Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 12/12/2014, 16:16 PM

Chùa Nghĩa Sơn ở vùng núi Phước Đồng

Vãn cảnh Nghĩa Sơn là song song hai bên đường vào chùa hai hàng hoa anh đào xanh tốt, phật tử thập phương muốn chứng kiến cảnh hoa anh đào Việt Nam nở rộ tại Nghĩa Sơn, Phước Đồng

“Nghĩa sĩ truyền thừa đạo nghiệp sanh Chánh Trí
Phương danh báo đáp tứ ân ngộ Chơn Tâm” 
Chùa Nghĩa Sơn, thôn Phước Sơn, xã Phước Đông, Nha Trang
Từ thành phố Nha Trang đi theo  đường Lê Hồng Phong qua khỏi cầu Binh Tân rẻ về phía tay phải là đến  Phước Đồng. Theo con đường Phước Đồng đi về hướng Trường Lái xe Hồng Bàng Nha Trang, đến cây số 14 Nha Trang – Phước Đồng đi thêm vài trăm mét nửa là đến  chùa Nghĩa Sơn. Nghĩa Sơn tọa lạc tại Trảng É, thôn Phước Sơn, xã Phước Đồng, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. 
Toàn cảnh Nghĩa Sơn
 Phước Đồng cách trung tâm thành phố khoảng 7 km về hướng Đông Nam, cách khu du lịch Bãi Dài khoảng 20 km. Địa hình của xã Phước Đồng chủ yếu là một thung lũng tương đối bằng phẳng được bao quanh bởi các khối núi cao như núi Cù Hin ở phía Nam, núi Hòn Rớ ở phía Đông, núi Đồng Bò ở phía Tây, phía Bắc bị ngăn cách với trung tâm thành phố bằng sông Cửa Bé. 

Trong quá khứ, đây là căn cứ địa cách mạng Phước Đồng, dân cư thưa thớt, người dân sống chủ yếu là lặn biển, đánh cá, làm rẩy, đốt than và trồng trọt…

Ngày nay, Phước Đồng trở thành một xã phát triển vì có con đường du lịch rất đẹp và hiện đại nối liền thành phố Nha Trang  sân bay quốc tế Cam Ranh chạy qua. Khu du lịch Diamond Bay và sân golf chiếm một diện tích rất lớn của xã. Nhiều khu đô thị được xây dựng ở Phước Đồng như Hòn Rớ 1, Hòn Rớ 2, Sea Park... để đáp ứng nhu cầu tái định cư của một bộ phận dân cư bị di dời vì các dự án phát triển tại trung tâm thành phố. Do đó dân số xã Phước Đồng tăng lên nhanh chóng, năm 2010 dân số xã là 20.000 người gấp 4 lần dân số năm 2000. 
Nhằm tạo điều kiện cho cư dân vùng đất mới, vùng núi Phước Đồng, mảnh đất anh hùng của thành phố Nha Trang có nơi sớm tối đi về tụng kinh, niệm Phật, khuyên người bỏ giữ làm lành, tu nhân, hướng thiện, Hòa thượng Thích Trí Tâm, Viện chủ tổ đình Nghĩa Phương đã khai sơn kiến tạo chùa Nghĩa Sơn năm 1993 (Quý Dậu).
Đại hùng bửu điện chùa Nghĩa Sơn
Lúc đầu Nghĩa Sơn chỉ là một tịnh thất đơn sơ, một ngôi nhà cấp bốn để thờ Phật, thờ Tổ và thờ chư vị công đức tiên linh, có chỗ để thập phương thiện tín chiêm bái.

Sau hơn hai mươi năm kiến tạo, ngôi Tam bảo Nghĩa Sơn ngày một trang nghiêm. Hòa thượng Thích Trí Tâm đã xây dựng thêm, nhà Tăng, nhà khách, tượng đài Quán Thế Âm lộ thiên, vườn Lâm Tỳ Ni..… tuy vẫn còn khiêm tốn, nhưng đủ chỗ để tăng chúng tu học, phật tử tụng kinh niệm Phật, học tập giáo lý Phật Đà.
Tượng đài Quán Thế Âm Bồ Tát gần hồ sen      
Phía trước chùa Nghĩa Sơn là một hồ sen, theo cây cầu đi ra giữa hồ sen là tượng đài Quán Thế Âm Bồ tát lộ thiên, tay cầm nhành dương liễu, tay cầm tinh bình như đang dõi mắt hướng về dân làng nguyện cứu khổ, cứu nạn đem lại bình an cho người dân Phước Sơn, Phước Đồng…Chung quanh chùa là vườn cấy ăn quả, mùa nào thức ấy, bốn mùa hoa lá xanh tươi. Đặc biệt vào mùa hạ, khi hoa sen nở rộ, nhụy hương ngào ngạt bay tỏa khắp vùng.

