Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Chỗ tựa khi thầy thuốc gặp nạn

Quả thật trong cuộc sống chúng ta ai cũng tường khuyên nhủ ủi an người khác khi họ hữu sự, song đến khi chính mình “lâm trận” lại bó tay kiểu “chuyện người thì sáng, chuyện mình thì quáng”.

Bác sĩ Nguyễn Gia Khanh – Trưởng khoa Phục hồi chức năng bệnh viện Tâm Thần T.Ư II thân với tôi trong một tình huống hi hữu: vướng bệnh, do không có điều kiện tiếp cận dịch vụ điều trị có chất lượng tốt, vướng ở tuyến dưới nhiều năm với những chẩn đoán không chính xác, dẫn đến những hệ lụy bi hài do dung thuốc sai với số lượng nhiều và thời gian kéo dài, ám ảnh tâm lý, thậm chí không có nổi cuộc sống bình thường.

Đúng lúc đó, bác sĩ Gia Khanh có một bài viết sâu về một trường hợp do ngộ nhận trong chẩn đoán và điều trị mà bệnh nhân chịu đựng quá nhiều, không đáng. Bằng tình thương và trách nhiệm cao, những thầy thuốc tuyến trên đã sửa sai, nhanh chóng giúp bệnh nhân nọ trở lại cuộc sống. Những thầy thuốc ấy thậm chí còn dõi theo đời thường của bệnh nhân ấy suốt một thời gian dài để hỗ trợ khi cần, nhất là tư vấn, tâm lý trị liệu. Câu chuyện rất cảm động, nhất là trong bối cảnh thông tin xấu từ ngành y khá nhiều xoay quanh y đức. Tôi thấy bản thân mình trong câu chuyện ấy, và ngay lập tức gửi thư cho bác sĩ – tác giả bài viết.
Bác sĩ Nguyễn Gia Khanh bên bức tranh Lương tâm cắn rứt của BNTT L.V.T
Hồi âm. Một cánh thư tay viết rất đẹp của vị bác sĩ Trưởng khoa, gửi về. Trong đấy có tư vấn tận tình trên cơ sở những thông tin nhận được, và những lời an ủi chân thành. Rồi những cuộc điện thoại đi lại, dài lâu. Những thắc mắc, nhiều, vấn vít trong đầu, nói ra, được tư vấn đến nơi đến chốn, cứ như mớ chỉ rối được gỡ ra dần, sáng ra, nhẹ nhàng…Tôi đã quay trở lại cuộc sống, hành trang trở về có tình thân thiết đặc biệt với một lương y như từ mẫu tận phương xa. Rồi một chuyến đi, một bữa cơm trong không khí gia đình ấm cúng, thật xúc động.

Bao nhiêu năm vẫn giữa liên lạc, những cánh thư  và bức ảnh vẫn được nâng niu, những cuộc điện thoại thường xuyên vun đắp tình cảm vong niên giữa hai con người, có lòng biết ơn và thấu hiểu đong đầy. Cứ mong mỏi bác sĩ được phước báu cho nghiệp lành, vậy mà…

Một tai nạn. Người thầy thuốc già đã về hưu mấy năm trên đường đi bộ bị xe gắn máy tông, gãy chân! Nghe tin qua điện thoại mà thảng thốt, không muốn tin. Ân nhân nằm trong bệnh viện, đau đớn. Người ta bắt ốc vít vào chân, tuổi già phải chập chững dùng nạng gỗ! Đau lắm, càng hình dung càng đau.

Điện thoại thường hơn, mình giờ đóng vai ngược lại ngày trước, an ủi động viên người bác sĩ già đang vào vai bệnh nhân. Bác sĩ nói nhiều, duy có câu khiến mình ngẫm mãi: tôi đang nhớ lại mình đã từng khuyên nhủ bệnh nhân như thế nào, để áp dụng cho chính mình. Vâng, chỉ cần có thế đã đủ, mình nghĩ ngay. Bác sĩ ấy đã từng khuyên bệnh nhân rất rất nhiều, giúp nhiều người chiến thắng bệnh tật, quay lại cuộc sống, có mình trong ấy, vậy là những lời nói ấy có sức nặng, chưa chắc ai có lời khuyên tốt hơn. Và thực tế, người thầy thuốc già đang hồi phục dần…

Tôi thấy trong câu chuyện này một bài học thấm thía, sâu sắc. Quả thật trong cuộc sống chúng ta ai cũng tường khuyên nhủ ủi an người khác khi họ hữu sự, song đến khi chính mình “lâm trận” lại bó tay kiểu “chuyện người thì sáng, chuyện mình thì quáng”. Sao ta không học vị thầy thuốc ấy bài học giản dị: hãy nhớ trong hoàn cảnh như thế như thế, ta đã từng khuyên nhủ người khác như thế nào? Và chúng ta cần ý thức cao trong những lời khuyên có trách nhiệm và tình thương, như là cho chính bản thân mình, thương người như thế thương thân. Làm được như thế thật hay biết bao nhiêu…

Nguyễn Thành Công
-
Ghi chú:
Do không trực tiếp chụp ảnh vị thầy thuốc là nhân vật, xin được “đặc cách” gửi bài viết về bác sĩ Gia Khanh.
http://thethaovanhoa.vn/bong-da/chuyen-ve-nhung-nguoi-sua-chua-tam-hon-n20120223101010255.htm

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Tâm lìa tướng ngôn ngữ

Phật giáo thường thức 13:20 14/11/2024

Tâm, lìa tất cả tướng, lìa tướng văn tự, lìa tướng ngôn ngữ, lìa tất cả tướng của động tác (nhướng mày chớp mắt) và lìa tất cả tướng tâm duyên hư vọng. Tâm thể lìa tất cả tướng ấy, nói có cũng không đúng, nói không cũng sai luôn.

Cháo và trà

Phật giáo thường thức 10:24 14/11/2024

Thiền sư Triệu Châu rất chú trọng Phật giáo trong sinh hoạt, sư ở bất cứ nơi nào cũng thể hiện thiền phong trong cuộc sống sinh hoạt.

Tinh thần nhập thế của Phật giáo thời Trần

Phật giáo thường thức 09:30 14/11/2024

Phật giáo đời Trần thật xứng đáng với vai trò của hệ tư tưởng chủ đạo tích cực và đáp ứng nhu cầu cấp thiết của thời đại, phù hợp với truyền thống yêu nước, tạo nên một triều đại vàng son trong lịch sử nước nhà.

Thấy rõ sự thật về già bệnh để không quá buồn lo

Phật giáo thường thức 09:15 14/11/2024

Trải qua thời gian thân này bị già là sự thật tất yếu. Già suy thì bệnh tật phát sinh cũng là tất nhiên. Ai rồi cũng như vậy, mọi sự vật hiện tượng đều như thế. Vậy thì chấp nhận sẽ an yên hơn chạy trốn hay chối bỏ hoặc lo sầu.

Xem thêm