh và nỗ lực chuyển hóa bản thân thành người chân chánh thì không còn khổ đau, không còn gây nên phiền lụy khổ đau cho người khác và cho cuộc đời.

Sống ở trên đời thật buồn thay là để cho mình rơi vào lối sống bất chánh và trở thành kẻ bất chánh. Vì đó là cuộc đời đầy bất hạnh khổ đau dành cho những người thiếu hiểu biết sáng suốt. Đức Phật dạy rằng do sống theo ác nghiệp, người bất chánh tự chuốc lấy những sợ hãi, thất vọng và hoạn nạn ở đời (1).

Theo quan niệm của đạo Phật thì con người là một sinh loại có lý trí sáng suốt, có khả năng phân biệt mọi thứ tốt xấu, thiện ác và có môi trường tương đối thuận lợi cho việc chọn lựa một lối sống hiền thiện an lạc. Chỉ do thiếu suy nghĩ cân nhắc, để cho mình rơi vào thói quen ham muốn và đòi hỏi quá đáng mà con người dần dần quên mất chính mình, quên mất mình là người cần phải học hỏi tiến bộ, phải nỗ lực xây dựng hạnh phúc cho chính mình, phải sống như thế nào để có được hạnh phúc an lạc thực sự. Rõ ràng, không ai sinh ra trên đời này là kẻ bất chánh cả, nhưng do thiếu suy nghĩ chín chắn về bản thân mình, để cho các thói quen xấu ác lấn lướt lâu ngày mà con người ta dần dần thành ra người bất chánh. Đức Phật nói cho chúng ta biết các đặc điểm của người bất chánh và hậu quả bất hạnh khổ đau của người có lối sống bất chánh:

“Này các Tỷ-kheo, một người bất chánh (asappurisa) có thể biết một người bất chánh: “Người bất chánh là vị này” hay không?

– Bạch Thế Tôn, không biết được.

– Lành thay, này các Tỷ-kheo! Này các Tỷ- kheo, không thể có sự tình, không thể có sự kiện, một người bất chánh có thể biết một người bất chánh: “Người bất chánh là vị này.”

Nhưng này các Tỷ-kheo, một người bất chánh có thể biết một người chơn chánh: “Người chơn chánh là vị này” hay không?

– Bạch Thế Tôn, không biết được.

– Lành thay, này các Tỷ-kheo! Này các Tỷ- kheo, không thể có sự tình, không thể có sự kiện, một người bất chánh có thể biết được một người chơn chánh: “Người chơn chánh là vị này”.

Đức Phật nói đến các đặc điểm của người bất chánh và hậu quả khổ đau của người bất chánh để lưu nhắc mọi người về một lối sống tự làm cho mình trở nên bất hạnh khổ đau do thiếu hiểu biết sáng suốt.

Đức Phật nói đến các đặc điểm của người bất chánh và hậu quả khổ đau của người bất chánh để lưu nhắc mọi người về một lối sống tự làm cho mình trở nên bất hạnh khổ đau do thiếu hiểu biết sáng suốt.

Tu hành cuối cùng để đạt được điều gì?

Người bất chánh, này các Tỷ-kheo, là người đầy đủ pháp bất chánh, giao du với người bất chánh, suy tư như người bất chánh, tư lường như người bất chánh, nói năng như người bất chánh, hành động như người bất chánh, có tà kiến như người bất chánh, bố thí như người bất chánh.

Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là người bất chánh đầy đủ pháp bất chánh? Ở đây, này các Tỷ- kheo, người bất chánh bất tín, vô tàm, vô quý, nghe ít, biếng nhác, thất niệm, liệt tuệ. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người bất chánh đầy đủ pháp bất chánh.

Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là người bất chánh giao du với những người bất chánh? Ở đây, này các Tỷ-kheo, những vị Bà-la-môn nào bất tín, vô tàm, vô quý, ít nghe, biếng nhác, thất niệm, liệt tuệ, những vị ấy là bạn, là thân hữu với người bất chánh ấy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người bất chánh giao du với người bất chánh.

Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là người bất chánh suy tư như người bất chánh? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người bất chánh suy nghĩ tự làm hại mình, suy nghĩ làm hại người khác, suy nghĩ làm hại cả hai.. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người bất chánh suy tư như người bất chánh.

Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là người bất chánh tư lường như người bất chánh? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người bất chánh tư lường tự làm hại mình, tư lường làm hại người, tư lường làm hại cả hai. Như vậy, này các Tỷ-kheo là người bất chánh tư lường như người bất chánh.

Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là người bất chánh nói năng như người bất chánh? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người bất chánh nói lời nói láo, nói lời hai lưỡi, nói ác khẩu, nói lời phù phiếm. Như vậy này các Tỷ-kheo, là người bất chánh nói năng như người bất chánh.

Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là người bất chánh hành động như người bất chánh ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người bất chánh sát sanh, lấy của không cho, làm các tà hạnh trong các dục. Như vậy, này các Tỷ-kheo là người bất chánh hành động như người bất chánh.

Người bất chánh sở dĩ phải chịu bất hạnh khổ đau ở đời này và đời sau bởi vì vị ấy tích tập đầy đủ các pháp bất chánh, không biết phát huy các phẩm chất tốt đẹp vốn có của mình.

Người bất chánh sở dĩ phải chịu bất hạnh khổ đau ở đời này và đời sau bởi vì vị ấy tích tập đầy đủ các pháp bất chánh, không biết phát huy các phẩm chất tốt đẹp vốn có của mình.

Tận dụng khi được thân người và bí quyết tu hành

Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là người bất chánh có tà kiến như người bất chánh? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người bất chánh có tà kiến như sau: “Không có bố thí, không có lễ hy sinh, không có tế tự, không có quả dị thục các nghiệp thiện ác, không có đời này, không có đời khác, không có cha, không có mẹ, không có loại hóa sanh. Ở đời, không có những vị Sa-môn, những vị Bà-la- môn chánh hướng, chánh hạnh đã tự mình chứng đạt với thượng trí đời này và đời khác, và truyền dạy lại”. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người bất chánh có tà kiến như người bất chánh.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người bất chánh bố thí như người bất chánh? Ở đây, này các Tỷ- kheo, người bất chánh bố thí một cách vô lễ, bố thí không phải tự tay, bố thí không có suy tư kỹ lưỡng, bố thí những vật không cần dùng, bố thí không nghĩ đến tương lai. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người bất chánh bố thí như người bất chánh.

Này các Tỷ-kheo, người bất chánh ấy, đầy đủ pháp bất chánh như vậy, giao du với người bất chánh như vậy, suy tư như người bất chánh như vậy, tư lường như người bất chánh như vậy, nói năng như người bất chánh như vậy, hành động như người bất chánh như vậy, có tà kiến như người bất chánh như vậy, bố thí như người bất chánh như vậy, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cảnh giới của những người bất chánh. Và này các Tỷ- kheo, thế nào là cảnh giới của những người bất chánh? Địa ngục hay là bàng sanh”. (2)

Lời Phật nhắc cho chúng ta bao nhiêu là phiền toái khổ não xảy ra chung quanh lối sống của người bất chánh. Từ quan điểm, nhận thức, suy tư, nói năng, hành động cho đến cách thái đối nhân xử thế, tất cả đều nói rõ đời sống bất ổn của người bất chánh. Do đâu mà con người tự để cho mình rơi vào lối sống bất chánh như vậy? Hẳn là có nhiều lý do có thể khiến cho một người bị tác động, bị lôi kéo theo chiều hướng tiêu cực xấu ác khi sống trong cuộc đời; chẳng hạn, giao du với bạn bè không tốt, thường xuyên phải làm việc trong môi trường không lành mạnh hoặc sống trong một xã hội mà cái giả nhiều hơn cái thật, cái xấu lấn lướt cái tốt… Tuy nhiên, theo quan niệm của đạo Phật thì môi trường chung quanh là lý do ngoại tại, chỉ đóng vai trò tác động, trợ duyên; nguyên nhân chính khiến cho con người rơi vào lối sống bất chánh chính là do người ấy đã tích tập các pháp bất chánh lâu ngày hay không biết nuôi dưỡng và phát huy các đức tính tốt đẹp của chính mình, nghĩa là không biết xây dựng lòng tin chân chính hướng thiện (bất tín), không biết xấu hổ và sợ hãi đối với thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác (vô tàm, vô quý), không biết lắng nghe và học tập điều hay lẽ phải (ít nghe), không cố gắng trau dồi đạo đức, tâm linh, trí tuệ (biếng nhác, không tinh tấn), không biết nhiếp phục và phát triển tâm thức (thất niệm), không biết phân biệt đâu là tốt xấu, đúng sai, lành dữ (liệt tuệ). Đây chính là lý do khiến con người tự mình rơi vào lối sống bất chánh hay bị lôi kéo theo lối sống bất chánh khi hiện hữu trên cuộc đời. Theo lời Phật, một người có đầy đủ các pháp bất chánh như vậy thì cuộc sống sẽ trở nên bất chánh, mọi ý nghĩ, lời nói và việc làm đều rơi vào bất chánh, chỉ đưa đến hại mình, hại người, gây phiền toái cho mình và gây phiền toái cho người. Chưa nói chi đến hậu quả bất hạnh mà người ấy phải lãnh thọ ở các đời sau, ngay trong đời sống hiện tại, người bất chánh phải gánh chịu nhiều tổn thất khổ não. Ngoài việc bị sanh vào các cảnh giới xấu ác như địa ngục hay bàng sanh sau khi thân hoại mạng chung, người bất chánh phải thường xuyên đối mặt với những tổn thất và phiền lụy trước mắt như tổn thất tài sản, thương tổn danh dự, tâm thái bất an, thường xuyên bị nghiệp lực ám ảnh làm cho mệt mỏi, tâm trí bị mê loạn khi thân hoại mạng chung…(3).

