Chữ Tâm trong truyện Kiều

Một chữ “Tâm” xuyên suốt đông tây, quán triệt cổ kim, sau trước. Thế nên, tâm không thì trời đất thênh thang, thơ thới; tâm hữu thì nước non khúc khuỷu, gập ghềnh. Chỉ với một cái “Tâm” bao trùm sum la vạn tượng ấy, chúng sanh có ra vô số nghiệp thức hiện hành.

Đọc thơ chữ Hán của Nguyễn Du, hẳn nhiều người ngạc nhiên khi một môn sinh xuất sắc nơi “cửa Khổng sân Trình” viết:

Mãn cảnh giai không hà hữu tướng,

Thử tâm thường định bất ly thiền. [7, 175]

Tạm dịch: Khắp cảnh đều không đâu có tướng

Tâm nầy thường định chính là Thiền.

hay:

Nhân liễu thử tâm nhân tự độ

Linh Sơn chỉ tại nhữ tâm đầu. [7, 538]

Tạm Dịch: Người liễu ngộ được tâm này thì người tự độ thoát,

Linh sơn chỉ tại tâm người mà thôi.

Từ ngạc nhiên đi đến thú vị và chợt nhận ra rằng, Tố Như Tử không chỉ là nhà Nho uyên bác mà còn là người am hiểu Phật học sâu sắc, gần như sở ngộ. Có thể Nguyễn tiên sinh chưa bao giờ là Phật tử, nhưng có hề chi! Sự am hiểu Phật lý ấy thật dễ hiểu như nhà thơ thú nhận “Ngã độc Kim cương thiên biến linh” [7, 536]. Người đã đọc kinh Kim cương hơn nghìn lần thì ắt hẳn chẳng phải là vô tình, thờ ơ mà phải là người chú tâm nghiên cứu tìm hiểu. Thế nên, một chữ “Tâm” đầy sở ngộ này của Nguyễn tiên sinh, ta sẽ không thấy lạ khi nó lại xuất hiện ở tác phẩm “Đoạn trường tân thanh” của ông.

Một chữ “Tâm” giàu tính triết lý mà Nguyễn tiên sinh thâm nhập từ hệ thống triết học “Tánh Không” của Kim Cang Bát Nhã, nhà thơ đã vận dụng triệt để vào tác phẩm của mình một cách thật tài tình.

Một chữ “Tâm” giàu tính triết lý mà Nguyễn tiên sinh thâm nhập từ hệ thống triết học “Tánh Không” của Kim Cang Bát Nhã, nhà thơ đã vận dụng triệt để vào tác phẩm của mình một cách thật tài tình.

Nếu như truyện Kiều mở đầu bằng cách mở ra một viễn cảnh đầy Vô thường biến động và khổ đau, một cuộc “Bể dâu” được giới hạn bởi “Trăm năm trong cõi người ta”, thì ở phần kết, Nguyễn tiên sinh hạ bút:

Có tài mà cậy chi tài,

Chữ tài liền với chữ tai một vần.

Đã mang lấy nghiệp vào thân,

Cũng đành trách lẫn trời gần trời xa.

Thiện căn ở tại lòng ta,

Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ tài.

[TK câu 3247 –3252]

Như thế, sự mở đầu là “Tài – Mệnh” nhưng kết thúc là “ Tài – Nghiệp”. Tư tưởng chủ đạo của Nguyễn Du đã rõ: dùng chữ “Tâm” đối lại với chữ “Tài” và bù đắp cho “Tài”. Tư tưởng này đã có dụng ý ngay từ trong toàn bộ bố cục tác phẩm. Một chữ “Tâm” – trong truyền thống Thiền học Phật Giáo – mà Nguyễn tiên sinh đã thấm đượm, nằm lòng. Chính chữ “Tâm” này đã sửa thuyết “Tài Mệnh tương đố” của Nho giáo, đã gạt đi những “Thần cơ huyền toán” của Lão giáo trong tư tưởng truyện Kiều và nói lên nhân sinh quan của Tố Như Tử.

Đạo Phật chủ trương “Nhất thiết duy tâm tạo”, tất cả đều do một chữ “Tâm” mà ra. Kinh Pháp cú dạy:

Tâm dẫn đầu các pháp,

Tâm là chủ, tâm tạo;

Nếu với tâm ô nhiễm,

Nói năng hay hành động,

Khổ não bước theo sau,

Như xe, chân vật kéo. [2, 11]

Một chữ “Tâm” xuyên suốt đông tây, quán triệt cổ kim, sau trước. Thế nên, tâm không thì trời đất thênh thang, thơ thới; tâm hữu thì nước non khúc khuỷu, gập ghềnh. Chỉ với một cái “Tâm” bao trùm sum la vạn tượng ấy, chúng sanh có ra vô số nghiệp thức hiện hành.

Tâm hồn mẫn cảm của Thúy Kiều là biểu hiện rõ nét cho một chữ “Tâm” trong triết lý Phật giáo như thế. Một buổi đi chơi gặp mộ Đạm Tiên, nghe sơ qua tiểu sử cuộc đời cô kỹ nữ xa lạ, Kiều liên tưởng đến mình:

Nỗi niềm tưởng đến mà đau,

Thấy người nằm đó biết sau thế nào?

