Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 16/10/2020, 14:40 PM

Lễ Phật là cách thực hiện “điều tốt lành bậc nhất”

Lễ Phật nào phải là sùng bái, van vái thần minh bên ngoài một cách mù quáng, mà chính là một hành vi hợp lý, đúng đắn, có tiềm năng thâm nhập, khai phát tự tánh nội tại. Lễ bái chẳng những giúp cho thân, tâm khang kiện, mà còn có thể giúp ta huấn luyện năng lực giác chiếu cao cấp.

Nghi thức ăn cơm trong chánh niệm

1. Ðiều tốt lành bậc nhất: Hãy tự đoan chánh tâm, hãy tự đoan chánh thân

Kinh Vô Lượng Thọ dạy: “Thế nào là điều lành bậc nhất? Hãy nên đoan chánh tâm, hãy nên đoan chánh thân”. Lễ Phật là cách thực hiện “điều tốt lành bậc nhất” một cách chặt chẽ. Bởi lẽ, việc lễ Phật rènluyện sức quán chiếu, rèn luyện đoan chánh mà thung dung, điều phục các căn, thân tâm nhu nhuyễn. Vận động đúng quy tắc sẽ vun bồi sức an định, sức giác chiếu và tinh thần lễ kính. Dùng công phu ấy vận dụng vào mỗi một hoàn cảnh sinh hoạt thường nhật thì trong mỗi một động tác chẳng còn phân biệt giữa lễ Phật và sinh hoạt. Nếu còn phân biệt giữa sinh hoạt và lễ Phật là đã đánh mất ý nghĩa của việc lễ Phật.

Hoàn chỉnh những sinh hoạt thường nhật chính là vận dụng tinh thần của việc lễ Phật: biến tán loạn thành chuyên chú, biến căng thẳng thành nhẹ nhàng, thung dung; biến cứng cỏi thành mềm mại, biến chấp trước thành rỗng rang, sáng suốt; biến mờ mịt thành giác chiếu, biến hồ đồ thành sáng suốt. 

Do những điều vừa nói trên, ta biết lễ Phật có nhiều cách khác nhau, trong mỗi đạo tràng lại quen dùng những cách thức lễ Phật khác nhau.

Do những điều vừa nói trên, ta biết lễ Phật có nhiều cách khác nhau, trong mỗi đạo tràng lại quen dùng những cách thức lễ Phật khác nhau.

Dạy con cái, hãy làm cho chúng sợ tội, ham làm việc phước

2. Vì sao cần phải đoan chánh, thung dung?

Cứ quan sát hoạt động nuốt chất lỏng của thực quản, ta sẽ thấy rõ:

1. Thực quản phải thẳng và thông suốt thì mới có thể nuốt chất lỏng dễ dàng. Nếu thực quản cong quẹo, việc nuốt chất lỏng cũng bị trở ngại. Cùng lý đó, nếu thân thể đoan chánh thì huyết quản mới thông suốt. Nếu thân thể bị gò ép trong tư thế nghiêng lệch một thời gian dài thì huyết quản cũng nhƣ thực quản liên tục bị vặn cong, sự tuần hoàn của máu chẳng thông suốt.

2. Nếu dùng tay đè mạnh lên thực quản đã ở vị trí thẳng thì vẫn khó nuốt chất lỏng. Vì thế cần giữ ngay ngắn nhưng phải thoải mái. Nếu gân cốt chúng ta liên tục ở trong trạng thái căng cứng, co rút thì những mạch máu trong gân gốt bị trở ngại, khác nào thực quản bị đè chặt chẳng được thông suốt. Ấy chính là gân cốt của chính mình tạo áp lực trên chính huyết quản của ta. Áp lực ấy do tâm trạng căng thẳng gây nên. Do vậy, tâm có thư thái thì khí huyết mới thông suốt, chẳng đến nỗi tự mình áp chế chính mình. Tâm có thư thái thì sức giác chiếu mới phát huy được, mới sáng suốt chuyên chú được.

3. Giữ cho thân ngay thẳng chính là cơ sở để tu Quán Bài kệ lễ Phật như sau:

Năng lễ, sở lễ tính không tịch,

Cảm ứng đạo giao nan tư nghị,

Ngã thử đạo tràng như đế châu,

Thập phương Như Lai ảnh hiện trung,

Ngã thân ảnh hiện Như Lai tiền,

Ðầu diện tiếp túc quy mạng lễ.

Có kẻ vặn: Ðã là Không Quán thì cần gì phải luận đến nguyên tắc “đoan thân” (giữ cho thân ngay ngắn) nữa cơ chứ?