Nhận ra sự nguy hại của lối sống bất chánh và nỗ lực chuyển hóa bản thân thành người chân chánh thì không còn khổ đau, không còn gây nên phiền lụy khổ đau cho người khác và cho cuộc đời.

Nhận ra sự nguy hại của lối sống bất chánh và nỗ lực chuyển hóa bản thân thành người chân chánh thì không còn khổ đau, không còn gây nên phiền lụy khổ đau cho người khác và cho cuộc đời.

Từ bi vô chướng ngại, pháp lực bất tư nghì

Nhìn chung, Đức Phật nói đến các đặc điểm của người bất chánh và hậu quả khổ đau của người bất chánh để lưu nhắc mọi người về một lối sống tự làm cho mình trở nên bất hạnh khổ đau do thiếu hiểu biết sáng suốt. Người bất chánh sở dĩ phải chịu bất hạnh khổ đau ở đời này và đời sau bởi vì vị ấy tích tập đầy đủ các pháp bất chánh, không biết phát huy các phẩm chất tốt đẹp vốn có của mình. Vị ấy không biết tạo lập lòng tin, không biết nuôi dưỡng tâm tàm quý, ít nghe chánh pháp, biếng nhác, thất niệm, liệt tuệ. Nói cách khác, vị ấy là người thiếu hiểu biết về con đường chân chánh đưa đến hạnh phúc an lạc, không biết phát huy các tiềm năng giới đức, tâm đức, tuệ đức của chính mình. Chính do sự tích tập các pháp bất chánh hay do sự yếu kém về các phẩm chất tự nội như vậy nên người bất chánh tự để cho mình rơi vào lối sống bất chánh hay bị tác động và lôi kéo theo môi trường xấu ác chung quanh. Vị ấy thích giao du với những hạng người bất chánh, suy tư những việc bất chánh, tư lường những điều bất chánh, phát ngôn những lời bất chánh, thực hiện những việc bất chánh, chấp chặt các quan điểm bất chánh, bố thí với tâm tư bất chánh. Đây là lý do khiến cho người bất chánh tự mình rơi vào bất hạnh khổ đau, đồng thời gây nên nhiều phiền lụy khổ đau cho người khác.

