Chụp ảnh tượng Phật trong chùa, nên hay không?
Đi lễ chùa chúng ta cần chú ý những biển hiệu cảnh báo nhắc nhở, tôn trọng yêu cầu của tăng chúng trong nơi thờ tự. Nếu có biển hiệu cảnh báo không được chụp ảnh tượng Phật trong chùa, đối với người tham quan như chúng ta nên tuân thủ chế độ nội quy của chùa, không được chụp thì không nên chụp.
Một số người cho rằng chụp ảnh tượng Phật Thánh là điều bất kính, làm kinh động đến các Ngài, đến nơi tôn nghiêm khiến các ngài sẽ nổi giận trừng phạt người chụp ảnh? Có người lại cho rằng đền chùa là nơi linh thiêng cứu độ chúng sinh, có những linh hồn cơ nhỡ không được siêu thoát tới nương nhờ cửa Phật, khi chụp ảnh là vô hình chung chúng ta lưu giữ những linh hồn đó, không cẩn thận những linh hồn đó sẽ theo về nhà quấy quả, mang lại điều chẳng lành cho gia đình… Những lý giải, lập luận trên đều mang màu sắc mê tín dị đoan không nên tin, bởi trước hết, Phật Thánh vốn Từ Bi Hỉ Xả, cứu độ chúng sinh, không thể vì điều nhỏ đó mà nổi giận trừng phạt hoặc gây hại cho chúng sinh được. Càng không nói đến chuyện những linh hồn cơ nhỡ chưa siêu thoát, dựa vào chốn tâm linh, oai nghiêm trong đền chùa để tác yêu, tác quái hù dọa khách viếng thăm chùa được.
Lễ Phật là cách thực hiện “điều tốt lành bậc nhất”
Muốn biết có nên chụp ảnh tượng Phật hay không, chúng ta cần tìm hiểu tượng Phật được thờ tụng trong các đền chùa có ý nghĩa như thế nào trong Phật giáo, qua đó để thấy được ý nghĩa cốt lõi của việc đó. Tượng Phật là hình tướng của một đức Phật hữu danh như Phật Thích Ca, Phật A Di Đà, Phật Dược Sư, Bồ Tát Quan Âm, Bồ Tát Phổ Hiền… mang ý nghĩa biểu trưng các pháp của nhà Phật. Chúng ta tạo tác tượng Phật bằng nhiều chất liệu khác nhau để trang nghiêm thờ cúng, bày tỏ lòng biết ơn trước các Hạnh nguyện Từ bi hỉ xả, cứu độ chúng sinh cao cả của các vị Phật, Bồ Tát. Hình tướng Phật, Bồ Tát đó còn là chất môi giới hữu hình quan trọng kết nối tương thông giữa chúng sinh và Phật Thánh, có thể tĩnh hóa thế giới tinh thần của con người, khởi phát lòng thanh tịnh của con người hướng về cảnh giới quốc độ của nhà Phật.
Bất luận chúng ta vãn cảnh, tham quan bên ngoài hay bên trong nơi thờ tự, mỗi khi nhìn thấy những tượng Phật tinh xảo, trang nghiêm đều tự nhiên nảy sinh lòng thành kính, ngưỡng mộ. Đây cũng chính là ý nghĩa vốn có của các tượng Phật, Bồ Tát… được cung phụng trong các đền chùa. Trước mỗi sự trang nghiêm thanh tịnh của tượng Phật, dù cho chúng ta có là người con nhà Phật, người ngoại đạo hay không đều phải giữ tâm thành và lòng kính trọng đối với các tôn tượng.
Khi đến một số chùa chiền lễ hay vãn cảnh, trong chùa yêu cầu không chụp ảnh tôn tượng là biểu thị tấm lòng tôn kính đối với tôn tượng Phật Thánh, vì sao lại nói như vậy?
Lễ Phật đúng pháp mới được lợi ích
Giải đáp từ góc độ phương diện bảo quản các di vật, di sản cổ
Do ánh sáng đèn điện trong đền chùa thường rất tối, mờ ảo nên khi ta chụp ảnh thường chế độ đèn flash sẽ tự động bật sáng, mỗi khi ánh đèn flash chớp lên đối với việc bảo vệ các bích họa, tượng Phật bằng đất hay làm từ thạch cao là bất lợi, làm gia tăng sự mất màu và lão hóa của tượng. Mặt khác, việc đứng lại căn chỉnh, chụp hình tạo va chạm lưu thông đi lại của những người xung quanh, trong các ngày lễ hội sẽ gây ra tình trạng ách tắc, ảnh hưởng tới hoạt động chung của mọi người và đền chùa.
Đề cao sự tôn trọng yêu cầu và thói quen của chùa cùng các tăng nhân
Vãn cảnh, lễ chùa chúng ta cần chú ý những biển hiệu cảnh báo nhắc nhở, tôn trọng yêu cầu và thói quen của tăng chúng trong nơi thờ tự. Nếu có biển hiệu cảnh báo không được chụp ảnh tượng Phật trong chùa, đối với người tham quan như chúng ta nên tuân thủ chế độ nội quy của chùa, không được chụp thì không nên chụp.
