Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 26/11/2022, 08:35 AM

Chữ sanh trong Khổ đế

Không ai có thể từ bỏ cả cung vàng, điện ngọc, lầu son gác tía nhung lụa cả cuộc đời như Đức Thế Tôn. Tai sao lại phải từ chối cuộc sống với đầy đủ phương tiện, đầy đủ điều kiện thụ hưởng?

Audio

Sau khi chứng đắc, Đức Thế Tôn đã tuyên ngôn:

Thiên thượng thiên hạ

Duy ngã độc tôn

Nhứt thiết thế gian

Sanh, Lão,Bệnh, Tử

Ngài bắt đầu con đường thuyết pháp về tứ diệu đế: KHỔ,TẬP, DIỆT, ĐẠO, trong đó khổ đế, nỗi khổ mà con người vô minh ngặp chìm trong luân hồi phải gánh chịu đời này sang đời khác. Dù sang hay hèn, dù giàu hay nghèo, dù mỗi người là một hoàn cảnh cuối cùng đều cảm thấy phiền não, triền phược, lo âu... Chúng ta quá quen lối diễn dịch về chữ SANH, về nỗi khổ khi bắt đầu tái sinh trong bào thai. Thai nhi lớn lên trong tù túng, chật chội, ngột ngạt, chòi đạp, trổi quãy, mong ngày lọt lòng. Thai nhi đã khổ. Người mẹ còn khổ hơn. Ôi khổ sở nhường nào để được chào đời, người mẹ banh da xẻ thịt và thai nhi bắt đầu cất lên tiếng khóc. Cuộc đời bắt đầu như thế, không khổ sao được. Đó là nỗi khổ thứ nhất. Những nỗi khổ kế tiếp GIÀ, BỆNH và CHẾT.

Tuổi già, lưng còm gối mõi, không chỉ hom hem, bệnh tật, nỗi đau tự thân trước sự chịu đựng hàng ngày hàng giờ mà còn ở sự đối đãi của xung quanh, sự cô đơn. Đôi khi sự bạc đãi, sự bỏ rơi của con cháu. Và cuối cùng là cái chết. Nhưng cái chết đau đớn của bệnh tật nhiều năm, nhiều tháng trên giường bệnh. Phúc phần cho những người có con cháu hiếu nghĩa lo toan. Nhưng dù thế vẫn một mình chịu đựng sự đau đớn kéo dài của bệnh tật. Không ai chia xẻ được.

Nỗi khổ của GIÀ, BỆNH, CHẾT đó là những chân lý không thể chối cãi. Nhưng đọc kỹ Kinh Thánh cầu thì chữ SANH không như cách hiểu đang trở thành phổ biến, quen thuộc hiện nay.  

“...Này các Tỷ-kheo, có hai loại tầm cầu: THÁNH CẦU và PHI THÁNH CẦU. Chư Tỷ-kheo, thế nào là phi Thánh cầu? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tự mình bị sanh lại tầm cầu cái bị sanh, tự mình bị già lại tìm cầu cái bị già, tự mình bị bệnh... tự mình bị chết... tự mình bị sầu... tự mình bị ô nhiễm lại tầm cầu cái bị ô nhiễm.”

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

“Này các Tỷ-kheo, cái gì theo các Người gọi là bị sanh? Này các Tỷ-kheo, vợ con là bị sanh; đầy tớ nam, đầy tớ nữ là bị sanh; dê và cừu là bị sanh; gà và heo là bị sanh; voi, bò, ngựa đực, ngựa cái là bị sanh; vàng và bạc là bị sanh.”

Cái gì theo các Người gọi là bị già?...

Cái gì theo các Người gọi là bị bệnh?...

Cái gì các Người nói là bị chết?...

