Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Chút kỷ niệm với Hà Thanh

Từ trước năm 75, ở ngoài Bắc tôi đã được nghe qua đài phát thanh Sài Gòn tiếng hát của Hà Thanh, một giọng hát không lẫn với bất kỳ ca sĩ nào khác ở miền Nam và đương nhiên là cả miền Bắc.

Đạo diễn điện ảnh Đặng Nhật Minh

“Từ trước năm 75, ở ngoài Bắc tôi đã được nghe qua đài phát thanh Sài Gòn tiếng hát của Hà Thanh, một giọng hát không lẫn với bất kỳ ca sĩ nào khác ở miền Nam và đương nhiên là cả miền Bắc. Tôi mê nhất bài Bến Xuân của Văn Cao và Chiều Mưa Biên Giới (không biết của nhạc sĩ nào) do Hà Thanh hát với những luyến láy ở cuối mỗi câu làm mê hoặc người nghe đến như vậy.

Sau giải phóng tôi về Huế muốn tìm gặp Hà Thanh nhưng nghe nói cô đã vào Nha Trang, rồi Sài Gòn… Mãi đến năm 2005 khi sang Boston theo lời mời của Trung tâm William Joiner, tình cờ đến thăm một ngôi chùa, các sư cho tôi biết ca sĩ Hà Thanh thường lui tới đây để hát những bài thiền ca.”

Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Đắc Xuân
 
“Một buổi tối cuối năm 1965, nhân lúc người em rể là Giáo sư Bùi Tường Huân đi vắng, ca sĩ Hà Thanh “bí mật” rủ ông Hảo và tôi đem các đĩa nhạc của miền Bắc qua nghe nhờ máy của PT (em gái Hà Thanh, bà xã của ông Huân) ở dãy lầu ngay phía sau nhà ông Hảo.

Hà Thanh chọn nghe trước đĩa Câu hò bên bờ Hiền Lương của nhạc sĩ Hoàng Hiệp do Minh Đỗ hát. Nội dung lời ca nhớ nhung da diết được chuyển tải qua một làn điệu dân ca Nam bộ sâu lắng làm cho chúng tôi lặng người đi, mặt nhìn mặt nhau trong cảm xúc chứ không nói được nên lời. Tôi quá thấm thía nội dung bài hát nên không cầm được nước mắt. Lần đầu tiên trong đời tôi cảm thấy đất nước bị chia cắt đau đớn đến như thế. Chúng tôi cho đĩa quay lại dăm lần để ghi lại nguyên văn lời ca …

Chép xong, ca sĩ hà Thanh lẩm nhẩm rồi hát lại ngay. Hà Thanh đang cảm xúc mạnh, với chất giọng thánh thót gần gũi với dân ca miền Nam, nên cô hát truyền cảm không thua gì Minh Đỗ.”

Sư cô Chân Không

“Trong một buổi pháp thoại cho đồng bào ở Hoa Kỳ, thiền sư Nhất Hạnh có đọc cho thính chúng nghe bài thơ do Thầy sáng tác: “Bên mé rừng đã nở rộ hoa mai”. Khi nghe lần đầu câu: “Thầy đi tìm con, từ lúc non sông còn tăm tối…”, cô đã khóc và đã quyết tâm phổ nhạc bài này với những nốt nhạc rất dân tộc, rất Việt Nam và đã nhiều lần đến hát cho tăng thân Làng Mai nghe… Hôm ấy cô đã hát cho tăng thân nghe bài Bên mé rừng đã nở rộ hoa mai, do chính cô phổ nhạc thật tuyệt vời, nhiều thiền sinh có mặt ở khóa tu đã khóc vì cảm động và hạnh phúc…
 
…Mới cách đây hơn ba tháng, ngày 14 và 15.9.2013, Hà Thanh có đến tận khách sạn Boston Park Plaza Hotel, nơi thiền sư Nhất Hạnh đang hướng dẫn một khóa tu hai ngày cho 1120 bác sĩ y khoa và tâm lý trị liệu do Đại học Harvard tổ chức để thăm Thầy và một lần nữa hát cho Thầy nghe bài Bên mé rừng đã nở rộ hoa mai.

Các sư em tôi không ngờ đó là lần chót Hà Thanh hát cho Thầy và tăng thân nghe. Nhưng tôi thì vẫn đang còn nghe vẳng vẳng ngay lúc này đây, cái giọng ngọt ngào ấy, trong như những giọt sương mai long lanh, đầm ấm mà từ bi như tiếng như tiếng chuông ngân xa, ngân xa… thật xa biến cõi buồn phiền thành Tịnh độ.”

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Tâm lìa tướng ngôn ngữ

Phật giáo thường thức 13:20 14/11/2024

Tâm, lìa tất cả tướng, lìa tướng văn tự, lìa tướng ngôn ngữ, lìa tất cả tướng của động tác (nhướng mày chớp mắt) và lìa tất cả tướng tâm duyên hư vọng. Tâm thể lìa tất cả tướng ấy, nói có cũng không đúng, nói không cũng sai luôn.

Cháo và trà

Phật giáo thường thức 10:24 14/11/2024

Thiền sư Triệu Châu rất chú trọng Phật giáo trong sinh hoạt, sư ở bất cứ nơi nào cũng thể hiện thiền phong trong cuộc sống sinh hoạt.

Tinh thần nhập thế của Phật giáo thời Trần

Phật giáo thường thức 09:30 14/11/2024

Phật giáo đời Trần thật xứng đáng với vai trò của hệ tư tưởng chủ đạo tích cực và đáp ứng nhu cầu cấp thiết của thời đại, phù hợp với truyền thống yêu nước, tạo nên một triều đại vàng son trong lịch sử nước nhà.

Thấy rõ sự thật về già bệnh để không quá buồn lo

Phật giáo thường thức 09:15 14/11/2024

Trải qua thời gian thân này bị già là sự thật tất yếu. Già suy thì bệnh tật phát sinh cũng là tất nhiên. Ai rồi cũng như vậy, mọi sự vật hiện tượng đều như thế. Vậy thì chấp nhận sẽ an yên hơn chạy trốn hay chối bỏ hoặc lo sầu.

Xem thêm