Chùa cổ Horyuji Nhật Bản phòng ngừa hỏa hoạn sau vụ cháy Nhà thờ Đức Bà Paris
Thầy trụ trì của ngôi chùa cổ Horyuji ở cố đô Nara, miền Tây Nhật Bản, cho biết sẽ kiểm tra kỹ lưỡng các biện pháp phòng ngừa hỏa hoạn sau vụ cháy Nhà thờ Đức Bà Paris, Pháp.
Nhật Bản là một quốc gia Phật giáo lớn nhất thế giới với 127 triệu Phật tử, 250 nghìn tăng ni. Với khoảng 75000 đền chùa và hơn 30000 tượng Phật các loại, đây là con số vô cùng lớn khi đem so sánh với các nước Phật giáo khác. Ngôi chùa gỗ cổ nhất thế giới Horyuji (Pháp Long Tự) và những văn thư kinh điển xưa nhất thế giới đều ở nơi đây.
Ngôi chùa Horyuji được biết đến là ngôi chùa bằng gỗ cổ nhất Nhật Bản. Mặc dù được xây dựng cách đây 13 thế kỷ và trải qua những trận động đất kinh hoàng, nhưng ngôi chùa vẫn còn nguyên vẹn giá trị văn hóa tín ngưỡng cũng như giá trị mỹ thuật. Trong chùa giá trị nhất là các pho tượng cùng nhiều đồ mỹ nghệ điêu khắc bằng gỗ và kim loại.
Không chỉ nổi tiếng với mùa hoa anh đào nở hay tự hào là đất nước Mặt trời mọc, Nhật Bản còn nổi tiếng với những công trình kiến trúc chùa cổ bằng gỗ uy nghiêm và cổ kính, trong đó, không thể không nhắc đến ngôi chùa 5 tầng Horyu-ji, cách Nara khoảng 10 km về phía Tây Nam.
Đặc biệt, ngôi chùa Horyu-ji có nhiều kiến trúc gỗ quan trọng như Tòa Kim Đường, tháp 5 tầng, cổng trung môn và các hành lang.
Hôm 16-4-2019, vị sư trụ trì chùa Horyuji, Furuya Shokaku nói rằng, ông rất sốc khi biết tin về thiệt hại xảy ra đối với công trình quý báu nằm trong danh sách Di sản Thế giới của UNESCO, đồng thời cho biết thêm rằng ngôi chùa ông trụ trì sẽ tích cực duy trì các biện pháp phòng ngừa hỏa hoạn.
Vào ngày 26-1-1949, một vụ hỏa hoạn đã phá hủy một phần của chùa Horyuji lưu giữ các bức tranh tường. Ngày này đã được chọn là Ngày Phòng cháy chữa cháy đối với Tài sản văn hóa của Nhật Bản.
Hàng năm vào ngày này, chùa Horyuji đều thực hiện các buổi diễn tập quy mô lớn cùng với lực lượng lính cứu hỏa tại đây. Các tòa nhà được trang bị thiết bị báo cháy, bơm và vòi dẫn nước, đề phòng hỏa hoạn.
Thiết nghĩ không chỉ sư trụ trì chùa Horyuji mới có sự lo lắng và quyết tâm phòng cháy chữa cháy cho chùa của mình, mà mỗi công dân Việt Nam ta cũng nên có các phương pháp phòng cháy chữa cháy hiệu quả cho tư gia của mình.
Về phía nhà chùa, các vị sư trụ trì có trách nhiệm đôn đốc phòng cháy hơn chữa cháy, không nên lơ là nhất là vì chùa là nơi có thắp nhang hương, kết cấu bằng gỗ nhiều, hay dùng nến, đèn, dễ gây cháy nổ.
Ngoài ra, kính đề nghị các chùa chiền nên tích cực học công tác phòng cháy chữa cháy. Chủ động trong việc trang bị các thiết bị cứu hộ thật chuyên dụng đề phòng mọi hậu quả có thể xảy ra trong các thời điểm nhạy cảm.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tu viện Tsz Shan, chốn thiền tịnh giữa núi rừng
Quốc tế 10:00 25/11/2024Với không gian rộng lớn, nằm giữa núi đồi, tách biệt khỏi thế giới xô bồ và ồn ào, tu viện Tsz Shan là nơi bạn có thể cảm nhận được sự thư thái trong từng bước chân. Tsz Shan xứng đáng là một điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi tới Hong Kong.
Rải tiền công đức bằng cần cẩu ở một ngôi chùa tại Thái Lan
Quốc tế 09:45 21/11/2024Lễ cúng dường Kathin Samakkhi tại chùa Wat Derm Bang, tỉnh Suphanburi có hoạt động rải tiền công đức từ trên cần cẩu.
Khám phá ngôi chùa nổi tiếng nhất thế giới nơi Đức Phật giác ngộ
Quốc tế 08:45 16/11/2024Chùa Mahabodhi (Đại Giác Ngộ) là một bảo tháp Phật giáo ở Bodh Gaya, Ấn Độ, được biết đến là một trong những Phật tích quan trọng nhất của lịch sử Phật giáo thế giới. Theo UNESCO, ngôi đền hiện tại có công trình kiến trúc sớm nhất và hoành tráng nhất được xây dựng hoàn toàn bằng gạch vào khoảng thế kỷ thứ 7.
Nghi lễ Xaybath - Lễ cúng dường lớn nhất của người dân Lào
Quốc tế 16:00 15/11/2024Đây là cơ hội cho người dân Lào tích lũy công đức bằng cách cho đi không vị kỷ. Với việc tham gia vào nghi lễ Xaybath, người dân bày tỏ lòng thành kính đối với Phật giáo và cầu mong phước lành.
Xem thêm