Ðáp: Tu hành phải có trình tự. Nền tảng đã bất ổn lại xây lầu cao thì sẽ chẳng vững. Xin hãy xem các trước tác của chư cổ đức. Như trong cuốn Quán Vô Lượng Phật Kinh Sớ của đại sư Thiện Ðạo, trước khi bắt đầu giảng dạy pháp quán tưởng, Ngài cũng dạy công phu chuẩn bị để an định thân tâm làm cơ sở. Ngay trước đoạn dạy: “Lại quán tứ đại nơi thân trong ngoài đều không, trọn không có một vật”, có đoạn văn như sau: “Dạy ngồi xếp bằng ngay ngắn, giữ thân ngay ngắn, ngậm miệng, răng đừng cắn chặt, lưỡi chống lên vòm họng để cho hơi thở giữa yết hầu và mũi được thông suốt”. Ðó chính là đoạn văn dạy về cách chuẩn bị trước khi tu Quán (tiền phương tiện), là lời dạy cực trọng yếu. Kẻ sơ học đừng vội ham cao, chuộng xa, coi thường công phu “giữ cho thân ngay ngắn...” Cây không rễ dễ bị khô, xin kẻ sơ học hãy dụng tâm chú ý.

Học tập lễ Phật thì điều đầu tiên là phải hàng phục thái độ kiêu căng, lười nhác, ngạo mạn của chính mình, điều hòa, làm dịu đi sự ngoan cố, bướng bỉnh, khẩn trương nơi thân tâm mình.

Học tập lễ Phật thì điều đầu tiên là phải hàng phục thái độ kiêu căng, lười nhác, ngạo mạn của chính mình, điều hòa, làm dịu đi sự ngoan cố, bướng bỉnh, khẩn trương nơi thân tâm mình.

Phật pháp trị tận gốc tâm bệnh

Công đức thù thắng của việc lễ Phật: Kinh Nghiệp Báo Sai Biệt dạy: “Lễ tháp miếu Phật, được mười thứ công đức:

Một là được thân đẹp đẽ, giọng hay.

Hai là nói ra điều gì người khác đều tin phục.

Ba là ở giữa đám đông không sợ hãi.

Bốn là thiên nhân yêu mến, bảo vệ.

Năm là oai thế đầy đủ.

Sáu là những chúng sanh có oai thế thảy đều đến thân cận, gần gũi.

Bảy là thường được thân cận chư Phật, Bồ Tát.

Tám là đủ đại phước báo.

Chín là mạng chung sanh thiên.

Mười là mau chứng Niết Bàn”.

4. Lễ Phật tiêu trừ nghiệp chướng, khai phát tiềm năng

Nói đại lược, nghiệp là hành vi, chướng là chướng ngại. Do các hành vi trong quá khứ tích lũy phát sanh các thứ chướng ngại, bất luận là chướng ngại nơi thân hay nơi tâm. Các hành vi trong quá khứ vừa nói đó bao gồm các ý tưởng trong tâm (ý niệm), lời nói và các tư thế, hành động nơi thân thể. Có người cho rằng phải gây sự ác lớn thì mới là tạo ác nghiệp, mới có nghiệp chướng. Kỳ thật, chỉ cần trong tâm động niệm là đã có nghiệp (thiện niệm có thiện nghiệp, ác niệm có ác nghiệp. Niệm Phật là tịnh nghiệp). Thân có những động tác, tư thế đều là “nghiệp”. Bất cứ động tác, tư thế tạo thành những chướng ngại cho thân thì gọi là “nghiệp chướng” nơi “thân nghiệp”.

Rất nhiều sự đau khổ, bệnh tật có liên quan đến những tư thế thường ngày, tức là có quan hệ với thân nghiệp. Thân nghiệp lại chịu sự chỉ huy của tâm. Hễ tâm bị vướng mắc, giằng kéo thì thân cũng 26 hiện vẻ khẩn trương, bất giác tự gây nên chướng ngại cho chính mình (nghiệp chướng). Vì sao nói niệm Phật, lễ Phật có thể tiêu trừ nghiệp chướng? Là vì trong khi lễ Phật, tâm phải điều chỉnh, hướng đến cung kính và từ bi thanh tịnh, miệng niệm Phật nên không nói chuyện tạp nào khác, trở thành “ngôn ngữ thanh tịnh”, động tác nơi thân trở thành nhu nhuyễn, khiêm hòa, cung kính.

Vì thế tiêu trừ được những tư thế xấu thường ngày gây những chèn ép, chướng ngại trên thân. Cả ba phương diện thân, ngữ, ý đều thanh tịnh, cung kính, nên tiêu trừ đƣợc những chướng ngại do những hành vi bất hợp lý trong quá khứ gây nên (đó là “tiêu nghiệp chướng”) và cũng thuận tiện cho việc tập luyện “đạt an định trong khi động”...Chúng ta hãy yên lặng quan sát tư thế của chính mình hoặc quan sát tư thế của người khác để tự cảnh tỉnh chính mình (nhưng cần chú ý: mục tiêu là quay lại quan sát chính mình, sửa đổi chính mình, chứ chẳng phải để phê bình, chỉ trích).

