Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 15/04/2024, 08:30 AM

Ngôi chùa cổ nằm chênh vênh trên vách núi hơn 500 năm

Tương truyền, chùa Vô Vi được khởi dựng từ thời Đinh (thế kỷ X), sau nhiều biến cố của lịch sử, chùa được dời lên vách núi như ngày nay đã hơn 500 năm.

Chùa chính chỉ rộng hơn 10m2 với các kết cấu chủ yếu làm bằng đá và gỗ 'trơ gan cùng tuế nguyệt' suốt nhiều thế kỷ qua.

Chùa chính chỉ rộng hơn 10m2 với các kết cấu chủ yếu làm bằng đá và gỗ "trơ gan cùng tuế nguyệt" suốt nhiều thế kỷ qua.

Cách trung tâm TP Hà Nội khoảng 20km, chùa Vô Vi nằm trên núi Vô Vi thuộc địa phận thôn Long Châu, xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ.

Ngọn núi đá Vô Vi nhỏ nằm tách biệt khỏi dãy núi Tử Trầm - còn gọi là núi Con Rồng; chùa Vô Vi được ví như viên ngọc, nằm chênh vênh giữa đất trời qua bao thế kỷ.

Cổng chính của chùa có ghi 3 chữ Hán là 'Vô Vi Tự' cùng với hơn 100 bậc đá để lên Nhà thờ Tổ, Nhà thờ Mẫu, gian chùa chính cùng với vách đá treo chuông.

Cổng chính của chùa có ghi 3 chữ Hán là "Vô Vi Tự" cùng với hơn 100 bậc đá để lên Nhà thờ Tổ, Nhà thờ Mẫu, gian chùa chính cùng với vách đá treo chuông.

Tương truyền, Vô Vi là ngôi chùa cổ được xây dựng từ năm 968.

Thời Tiền Lê, chùa xây dựng ở chân núi Trạo có tên là Phúc Trù tự.

Đến thời nhà Trần, chùa được xây ở lưng núi gọi là Trai Tinh tự.

Thời Hậu Lê, niên hiệu Hồng Thuận thứ 6 (tức năm 1514) chùa dời lên gần đỉnh núi như ngày nay, đổi lại tên cũ là Vô Vi tự.

Chùa Vô Vi gắn liền với vị tướng Trần Văn Tăng, người xuất gia từ nhỏ. Sau khi chiến đấu dẹp thù trong giặc ngoài, ông lên núi Vô Vi dựng chùa ở ẩn. Là người thấm nhuần tư tưởng đạo Lão, ông đặt tên chùa là Vô Vi với tinh thần được biểu hiện trong bài thơ "Trùng phỏng Vô Vi tự" do chính ông sáng tác và khắc trên đá.

Bài thơ 'Trùng phỏng Vô Vi tự' do đạo sĩ Trần Văn Tăng sáng tác và khắc trên vách đá của chùa.

Bài thơ "Trùng phỏng Vô Vi tự" do đạo sĩ Trần Văn Tăng sáng tác và khắc trên vách đá của chùa.

05
Do diện tích nhỏ nên Chùa chỉ gồm gian Tam bảo với các bức tượng Phật với hình dáng không quá lớn. Mái ngói cũng đã phủ bóng của thời gian.

Do diện tích nhỏ nên Chùa chỉ gồm gian Tam bảo với các bức tượng Phật với hình dáng không quá lớn. Mái ngói cũng đã phủ bóng của thời gian.

Bao quanh Chùa Vô Vi là những cây hoa Đại có tuổi đời hàng trăm năm.

Bao quanh Chùa Vô Vi là những cây hoa Đại có tuổi đời hàng trăm năm.

Nằm sát bên hông chùa chính là Lầu Nghinh Phong với 16 cột đá lớn nhỏ. Trên chóp mái có hình tượng âm dương Lạc Việt bên trong vòng bát quái. Do thời gian, có một số chi tiết gỗ ở trụ đá áp mái đã bị hư hỏng.

Nằm sát bên hông chùa chính là Lầu Nghinh Phong với 16 cột đá lớn nhỏ. Trên chóp mái có hình tượng âm dương Lạc Việt bên trong vòng bát quái. Do thời gian, có một số chi tiết gỗ ở trụ đá áp mái đã bị hư hỏng.

Màu rêu phong của thời gian đã nhuốm lên từng viên ngói lợp của chùa.

Màu rêu phong của thời gian đã nhuốm lên từng viên ngói lợp của chùa.

Men theo vách núi là vị trí treo quả chuông bằng đồng được đúc vào năm 1814.

Men theo vách núi là vị trí treo quả chuông bằng đồng được đúc vào năm 1814.

Ngay cạnh đó là một tấm bia đá có ghi thông tin về lịch sử ngôi chùa, rất tiếc đã bị một số người thiếu ý thức vẽ, thậm chí khắc chìm vào đá như hiện tại.

Ngay cạnh đó là một tấm bia đá có ghi thông tin về lịch sử ngôi chùa, rất tiếc đã bị một số người thiếu ý thức vẽ, thậm chí khắc chìm vào đá như hiện tại.

12
Cây cối ở Chùa Vô Vi quanh năm xanh tốt và tỏa bóng mát đem lại cảm giác dễ chịu, thư thái cho người tới vãn cảnh chùa.

Cây cối ở Chùa Vô Vi quanh năm xanh tốt và tỏa bóng mát đem lại cảm giác dễ chịu, thư thái cho người tới vãn cảnh chùa.

Một ngôi tháp nhỏ thờ phụng các bậc tiền nhân gắn bó với ngôi chùa nằm gọn ở vách núi.

Một ngôi tháp nhỏ thờ phụng các bậc tiền nhân gắn bó với ngôi chùa nằm gọn ở vách núi.

Dù khuôn viên không rộng nhưng cảnh đẹp hữu tình, chùa Vô Vi vẫn thu hút nhiều người dân và du khách tới hành hương vào các dịp lễ, tết.

Dù khuôn viên không rộng nhưng cảnh đẹp hữu tình, chùa Vô Vi vẫn thu hút nhiều người dân và du khách tới hành hương vào các dịp lễ, tết.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Về Thanh Hóa thăm chùa cổ Khánh Quang

Chùa Việt 12:15 30/04/2024

Chùa Khánh Quang - ngôi chùa cổ kính nắm giữ những dấu ấn lịch sử tôn giáo, văn hóa ở Thanh Hóa.

Chiêm ngưỡng tượng Phật đôi Quan Âm cao nhất Việt Nam

Chùa Việt 16:00 28/04/2024

Về Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn (Bình Định), du khách không chỉ hòa mình với cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng của Eo Gió, Kỳ Co, mà còn được chiêm ngưỡng tượng Phật đôi Quan Âm cao nhất Việt Nam.

Nét đẹp ngôi chùa hàng trăm năm tuổi tại Trà Vinh

Chùa Việt 10:40 28/04/2024

Một ngôi chùa tại Trà Vinh mang trong mình nét cổ kính và dường như bất tử với thời gian; khiến nhiều du khách xiêu lòng mỗi khi ghé thăm.

Chiêm ngưỡng những tượng Phật lớn nhất Việt Nam

Chùa Việt 11:55 25/04/2024

Việt Nam là quốc gia có bề dày văn hóa Phật giáo và cũng là nơi có nhiều tượng Phật lớn nhất. Những tượng Phật này không chỉ là điểm hành hương tâm linh mà còn là kiệt tác nghệ thuật đáng kinh ngạc.

Xem thêm