Một số nơi không có biển cảnh báo không được chụp ảnh thì khi muốn chụp ảnh, chúng ta cũng không nên dùng đèn flash thể hiện thái độ lịch sự và tránh gây sự chú ý của mọi người, đặc biệt là những ngôi chùa có từ lâu đời hàng trăm năm thì các tượng Phật, Bồ Tát tại nơi đó càng phải được giữ gìn, bảo vệ ngay từ những hành động nhỏ nhất của mỗi khách tham quan, lễ bái.
Sự truyền thừa của Phật giáo không dễ, người Việt Nam chúng ta thấm nhuần tư tưởng Phật Pháp, có ý thức giữ gìn, truyền bá và phát huy nét đẹp Phật giáo từ bao đời nay, thể hiện qua câu ca dao:
“Xây chùa, tô tượng, đúc chuông
Trong ba việc ấy, thập phương nên làm”
Điêu khắc, hội họa tượng Phật là nghệ thuật Phật giáo từ hàng ngàn năm nay trong đời sống Phật giáo, là một cấu thành quan trọng trong di sản nghệ thuật Phật giáo thế giới nói chung và Phật giáo Việt Nam nói riêng. Qua những hình tượng tinh xảo, tôn nghiêm khiến cho mỗi người phật tử, người mến mộ Phật giáo hoặc người ngoại đạo cảm thụ, lan tỏa được sự Từ bi, Bác ái và nảy sinh lòng kính ngưỡng đối với Phật giáo. Việc xây đắp, tô nặn tượng Phật không dễ dàng gì nhưng việc bảo tồn tượng Phật càng đòi hỏi cao hơn, khó khăn hơn, do đó, suy nghĩ từ góc độ bảo dưỡng hội họa, tạo tượng, chúng ta khi chụp ảnh nhất định không được sử dụng đèn flash để chụp.
Những lưu ý khi sử dụng trang sức tượng hình Đức Phật
Bằng sự cung kính tượng Phật, giữ gìn văn hóa lịch sử làm tiền đề
Cấm chụp ảnh tượng Phật trong chùa hoàn toàn không phải là điều cấm kỵ rõ ràng, thống nhất trên Phật giáo toàn thế giới hay tại Việt Nam. Tại Lào hay Campuchia cũng có thể chụp ảnh tại các đền thờ hoặc chùa chiền mà không bị ngăn cản, khuyến cáo. Hay tại Srilanka là một quốc gia Phật giáo, các tăng nhân thậm chí rất nhiệt tình mời các nhiếp ảnh gia chụp ảnh các tượng Phật ở đó…
Do đó, chụp ảnh tượng Phật được hay không, chúng ta tốt nhất là tôn trọng thói quen, tập tục của địa phương, của đền chùa nơi mình vãn cảnh, lễ bái. Đương nhiên, việc quan trọng là dùng sự “cung kính tượng Phật, giữ gìn văn hóa lịch sử” làm tiền đề, khi chụp ảnh phải chú ý trang phục gọn gàng, trang nghiêm, không đứng quay lưng vào tượng Phật để chụp hoặc có những hành động, tạo dáng thể hiện sự bất kính, khiếm nhã nơi cửa Phật. Tuyệt đối giữ gìn cảnh quan chung, không làm ảnh hưởng đến những người xung quanh và nơi thờ tự.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tuổi nào cho em
Góc nhìn Phật tử 13:43 22/11/2024Tôi vác ba lô trên lưng trở về sau chuyến hành trình nơi đất khách, trong hành trang tôi mang vài thứ từ quê xa làm quà cho anh em. Vừa bước vào cổng chùa nghe hơi lạnh… thoáng mùi chia ly.
Đạo Phật là lối sống đẹp để hướng đến việc hoàn thiện bản thân
Góc nhìn Phật tử 10:24 22/11/2024Trong cuộc hành trình tìm kiếm ý nghĩa đích thực của cuộc đời, Đạo Phật xuất hiện như một ánh sáng soi đường, giúp con người thấu hiểu chính mình và hoàn thiện bản thân.
Để Sư nấu
Góc nhìn Phật tử 10:06 22/11/2024Cách đây chừng sáu năm, ngày đó tôi đang là một sinh viên năm thứ ba, sống chung phòng trọ với bảy người bạn nữa ở khu Làng Đại Học Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy chung trọ nhưng chẳng ai cùng quê với nhau cả, Bắc – Trung – Nam đều có.
Nói xấu người
Góc nhìn Phật tử 09:51 22/11/2024Đã nhiều lần tự hứa với bản thân sẽ không bao giờ nói xấu người khác, thế nhưng đâu cũng lại vào đó, cứ hễ tụm năm tụm ba là không nói chuyện của người này cũng nói người khác, hoặc khi ai đó nói về chuyện của người khác dù không nói ra nhưng vẫn có những ý nghĩ xấu, không tốt về họ.
Xem thêm