Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 18/02/2018, 09:11 AM

Chùa Chánh Huệ, Bạc Liêu ngày Tết Mậu Tuất

Nhà tôi sống từ năm 1972, qua chiếc cầu vắt ngang kênh đào, "đụng" quốc lộ 1, men theo đấy chừng 500- 600 thước, cận kề khu hành chính thị xã Giá Rai, vào một ngõ vắng mang tên dân gian "đường Phù Sa", cạnh trung tâm thể thao Trường Phú, Chùa Chánh Huệ hiện ra với tấm biển màu xanh.

Kiến trúc không lớn, cảnh trí không lạ, một bề lối mòn nhỏ xíu hun hút sâu, tựa vào đồng nước mặn phía sau, chiếc ao thành khu đệm gián cách đất chùa với bên ngoài, một thánh tượng Quan Âm lộ thiên và Tam bảo đơn sơ bên trong, hết.

Tôi có nhân duyên "lòng vòng": Bạn là trưởng ban hộ tự Chùa Long Phước bên huyện Đông Hải (Gành Hào) tổ chức chuyến hành hương về Thường Chiếu - Long Thành - Đồng Nai, và trong chuyến đi ấy, tôi hân hạnh đảnh lễ Sư cô Thích nữ Diệu Lý - trú trì chùa Chánh Huệ, đồng hành cả chuyến đi và về.
 Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Chánh Huệ tự nép mình trong ngõ vắng, có vẻ ít khách hành hương và chính tôi cũng lễ chùa có mấy lần. Nhưng sáng nay, mùng 2 Tết Mậu Tuất, vừa hoàn thành bài tập thể dục buổi sáng nơi công viên trong khu hành chính, đạp xe lối tắt và bắt gặp đoàn khách hành hương rất đông, "chưa từng thấy" - tôi tự nói, kín đường Phù Sa, chầm chậm vào chùa Chánh Huệ. 

Mùa xuân, một cái gì đấy nhen lên đẹp đẽ thánh thiện trong lòng. "Chúng tôi từ thành phố, đi từ thiện", ai đấy trong đoàn khách hành hương nói nhẹ. "Thành phố", dưới này hiểu là Sài Gòn. Những đoàn từ thiện bắt gặp thường xuyên đổ về từ trên ấy mang tấm lòng thơm thảo của bà con về vùng nghèo, chia sẻ đùm bọc.

Những chiếc xe mang biển số Tp.HCM với băng rôn và cờ Phật giáo làm biểu tượng trên kính, luôn gieo vào lòng chúng tôi một tình cảm nhẹ nhàng ấm áp.

Tết. Bà con hành hương, đi từ thiện, cả một đoàn xe đậu ngoài đầu ngõ, chuyện lành đầu năm. Đảnh lễ Tam bảo, nghe kinh, phát tâm mở lòng lá lành đùm lá rách cho đồng bào phật tử nghèo niềm vui ngày Tết.

Chánh Huệ, "Chùa nghèo" (cách nói mạo muội riêng tôi, vì chùa thì giàu nghèo chi?), đón khách, hân hoan khởi đầu năm Mậu Tuất.

Một niềm an lạc...

Bạc Liêu, 17/02/2018

Nguyễn Thành Công
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Về Bình Thuận, viếng thăm ngôi chùa trên núi Tà Cú

Chùa Việt 14:40 23/04/2024

Nằm trên núi Tà Cú, chùa Linh Sơn Trường Thọ thu hút du khách bởi không gian thanh tịnh, khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ.

Một vài đặc điểm kiến trúc của ngôi chùa Việt

Chùa Việt 10:25 16/04/2024

Ngôi chùa được xem là bảo tàng nghệ thuật, là nơi lưu giữ nhiều di sản Phật giáo có giá trị. Bản thân kiến trúc chùa còn chuyển tải nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa và tôn giáo.

Ngôi chùa cổ nằm chênh vênh trên vách núi hơn 500 năm

Chùa Việt 08:30 15/04/2024

Tương truyền, chùa Vô Vi được khởi dựng từ thời Đinh (thế kỷ X), sau nhiều biến cố của lịch sử, chùa được dời lên vách núi như ngày nay đã hơn 500 năm.

Hàng cây cổ thụ độc nhất vô nhị dẫn lối vào ngôi chùa màu hồng hơn 400 năm tuổi

Chùa Việt 07:45 14/04/2024

Chùa Hàng Còng, ngôi chùa duy nhất trong tỉnh An Giang có hàng cây còng cổ thụ nối dài từ cổng vào đến bên trong khuôn viên với bề dày lịch sử hàng trăm năm.

Xem thêm