Chùa cổ 700 tuổi ở ngoại thành Hà Nội nguy cơ bị sập
Được xây dựng trước năm 1328, Diễn Phúc tự (tức chùa Tre, ở huyện Phú Xuyên, Hà Nội) đã xuống cấp nhiều năm nay. Mái ngói xô lệch và thủng nhiều chỗ, tường vôi bong tróc chi chít, cột kèo mối mọt, ẩm mốc...
Chùa Tre có tên chữ là Diễn Phúc tự. Theo tấm bia đá trước tiền đường, chùa được dựng vào đời Khai Thái thứ 5, ngày mồng 7 tháng Giêng năm Mậu Thìn (1328). Nội dung tấm bia có đoạn ghi: “Viện Diễn Phúc - lộ Quốc Oai - Hương Già, xóm Quế để kính tặng thường trụ Tam bảo...”. Vì vậy, chùa Tre đến nay có niên đại gần 700 năm.
Chùa Tre có cổng tam quan khá lớn. Giữa cổng, bên ngoài có đề 3 chữ Hán: “Diễn Phúc tự”, còn 4 chữ Hán hàng dưới là: “Từ Quang Phổ Chiếu”. Bên trái Tam quan là cây bồ đề cổ thụ. Chùa Tre quay về phía tây, hướng ra sông Nhuệ. Nhà tiền đường chạy dài 5 gian, hai bên hồi bít đốc, chính giữa bờ nóc có một quả cầu lửa. Bên trái có một số mộ tháp của các sư trụ trì. Trước sân chùa có tượng Quan Thế Âm Bồ tát thế đứng và một cây hương đá có niên đại thế kỷ XVIII.
Trong thượng điện chùa Tre hiện còn nhiều bức tượng cổ rất đẹp, tiêu biểu là tượng Quan Âm Nam Hải có 18 tay, cao 2m, ngồi thiền thế 'kiết già' trên bệ sen. Dưới bệ sen là 4 đầu rồng quay về bốn góc, phần thân sơn vàng, phần bệ sen và đầu rồng sơn hồng.
Chùa Tre xuống cấp từ lâu, mái ngói xô lệch và thủng nhiều chỗ; sân chùa cỏ mọc um tùm, tường vôi bong tróc chi chít, cột kèo thì mối mọt, ẩm mốc.
Trụ trì chùa Tre Thích Đàm Vinh cho biết, chùa đã được lên kế hoạch tu sửa nhiều lần, tuy nhiên đến này vẫn chưa được triển khai: “Nhiều lần tôi gửi đơn lên chính quyền địa phương, xin được tu sửa lại ngôi chùa nhưng giữa nhà chùa và chính quyền vẫn chưa thống nhất được phương án".
Trụ trì chia sẻ thêm, do chưa được công nhận là di tích nên việc trùng tu gặp khó khăn, bởi các giấy tờ liên quan của ngôi chùa 700 tuổi này đã bị mất.
Ông Nguyễn Xuân Thành, Trưởng thôn Đại Nghiệp (xã Tân Dân, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) thông tin: “Chùa xuống cấp khoảng gần chục năm nay, chúng tôi phối hợp với trụ trì Thích Đàm Vinh lên kế hoạch tôn tạo lại, thế nhưng đến thời điểm hiện tại vẫn chưa thể sửa lại được do vướng mắc một số vấn đề.
Trước đó, chùa cũng đã được trùng tu lại nhưng lần này hỏng hóc nhiều hạng mục, sụt lở từ chân móng, ngói cũng bị hỏng nhiều, bây giờ có trận mưa to là ngôi chùa có thể bị đổ, sập bất cứ lúc nào. Chúng tôi mong muốn được sửa chữa sớm để đảm bảo an toàn cho ngôi chùa”.
Cũng theo ông Thành, trong chùa có nhiều bức tượng gần 700 năm rất quý, nếu để mưa gió vào rất dễ bị hỏng; chẳng may chùa mà sập trước lúc được sửa chữa thì kos tránh khỏi làm hỏng các bức tượng.
"Chúng tôi cố gắng bảo tồn ngôi chùa, nếu sửa chữa, chúng tôi vẫn giữ lại hồn cốt, thiết kế theo nguyên bản cũ, giữ lại toàn bộ bức tượng, bia đá… trong chùa”, ông Thành nói thêm.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thí sinh cuộc thi hùng biện tiếng Trung thắp nến hoa đăng cầu nguyện tại Chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Trong nước 07:00 23/11/2024Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố tổ chức cho lãnh đạo các đoàn và 32 thí sính xuất sắc nhất đến từ các trường Đại học, Học viện thuộc 18 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về dự thi Vòng chung kết tại thành phố Đà Nẵng đến viếng thăm Chùa Tam Bảo.
Đà Nẵng: Đoàn Phật giáo tỉnh Savanakhet thăm và chúc mừng mùa lễ Kathina tại chùa Tam Bảo
Trong nước 20:00 22/11/2024Chiều ngày 22/11/2024, đoàn Phật giáo tỉnh Savanakhet thăm và chúc mừng thành tựu mùa Lễ Kathina PL.2568 tại chùa Tam Bảo (phường Bình Hiên, quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Tiền Giang: BTS H.Gò Công Tây trao quyết định thành lập Ban Quản trị đến 17 tự viện
Trong nước 07:00 22/11/2024Ngày 21/11, tại Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN H.Gò Công Tây - chùa Linh Sơn (TT.Vĩnh Bình), Ban Trị sự Phật giáo huyện tổ chức họp định kỳ, trao quyết định bổ nhiệm và thành lập Ban Quản trị 17 cơ sở tự viện trên địa bàn huyện.
Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang
Trong nước 15:30 21/11/2024Là một trong Tam bảo của Phật giáo Nam Tông Khmer, kinh lá buông được xem như “báu vật” có giá trị đặc biệt trong đời sống tâm linh của đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang.
Xem thêm