Theo một nghĩa nào đó thì con người là một sinh loại dễ bị lây nhiễm bởi môi trường xấu ác chung quanh. Chính vì thế mà nỗ lực xây dựng một môi trường trong sạch và hiền thiện luôn luôn là trách nhiệm được đặt ra đối với mọi cá nhân, mọi tổ chức xã hội cũng như mọi chính phủ. Với quan niệm về tiềm năng giác ngộ có sẵn trong mỗi chúng sinh, đạo Phật xem con người là nhân tố chủ đạo trong việc tạo ra một môi trường sống trong sạch và hiền thiện. Theo đạo Phật, con người phải có đời sống trong sạch và hiền thiện thì mới xây dựng được môi sống trường trong sạch và hiền thiện. Do vậy, để tạo lập một môi trường sống trong sạch và hiền thiện, đạo Phật nhấn mạnh đến sự trong sạch và hiện thiện của con người, thể hiện qua nếp sống nỗ lực phát triển đạo đức, tâm linh và trí tuệ hay còn gọi là tu tập giới-định-tuệ. Nói cách khác, con người cần phải biết phát huy năng lực tự nội, nghĩa là phải biết xây dựng đức tin chân chính hướng thiện, phải biết nuôi dưỡng và phát huy sức mạnh tàm quý, phải chịu khó lắng nghe và học tập điều hay lẽ phải, phải cố gắng trau dồi đạo đức, tâm linh, trí tuệ, phải biết nhiếp phục và phát triển tâm thức, phải biết phân biệt đâu là tốt xấu, đúng sai, lành dữ thì mới có được đời sống trong sạch, thiện thiện và mới xây dựng được môi trường sống trong sạch và hiền thiện. Vì mgười mà biết phát huy các phẩm chất tự nội hay khéo tu tập giới-định-tuệ thì không còn tham-sân-si, có đời sống trong sáng và hiền thiện, tự mình không bị ô nhiễm đồng thời không gây ô nhiễm cho người khác. Đây chính là nền tảng của nếp sống nỗ lực làm trong sạch tự thân có tác dụng tạo nên sự trong sạch và hiền thiện của môi trường chung quanh mà đạo Phật muốn nhắm đến.

Xem ra thì con người không thể trông chờ hay đổ lỗi cho ai khác về lý do hạnh phúc hay bất hạnh của chính mình. Con người phải tự quyết định về cuộc sống của chính mình, phải sáng suốt nhận ra rằng không ai khác chính bản thân mình phải chịu trách nhiệm về lối sống chân chánh hoặc bất chánh của chính mình. Tự để cho mình rơi vào lối sống bất chánh hay trở thành người bất chánh thì khổ đau, đồng thời gây nên nhiều hệ lụy khổ đau cho người khác. Nhưng nhận ra sự nguy hại của lối sống bất chánh và nỗ lực chuyển hóa bản thân thành người chân chánh thì không còn khổ đau, không còn gây nên phiền lụy khổ đau cho người khác và cho cuộc đời. Đức Phật nói đến sự phiền toái của người bất chánh chính là để nhắc nhở và khuyến khích mọi người nỗ lực làm người chân chánh vậy.

Chú thích

1. Kinh Đa giới, Trung Bộ.

2. Tiểu kinh Mãn nguyệt, Trung Bộ.

3. Xem Kinh Hiền ngu, Trung Bộ; Kinh Ác giới, pháp giới, Tăng Chi Bộ.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tiếng chuông sớm

Góc nhìn Phật tử 13:25 15/11/2024

Bà Hà giật mình khi tiếng chuông chùa xóm dưới vọng lên. Không cần xem đồng hồ bà cũng biết là 3 giờ rưỡi sáng. Bà đã chờ cái thời khắc này lâu lắm rồi. 24 tiếng đồng hồ. Với một người nằm bất động trên giường như bà, đó là cả một quãng thời gian kéo dài vô tận...

Nói với Phật

Góc nhìn Phật tử 10:37 15/11/2024

Tôi đã từng là một người chạy theo tham vọng. Mỗi ngày, tôi vùi đầu vào công việc, luôn tin rằng hạnh phúc và thành công chỉ có thể đến từ tiền bạc và địa vị. Cuộc sống cứ trôi qua như một dòng chảy hối hả, không chờ đợi ai, và càng lao về phía trước, tôi lại càng thấy mình kiệt quệ.

Truyện ngắn: Điều hạnh phúc nhất

Góc nhìn Phật tử 13:50 14/11/2024

Bé Sony đã ngủ từ lâu. Nằm trên giường, môi con mím lại, chúm chím, trông đáng yêu vô cùng.

Mẹ là chính một kỳ quan

Góc nhìn Phật tử 16:30 13/11/2024

Mẹ là vằng vặc trăng rằm/ Cho con ánh sáng soi thềm bóng đêm/ Mẹ là điểm tựa trước đèn/ Cho con tỉnh giấc ngủ quên giữa đường...

Xem thêm