Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 16/05/2024, 10:45 AM

Chùa Vĩnh Nghiêm, “đại danh lam cổ tự” nơi vua Trần Nhân Tông tu hành

Chùa Vĩnh Nghiêm từ lâu đã trở thành niềm tự hào của người dân Bắc Giang nói riêng và là một “Đại danh lam cổ tự” nổi tiếng khắp cả nước nói chung.

Chùa Đức La, hay còn gọi là chùa Vĩnh Nghiêm, là ngôi chùa cổ tại làng Đức La, xã Trí Yên, (huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang).

Chùa Đức La, hay còn gọi là chùa Vĩnh Nghiêm, là ngôi chùa cổ tại làng Đức La, xã Trí Yên, (huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang).

Chùa Vĩnh Nghiêm có quy mô lớn, tọa lạc trên mảnh đất rộng có địa thế hình con Quy, hướng về ngã ba sông Phượng Nhãn - nơi hợp lưu của sông Thương và sông Lục Nam.

Chùa Vĩnh Nghiêm có quy mô lớn, tọa lạc trên mảnh đất rộng có địa thế hình con Quy, hướng về ngã ba sông Phượng Nhãn - nơi hợp lưu của sông Thương và sông Lục Nam.

03
Chùa Vĩnh Nghiêm có vị trí đặc biệt của nền Phật Giáo Việt Nam. Nơi đây được coi là nơi phát tích Tam Tổ của thiền phái Trúc Lâm.

Chùa Vĩnh Nghiêm có vị trí đặc biệt của nền Phật Giáo Việt Nam. Nơi đây được coi là nơi phát tích Tam Tổ của thiền phái Trúc Lâm.

Khi vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngôi vua thành người tu hành đến chùa Vĩnh Nghiêm thụ giới, lấy hiệu là Hương Vân Đại Đầu Đà, sáng lập phái Thiền Tông, và cùng hai vị đệ tử là Pháp Loa và Huyền Quang sáng lập, hoàn chỉnh phái Thiền tông Việt Nam gọi là Tam tổ. Nơi đây trở thành trung tâm Phật giáo thời Trần ( Thế kỷ 13). Cả ba vị Tam Tổ Trúc Lâm đều lấy chùa Vĩnh Nghiêm làm trung tâm giảng đạo.

Khi vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngôi vua thành người tu hành đến chùa Vĩnh Nghiêm thụ giới, lấy hiệu là Hương Vân Đại Đầu Đà, sáng lập phái Thiền Tông, và cùng hai vị đệ tử là Pháp Loa và Huyền Quang sáng lập, hoàn chỉnh phái Thiền tông Việt Nam gọi là Tam tổ. Nơi đây trở thành trung tâm Phật giáo thời Trần ( Thế kỷ 13). Cả ba vị Tam Tổ Trúc Lâm đều lấy chùa Vĩnh Nghiêm làm trung tâm giảng đạo.

06
Chùa hiện lưu giữ được rất nhiều hiện vật quý hiếm. Nơi đây mang đậm những nét đặc trưng của một ngôi chùa cổ Việt Nam.

Chùa hiện lưu giữ được rất nhiều hiện vật quý hiếm. Nơi đây mang đậm những nét đặc trưng của một ngôi chùa cổ Việt Nam.

Chùa được kiến trúc trên một trục, hướng Nam Bắc gồm 5 khối: Khối Tam Quan, khối Tam Bảo, nhà thờ Tổ đệ nhất, gác chuông và nhà thờ Tổ đệ nhị, cùng một số công trình khác như hành lang tả vu, hữu vu và khu vườn tháp,…

Chùa được kiến trúc trên một trục, hướng Nam Bắc gồm 5 khối: Khối Tam Quan, khối Tam Bảo, nhà thờ Tổ đệ nhất, gác chuông và nhà thờ Tổ đệ nhị, cùng một số công trình khác như hành lang tả vu, hữu vu và khu vườn tháp,…

Khối thứ nhất là cổng Tam Quan. Qua chốn Tam Quan này nghĩa là đã bước vào cảnh thiền, bước vào chốn linh thiêng. Khối thứ hai là tòa Tam Bảo với kiến trúc kiểu chữ 'Công' gồm Tiền đường, Thượng điện và nhà Thiêu hương. Đây là công trình thờ Phật theo phái Đại Thừa - một tông phái có đặc trưng là thờ nhiều Phật. Bao gồm 6 lớp tượng phật chính, thờ Phật Bồ Tát, A-di-đà và Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Hai bên là thờ Thập Bát La.