Hễ tâm có vướng mắc thì bất giác gân thịt trên thân cũng tự nhiên co rút, căng cứng. Do chẳng hề tự quán chiếu mình nên rất khó phát hiện để tự sửa đổi, khiến cho những chƣớng ngại rất dễ trừ bỏ cũng khó có cơ hội trừ bỏ. Lúc lễ Phật là lúc tự soi xét mình, điều phục thân tâm, hết sức điều tiết thân tâm khiến thân tâm tự tại, rất thong dong, chẳng còn bị khẩn trương, chướng ngại rất oan uổng nữa!

Lễ Phật là hình thức vận động phù hợp với những nguyên lý của y học.

Lễ Phật là hình thức vận động phù hợp với những nguyên lý của y học.

Cách thức thờ Phật, lạy Phật, cúng Phật

5. Lễ Phật là điều phục thân tâm, tiêu trừ nghiệp chướng (vô trụ sanh tâm)

Khởi tâm lễ Phật, Phật liền biết ngay, phóng quang gia bị. Lễ Phật:

a) Tâm buông bỏ vạn duyên, nhất tâm chánh niệm niệm Phật (linh minh giác chiếu).

b) Thân thả lỏng các cơ, nhất tâm (linh hoạt, thong dong, mềm mại).

Trong khi lễ Phật, thân tâm đều thong dong mà cung kính, chuyên chú, cử động nhẹ nhàng, sáng suốt, thoải mái. Tuy là trong động mà vẫn an định quán chiếu. Tuy là động mà nhu nhuyễn, không cứng cỏi, co rút, lực phân bố đều, phù hợp tinh thần “vô trụ sanh tâm” trong kinh Kim Cang.

Chẳng hạn như: khi gối chấm đất, tay liền lập tức duỗi nhẹ ra (chẳng chống mạnh xuống, phí sức!). Khi ngồi quỳ xuống, hai gối và toàn thân lại lập tức hoàn toàn buông lỏng (vô trụ), tùy thời luyện tập, buông bỏ tâm khẩn trƣơng chấp trước. Rèn luyện sao cho có thể đề khởi, có thể buông bỏ khiến thân lẫn tâm đều thông suốt, không chướng ngại. Trong động lại có thể tùy thời vận dụng tác dụng chiếu soi rành rẽ của tâm (sanh tâm). Lại còn tùy thời buông lỏng chẳng giữ cứng (vô trụ). Dù thong dong nhưng chẳng ngừng tinh tấn (vô trụ sanh tâm). Tâm như bánh xe, xoay vần vận chuyển, trục là nhất niệm, nhưng lại “không tâm” chẳng vướng mắc. Bánh xe tiến về trước, chuyển động, nhưng trung tâm của bánh xe không lay động.

Bửu Quang tự đệ tử

Như Hòa chuyển ngữ

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hãy từ bỏ những nghề tạo ra ác nghiệp

Kiến thức 19:30 04/11/2024

Trong cuộc sống, mỗi người có một công việc, một nghề nghiệp riêng. Xét về phương diện tác nghiệp thì những nghề như đồ tể, đao phủ là những nghề tạo ra ác nghiệp, không có lợi ích cho tự thân ở đời này và đời sau.

Cách sám hối ngắn gọn súc tích Phật tử nên biết

Kiến thức 13:30 04/11/2024

Phương pháp đọc các bài sám hối, để gọi là đọc đúng, đó là không quá chú trọng việc đọc, mà tập trung vào việc hiểu. Đọc chậm cũng được, đọc vấp cũng được, đọc đi đọc lại một câu, một đoạn cũng được....cốt yếu là để hiểu thật kĩ nghĩa của những lời sám hối đó.

Thực hành thiền Phật giáo

Kiến thức 11:40 04/11/2024

Mục đích tối hậu của thiền là giúp tâm ta định và sáng, có thể thấy biết đúng như thật về thật tính của vạn pháp, bản chất của mọi sự vật hiện tượng, cả những hiện tượng vi tế nhất.

“Phàm làm việc gì, trước phải xét kết quả của nó về sau”

Kiến thức 10:00 04/11/2024

Những người không nghĩ đến quả mà cứ gieo nhân bừa bãi, thì thế nào cũng gặt nhiều tai họa, gây tạo cho mình những điều phiền phức, có khi làm ung độc cả cuộc đời, cả sự sống. Chỉ có những người nông nỗi, liều lĩnh mới không nghĩ đến ngày mai, mới sống qua ngày.

Xem thêm