Để nói đến cái bị sanh, bị già, bị bệnh, bị chết Đức thế Tôn đều nhắc lại sự giàu sang, kẻ hầu người hạ, phục dịch, nô bộc. Toàn bộ vợ con người thân, tình cảm ái kiết sử. Toàn bộ trang trại thái ấp gà heo, bò,ngựa...đó là những dính mắc của con người với thế giới ngập tràn dục lạc. Và cũng chính con người đang bị sanh đó cho rằng cuộc sống thật đáng sống, thật đầy khoái cảm đầy niềm vui. Từ hành trình dục lạc đầy  những sanh y lại tiếp tục đem đến cái sự già cỗi, khổ sở , đem đến bệnh tật , đem đến cái chết khổ sở đau đớn trên giường bệnh.

Không ai có thể từ bỏ cả cung vàng, điện ngọc, lầu son gác tía nhung lụa cả cuộc đời như Đức Thế Tôn. Tai sao lại phải từ chối cuộc sống với đầy đủ phương tiện, đầy đủ điều kiện thụ hưởng??? Tại sao lại phải lập dị thế????

Dục vọng luôn tăng trưởng tỉ lệ thuận với vật chất. Và khi ấy mọi người luôn nghĩ rằng tất cả là... thực có. Vì thế luôn thủ giữ, lo lắng lúc nào đó sẽ mất đi. Và cái cảm giác sợ hãi về sự “mất mát” mạnh hơn rất nhiều so với cái “có được” dù cùng một giá trị. Những đại gia thử nghiệm lại xem có đúng thế không. Tìm được thêm một tỷ, chắc cũng không quá mừng rỡ, nhưng nếu mất đi một tỷ chắc sẽ lộn gan lộn ruột.

Chính vì vậy mà Phật dạy về Thập nhị nhân duyên con đường bắt đầu từ vô minh-hành-thức-danh sắc-lục nhập-xúc-thọ-ái-hữu-thủ-sanh-lão tử. 12 mắt xích trói buộc con người  trong dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu. Chìm đắm trong ấy, con người chịu sự trói buộc chặt hơn giữa bầy đàn bằng “hiệu ứng con cua”. Bạn đổ ra một thau cua gần đầy mà xem, chúng lóp ngóp cố bò ra ngoài để thoát thân, nhưng chẳng con nào có thể ngoi lên được vì những con khác luôn lôi xuống. Bằng mọi lý lẽ ràng buộc, bằng tình cảm thân thuộc, bằng tập khí bầy đàn yếu đuối, nhỏ nhen. Họ dìm chết nhau để rồi than khóc, để rồi mủi lòng, để rồi thương hại...Vì vậy, thoát ra khỏi sự trói buộc đó không dễ. Người thoát ra được tức đã vượt thoát, buông xuống tất cả những dính mắc trói buộc với bệnh tật, đau yếu

Tại sao bị già lại tầm cầu cái bị già? Bị bệnh lại tầm cầu cái bị bệnh? Giữ cho thân, tâm có được sự an lành, vượt thoát bệnh tật, từ đó Đức Thế Tôn mới tu tập, tìm ra được con đường đi đến an tịnh đạo lộ, vô thượng tối thắng, giải thoát hoàn toàn khỏi bốn cái khổ của kiếp người. Chẳng ai có thể tu tập được khi mà thân tâm bệnh tật, đau yếu. Bệnh tật cũng chính là lậu hoặc. Lậu hoặc như một thứ từ tính nam châm hút lấy lậu hoặc và bệnh càng thêm bệnh. Bệnh tật là ác pháp. Chẳng có người bệnh nào mà tâm hồn trắng bạch như vỏ ốc, phóng khoáng tựa hư không bao giờ, rộng rải, yêu thương, bao dung , độ lượng, yêu đời, yêu người bao giờ... Bệnh nặng lại càng nặng. Trầm kha lại trầm kha. Vì vậy mà bị già lại tầm cầu cái bị già? Bị bệnh lại tầm cầu cái bị bệnh?. Nếu bạn hiểu đúng, thọ trì đúng chỉ bài kinh thánh cầu cũng đủ để chứng nghiệm, giải thoát khỏi nỗi khổ của kiếp người.

Đây cũng chính là câu hỏi mà tôi đã đặt ra ở bài viết trước: Tại sao người tu vẫn bị bệnh? Vẫn đến bác sĩ? Tu cũng có nhiều hạng, tu sai và tu đúng.