Khối thứ nhất là cổng Tam Quan. Qua chốn Tam Quan này nghĩa là đã bước vào cảnh thiền, bước vào chốn linh thiêng. Khối thứ hai là tòa Tam Bảo với kiến trúc kiểu chữ "Công" gồm Tiền đường, Thượng điện và nhà Thiêu hương. Đây là công trình thờ Phật theo phái Đại Thừa - một tông phái có đặc trưng là thờ nhiều Phật. Bao gồm 6 lớp tượng phật chính, thờ Phật Bồ Tát, A-di-đà và Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Hai bên là thờ Thập Bát La.

10
11
12
Khối thứ ba cũng làm theo kiểu chữ Công nhưng thấp và nhỏ hơn. Đây là nhà Tổ đệ nhất thờ ba vị sư tổ sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm. Hiện nay, trong nhà Tổ đệ nhất còn đủ ba tượng Trúc Lâm Tam tổ: Trong khám là tượng Hương Vân Trần Nhân Tông, bên ngoài là tượng Pháp Loa và tượng Huyền Quang. Trong này còn có một tấm bia đá rất lớn được khắc từ thời Nguyễn, ghi lại công đức của các vị đã công đức xây dựng chùa và quá trình tu bổ chùa.

Khối thứ ba cũng làm theo kiểu chữ Công nhưng thấp và nhỏ hơn. Đây là nhà Tổ đệ nhất thờ ba vị sư tổ sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm. Hiện nay, trong nhà Tổ đệ nhất còn đủ ba tượng Trúc Lâm Tam tổ: Trong khám là tượng Hương Vân Trần Nhân Tông, bên ngoài là tượng Pháp Loa và tượng Huyền Quang. Trong này còn có một tấm bia đá rất lớn được khắc từ thời Nguyễn, ghi lại công đức của các vị đã công đức xây dựng chùa và quá trình tu bổ chùa.

Khối thứ tư là gác chuông cao 2 tầng 8 mái, treo một quả chuông lớn. Kiến trúc lầu chuông được kết hợp giữa cấu trúc gỗ và gạch, ở phần giữa bốn đầu bảy có treo những quả chuông đồng nhỏ (chuông gió).

Khối thứ tư là gác chuông cao 2 tầng 8 mái, treo một quả chuông lớn. Kiến trúc lầu chuông được kết hợp giữa cấu trúc gỗ và gạch, ở phần giữa bốn đầu bảy có treo những quả chuông đồng nhỏ (chuông gió).

Khối thứ năm, kết cấu kiểu chữ “Đinh” là nhà Tổ đệ nhị thờ Tổ Pháp Loa. Đây là công trình thời Lê - Nguyễn, là nơi an trí tượng, bài vị hoặc ảnh thờ các vị tổ sư kế tiếp ba vị tổ sư khai sáng của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Tháng 12/2015, Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng chùa là di tích quốc gia đặc biệt, thu hút khách thập phương về chiêm bái cảnh chùa và tìm hiểu nhiều nét văn hóa có giá trị lịch sử quý báu.

Khối thứ năm, kết cấu kiểu chữ “Đinh” là nhà Tổ đệ nhị thờ Tổ Pháp Loa. Đây là công trình thời Lê - Nguyễn, là nơi an trí tượng, bài vị hoặc ảnh thờ các vị tổ sư kế tiếp ba vị tổ sư khai sáng của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Tháng 12/2015, Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng chùa là di tích quốc gia đặc biệt, thu hút khách thập phương về chiêm bái cảnh chùa và tìm hiểu nhiều nét văn hóa có giá trị lịch sử quý báu.

Nguồn: Báo Tiền Phong. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chùa Đại Lộc - ngôi chùa Nam tông đầu tiên trên đất Phật

Chùa Việt 15:18 19/11/2024

Chùa Đại Lộc tọa lạc tại số 13/46 M-5 Khajuhi, Sarnath, Varanasi – 221007, U.P. (India) - nơi có tháp Chuyển Pháp Luân, là một trong Tứ Động Tâm của Phật giáo tại đất Phật Ấn Độ, Nepal.

Ngôi chùa được phong sắc tứ duy nhất tại Gia Lai

Chùa Việt 09:00 19/11/2024

Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.

Ngôi chùa 900 tuổi đẹp nhất của Hà Nội xưa

Chùa Việt 16:47 18/11/2024

Chùa Chiêu Thiền, hay còn gọi là chùa Láng, dù đã 900 tuổi vẫn đứng uy nghiêm giữa lòng Hà Nội với một vẻ đẹp lưu giữ nhiều thăng trầm của thời gian.

Vãng cảnh chùa Hang ở An Giang

Chùa Việt 08:50 18/11/2024

Chùa Phước Điền (còn gọi là chùa Hang) tọa lạc trên triền núi Sam (TP. Châu Đốc), với kiến trúc độc đáo, cùng khung cảnh xanh mát, đây là một điểm đến ấn tượng tại thành phố vùng biên.

Xem thêm