[TK câu 109 – 110]

Kiều có niềm tin “chết người” rằng những người tài hoa, xinh đẹp như nàng đều “bạc mệnh”, “đoạn trường” và cuộc đời nàng rồi đây sẽ là một “bản sao” của Đạm Tiên không khác, trong khi Thúy Vân rất bình thản:

Vân rằng: “chị cũng nực cười,

Khéo dư nước mắt khóc người đời xưa!”

[TK câu 105-106]

còn Vương Quan thì lo sợ:

Quan rằng: “chị nói hay sao,

Một lời là một vận vào khó nghe.”

[TK câu 111-112]

Trong tâm thức Kiều đã ngầm chứa những hạt giống khổ đau, bạc mệnh. Thành ra “Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”, Kiều cảm nhận điều mà Thúy Vân, Vương Quan không hay, không biết. Chính cái tâm thức đầy đảo điên, mộng mị này của Kiều đã đưa nàng vào chốn đoạn trường trước hết.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Thuyết nhân quả nghiệp báo của đạo Phật trong truyện Kiều

Hãy nghe những lần Kiều đánh đàn: Cũng ngón đàn ấy, cung bậc ấy và con người ấy mà, Kiều đàn lần đầu tiên khi gặp Kim Trọng:

Ngọn đèn khi tỏ khi mờ,

Khiến người ngồi đó cũng ngơ ngẩn sầu.

Khi tựa gối khi cuối đầu,

Khi vò chín khúc, khi chau đôi mày.

Rằng “hay thì thực là hay,

Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào!”

[TK câu 485-488]

Kiều đàn hầu tiệc rượu cho vợ chồng Thúc Sinh:

Bốn dây như khóc như than,

Khiến người trên tiệc cũng tan nát lòng!

[TK câu 1853-1854]

rồi trong đau khổ, tuyệt vọng tận cùng, Kiều bị bắt đàn hầu tiệc mừng công của Hồ Tôn Hiến:

Một cung gió thảm, mưa sầu,

Bốn dây nhỏ máu trên đầu ngón tay.

Ve ngâm, vượn hót nào tày,

Lọt tai Hồ cũng nhăn mày rơi châu.

[TK câu 2569-2572]

Tiếng đàn của Kiều không còn là tiếng đàn nữa mà là tiếng lòng thổn thức từ Kiều thốt ra. Trong trạng thái tận cùng của sự đau khổ, tuyệt vọng, Kiều dồn hết tâm trạng vào dây đàn và “tiếng lòng” ấy rung lên, đủ sức làm “tan nát lòng” Thúc Sinh, làm “nhăn mày rơi châu” một người như Hồ Tôn Hiến!

Nghe tiếng đàn sau cùng trong cuộc đời Kiều, ta cảm nhận thêm được vai trò của tâm thức quan trọng như thế nào trong cuộc sống mỗi một con người. Sau mười lăm năm lưu lạc, chịu biết bao tủi nhục, đọa đày, Kiều tái hợp gia đình trong niềm vui khôn tả. Trong đêm hội ngộ người tình xưa, Kiều lại đàn và lần này thì:

Trong sao châu nhỏ duềnh quyên,

Ấm sao hạt ngọc Lam Điền mới đông!

[TK câu 3203-3204]

Kim Trọng nghe và cảm nhận được tất cả qua tiếng đàn của Kiều và chàng ngạc nhiên:

Chàng rằng: “Phổ ấy tay nào,

Xưa sao sầu thảm, nay sao vui vầy?”

[TK câu 3207-3208]

Trong quan niệm xưa cho rằng: chính tiếng đàn đã góp phần đưa Kiều vào chốn đoạn trường. Kiều cũng có niềm tin như thế, như nàng thú nhận:

Nàng rằng: “vì chút nghề chơi,

Đoạn trường tiếng ấy hại người bấy lâu.”

[TK câu 3211-3212]

Kỳ thực không phải vậy! Đúng hơn là một sự ngược lại. Tâm thức Kiều luôn bị ám ảnh bởi hai chữ “đoạn trường” tai hại nên mọi suy nghĩ, hành động của nàng đều tập trung “vận” vào hai chữ ấy mà không thể thoát ra được. Đó là cách nhìn của Duy thức học Phật giáo mà nhà thơ họ Nguyễn chắc đã am tường chăng? Nỗi “tự kỷ ám thị” hết sức tai hại như thế đã theo nàng từ ngày còn bé thơ, bắt đầu từ lời một ông thầy bói vu vơ nào đấy:

Nhớ từ năm hãy thơ ngây,

Có người tướng sĩ đoán ngay một lời.

Anh hoa phát tiết ra ngoài,

Nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa.