Nếu bạn mang tinh thần thánh cầu (cầu trở thành bậc thánh) thì bị sanh sẽ tầm cầu cái không sanh, bị già sẽ tầm cầu cái không già, bị bệnh tầm cầu cái không bênh, bị chết tầm cầu cái không chết. Tất cả đều bắt đầu bằng dứt bỏ sanh y, lìa xa đời sống dục lạc, ly dục, ly tham sống đời ba y một bát, không nhà cửa, vợ con, dê và cừu, bò và ngựa, đầy tớ nam đầy tớ nữ...Dứt bỏ sanh y là buông xuống những gánh nặng ác pháp, buộc chặt mọi người với vòng lẩn quẩn của khổ đế. Thực hành thánh cầu tức bạn đã hoàn thành lời dạy: Chư ác mạc tác/Chúng thiện phụng hành/Tự tịnh kỳ ý/Thị chư Phật giáo.

Để thắng giải, miên mật, vượt thoát bệnh tật thì GIỚI đầu tiên mà Đức Thế Tôn thực hiện đó là việc chay tịnh. Ăn ngày một bữa. Hiện tại, chúng ta cũng có nhiều sai lầm khi qui chiếu việc thực hành chay tịnh như một giới đức, giới hạnh. Nhiều người ăn chay lại đến mức sợ người ăn mặn nhúng đũa vào như là “sợ lây nhiễm vi rút”. Ăn chay: đó là giới hạnh của người tu sĩ. Thực hiện giới hành này hành giả mới giải quyết hết bệnh tật, lậu hoặc trên thân, trên tâm cùng lúc câu hữu với Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần. Nếu bạn thấy rối rắm, thì không cần nhớ quá nhiều. Chỉ cần thực hiện: 1/Tiết độ ăn uống, 2/ Phòng hộ các căn, 3/ Chú tâm tỉnh giác. Có thể chúng ta sẽ trở lại vấn đề này vào dịp khác 

Dứt bỏ sanh y là bạn đã chặt đứt mắc xích trong 12 nhân duyên. Chính vì vậy chữ SANH trong bốn nỗi khổ khi bị hiểu sai theo sự tưởng giải làm lệch đi  hướng thọ trì, làm sai lêch con đường của Đạo Phật chân chính.    

*Bài dự thi trên được gửi từ Phật tử Nguyễn Công Dinh, địa chỉ: 137/21 Lê Hồng Phong tổ 49 Khu 5 Phú Lợi -TDM Bình Dương.

Bài tham gia cuộc thi viết “Đạo Phật trong trái tim tôi” do Ban TT-TT TW & Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam phát động. Đạo hữu, Phật tử hoan hỉ gửi bài viết dự thi về email: info@phatgiao.org.vn.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Phật về

Đạo Phật trong trái tim tôi 07:03 14/05/2024

Bồ-tát Siddhartha thị hiện trên cuộc đời cho chúng ta thấy rõ lẽ thật sống, hòa hợp thuận theo tự nhiên thì chúng ta sẽ có hạnh phúc.

Người đàn bà xa lạ và hành động "cảm thông thiên ức Phật"

Đạo Phật trong trái tim tôi 09:41 09/05/2024

Sáng nay, trên đường đi làm ngang qua ngôi chùa cổ tôi thấy một người đứng chắp tay lễ Phật trước cổng chùa đóng kín, trong không gian vắng vẻ, trong lành, rợp bóng cây xanh và hơi nước ẩm ướt của trận mưa đêm, thấy bình an đến lạ.

Thư gửi Thế Tôn: “Dù thế nào, con vẫn vững bước đi trên đường này”

Đạo Phật trong trái tim tôi 16:16 28/04/2024

Con biết là “một cánh hoa đào rơi không làm cho sự có mặt của cây hoa đào suy giảm”, “sự biểu hiện hay ẩn tàng của hình tướng con sóng không làm suy giảm sự có mặt của đại dương”.

Xem thêm