Thật đúng là:

“Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp sống muôn đời của Tổ tông”

Đến thăm Nghĩa Sơn, phật tử có thể đi dạo khắp vườn, dạo rừng bạch đàn ngút ngàn khoảng chừng mười ngàn cây, Đã có những cây bạch đàn vào mùa thu hoạch. Đây là thành quả lao động chăm chỉ, cần cù, mồ hôi, công sức của quý thầy, quý chú tăng chúng đang tu học tại Tổ đình Nghĩa Phương. 
Lộc uyển tại chùa Nghĩa Sơn Phước Đồng
Ở đây, còn có vườn rau sạch, nơi này trước đây, Hòa thượng TaSatSu - Viện trưởng Học viện Phật giáo Nhật Bản đã nhiều lần viếng thăm và mang theo cả hạt giống củ cải Nhật, hạt giống một số loài hoa, Ngài cùng các đệ tử người Nhật và Hòa thượng Thích Trí Tâm đích thân ươm giống, vun trồng…
Hồ sen trước sân chùa Nghĩa Sơn
Điểm nhấn khi đến vãn cảnh Nghĩa Sơn là song song hai bên đường vào chùa hai hàng hoa anh đào xanh tốt, phật tử thập phương muốn chứng kiến cảnh hoa anh đào Việt Nam nở rộ tại Nghĩa Sơn, Phước Đồng, mời hãy đến vào dịp Tết đến, Xuân về: “Mùa Xuân sang có hoa anh đào…” như ghi dâu kỷ niệm suốt 5 năm (1967-1972), Hòa thượng Thích Trí Tâm du học tại Nhật Bản.

Hôm nay, ngày 11/12/2014 (20/10/Giáp Ngọ) tháp tùng Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tâm, thành viên HĐCM, Trưởng Ban Nghi lễ T.Ư GHPGVN, Phó Trưởng Ban Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, Trưởng Tông phong Tổ đình Nghĩa Phương, về thăm Nghĩa Sơn. Thật ấn tượng, trời Nha Trang ảnh hưởng cơn bão số 5 đang mưa bổng tạnh hẳn “Sau cơn mưa trời lại sáng”, Nghĩa Sơn ngôi chùa trẻ của Tông phong Nghĩa Phương, ngôi chùa do Hòa thượng Thích Trí Tâm khai sơn, với một tương lai phía trước đầy hứa hẹn.

Vùng đât “Trảng É” Phước Đồng đã dần dần thay da đổi thịt, Nghĩa Sơn không chỉ là nơi tăng chúng tu học, phật tử đi về tụng kinh niệm Phật, mà còn nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của vùng đât mới Phước Sơn, Phước Đồng, Tp.Nha Trang, Khánh Hòa.
Chánh điện và tăng phòng chùa Nghĩa Sơn
Đúng là:

Nghĩa sĩ truyền thừa đạo nghiệp sanh Chánh Trí
Phương danh báo đáp tứ ân ngộ Chơn Tâm
Nghĩa là:

Trò Nghĩa được kế truyền đạo nghiệp phát sinh Chánh Trí
Danh thơm mong đền đáp bốn ơn giác ngộ Chơn Tâm 
 
 

Trí Bửu 11/12/2014

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Về Bình Thuận, viếng thăm ngôi chùa trên núi Tà Cú

Chùa Việt 14:40 23/04/2024

Nằm trên núi Tà Cú, chùa Linh Sơn Trường Thọ thu hút du khách bởi không gian thanh tịnh, khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ.

Một vài đặc điểm kiến trúc của ngôi chùa Việt

Chùa Việt 10:25 16/04/2024

Ngôi chùa được xem là bảo tàng nghệ thuật, là nơi lưu giữ nhiều di sản Phật giáo có giá trị. Bản thân kiến trúc chùa còn chuyển tải nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa và tôn giáo.

Ngôi chùa cổ nằm chênh vênh trên vách núi hơn 500 năm

Chùa Việt 08:30 15/04/2024

Tương truyền, chùa Vô Vi được khởi dựng từ thời Đinh (thế kỷ X), sau nhiều biến cố của lịch sử, chùa được dời lên vách núi như ngày nay đã hơn 500 năm.

Hàng cây cổ thụ độc nhất vô nhị dẫn lối vào ngôi chùa màu hồng hơn 400 năm tuổi

Chùa Việt 07:45 14/04/2024

Chùa Hàng Còng, ngôi chùa duy nhất trong tỉnh An Giang có hàng cây còng cổ thụ nối dài từ cổng vào đến bên trong khuôn viên với bề dày lịch sử hàng trăm năm.

Xem thêm