[TK câu 413-416]

Thêm vào đó là bóng ma ám ảnh của Đạm Tiên. Đạm Tiên đã theo sát Kiều trên mọi nẻo đường của cuộc đời nàng khi sống cũng như khi sắp chết. Đọc truyện Kiều hẳn ai cũng thấy như vậy! Nhưng đúng hơn, phải nói là Kiều gặp Đạm Tiên, “nhận” làm tri kỷ, tri âm rồi từ đó Kiều luôn “dắt” Đạm Tiên theo bên mình. Trong tâm thức, Kiều không thể nghĩ và không thể tin rằng mình sẽ sống khác Đạm Tiên và “cãi lời” thầy bói được. Cái nghiệp thức tai hại mà Kiều tạo ra cho mình là thế, nên:

Vậy nên những chốn thong dong,

Ở không yên ổn, ngồi không vững vàng.

Ma đưa lối, quỷ dẫn đường,

Lại tìm những chốn đoạn trường mà đi.

[TK câu 2663-2666]

Nguyễn Du còn tỏ ra là bậc thầy về Duy thức học Phật giáo khi ông viết những vần thơ như:

Sầu đong càng lắc càng đầy,

Ba thu dọn lại một ngày dài ghê.

[TK câu 247-248]

hay:

Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu,

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.

[TK câu 1243-1244]

Đạo Phật chủ trương “Nhất thiết duy tâm tạo”, tất cả đều do một chữ “Tâm” mà ra.

Đạo Phật chủ trương “Nhất thiết duy tâm tạo”, tất cả đều do một chữ “Tâm” mà ra.

Ý nghĩa chữ "Khổ" của đạo Phật thể hiện trong truyện Kiều

Một chữ “Tâm” giàu tính triết lý mà Nguyễn tiên sinh thâm nhập từ hệ thống triết học “Tánh Không” của Kim Cang Bát Nhã, nhà thơ đã vận dụng triệt để vào tác phẩm của mình một cách thật tài tình. Chỉ với ai đọc Kiều với tất cả chiều sâu tâm thức mới nhận ra. Chẳng trách gì khi những môn đồ trung kiên của Nho gia chỉ trích nhà thơ khi ông viết:

Như nàng lấy Hiếu làm trinh,

Bụi nào cho đục được mình ấy vay?

[TK câu 3119-3120]

Trong khi Nho giáo quan niệm phụ nữ như một thứ bậc phụ trong xã hội, sinh ra và lớn lên chỉ để suốt đời nương tựa vào người đàn ông, trở thành một thứ trang sức, thậm chí là món đồ chơi cao cấp và cầu kỳ của người đàn ông. Với quan niệm khắt nghiệt và bất công đó, chữ Trinh của người phụ nữ được đặt ở vị trí hàng đầu trong đánh giá nhân cách và tư cách của họ mà thật sự ra, đó chỉ là một hình thức khác của lòng tham lam và bất công, chỉ muốn chiếm hữu và độc quyền đối với người phụ nữ. Trong xã hội mà quan niệm như thế còn thống trị, thì hai câu thơ trên đã thể hiên sự tiến bộ và phóng khoáng không ngờ trong nhận thức tư tưởng của nhà thơ.

Nguyễn Du thực tế cũng là một nhà Nho chính hiệu, nên những quan niệm bảo thủ về một chữ trinh như vậy không xa lạ gì với ông. Có ý kiến cho rằng nhà thơ viết như thế là xuất phát từ lòng thương yêu của nhà thơ đối với Kiều và đó là tư tưởng nhân đạo của tác phẩm. Đành vậy, nhưng theo người viết còn có một lý do nữa ít được đề cập đến. Đó là, Nguyễn tiên sinh đã vận dụng tinh thần vô ngã, thái độ vô chấp của thiền học trong đánh giá vấn đề. Chữ trinh hay sự trong sạch chỉ có ý nghĩa tương đối về mặt hình thức còn thật sự tâm mới là chủ thể tạo tác, làm nên một nhân cách sạch hay nhơ. Kiều không vì ham muốn dục vọng để thất trinh tiết mà đó là một sự hy sinh. Ta có thể nói như Đạo Phật: đó là một đại nguyện của Kiều. Hiểu như thế, ta càng thấy Nguyễn Du vĩ đại trong tư tưởng và độ lượng với cuộc đời.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Kinh Nhất Thừa là gì?

Phật giáo thường thức 15:45 22/12/2024

Pháp môn nào có thể chứng đắc Phật quả rốt ráo trong một đời sẽ gọi là Nhất Thừa, pháp môn ấy cũng là pháp môn Nhất Thừa, kinh ấy cũng là kinh Nhất Thừa.

Cõi đời phiền não hay là mình phiền não cõi đời?

Phật giáo thường thức 15:12 22/12/2024

Nên biết tất cả sự trói buộc gốc từ mình mà ra, nên bỏ cũng từ mình chớ không phải ở bên ngoài. Cho nên Phật bảo “buông” là buông cảnh, đừng dính với nó. Ta cứ đổ thừa cảnh dính mình, không ngờ mình dính cảnh.

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Phật giáo thường thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Nguyên lý của đời sống giác ngộ

Phật giáo thường thức 09:12 22/12/2024

Hôm nay Thầy nhắc lại một số nét chính yếu để các con nắm vững nguyên lý đời sống giác ngộ.

Xem thêm