Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 15/06/2018, 14:19 PM

Chuyện đất, tình người núi Cấm

Trong quyển “Thất Sơn mầu nhiệm” (Nguyễn Văn Hầu, xuất bản năm 1955) có nêu: “Năm non là năm cái vồ cao trên núi Cấm. Đó là vồ Hồ Hong (716 m) có điện thờ Ngọc Hoàng Thượng đế; vồ Thiên Tuế (514m) có dấu vết vua Gia Long; vồ Đầu (584m), vồ Bà (579m), vồ Ông Bướm (480m)”. Nhiều người cho rằng, đây là điểm hội tụ những điều tốt đẹp nhất, linh thiêng nhất, khí hậu mát mẻ nhất, phù hợp phát triển du lịch; nhất là du lịch tâm linh, nghỉ dưỡng… ở núi Cấm (xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang).

 Đỉnh núi Cấm luôn thu hút du khách
 
Vì sự nghiệp trồng… người

Quê quán miệt Cai Lậy lên lập nghiệp trên núi Cấm, ông Nguyễn Văn Chánh (59 tuổi, ngụ vồ Rau Tần) cho hay, người con lớn Nguyễn Văn Được tốt nghiệp Đại học Sư phạm Cần Thơ, rồi năm 2004 về dạy học tại thị trấn Tịnh Biên. “Kể từ năm học 1995-1996, nó là học trò thế hệ đầu tiên vùng núi Cấm này. Cùng lúc, bên vồ Thiên Tuế còn có Nguyễn Văn Ái, hiện đang dạy học tại thị trấn Tri Tôn” – ông Chánh phấn khởi. 

Con xuống núi dạy học cả tuần mới về một lần, còn vợ chồng ông vẫn ở lại trên núi canh tác 20 vườn đồi và buôn bán nước giải khát, phục vụ người hành hương và khách du lịch tham quan. “Đất không phụ lòng người, chỉ có điều phải biết khai thác, chắt chiu tự vươn lên chính mình. Lơ mơ là không được” – ông Chánh tâm đắc.

Cuối năm 1975, ông Đinh Văn Tươi (87 tuổi, quê từ Thốt Nốt) lên núi Cấm lập nghiệp tại vồ Thiên Tuế, trụ vững với 13 công vườn đồi và trồng nhiều loại cây ăn trái… tạm đủ an nhàn quãng đời còn lại. Hôm ghé thăm, ông vui mừng kể “chuyện đất và chuyện người” chốn non cao, rồi luôn miệng nhắc tới những… cô tú, cậu cử; mà ít ai hình dung ra nổi và tưởng chừng như thời… vật lộn với rắn, với cọp ở chốn núi non này. 

“Con gái tôi là Đinh Thị Như Minh, lấy xong bằng dược sĩ cũng là cả vấn đề. Hồi đó, thi đậu Đại học Cần Thơ, tốn hổng biết bao nhiêu mà kể, chừng học xong thì xin việc làm ở dưới đó luôn” – ông chia sẻ. Cả đời lo cho con, một khi thành đạt, cha mẹ cũng rạng rỡ với núi non.  
Trường THCS Núi Cấm những ngày đầu thành lập
 
Đó là niềm vui lớn nhất, cư dân núi Cấm rất hãnh diện. Bởi lẽ, hàng chục em sinh ra và lớn lên ở chốn non cao này, học xong Đại học và đi làm việc khắp nơi. Rồi có hàng chục em khác cũng tốt nghiệp Trung cấp và Cao đẳng, với đủ ngành nghề. Ông Phạm Việt Tân, Trưởng ban Nhân dân ấp Vồ Đầu (núi Cấm) bảo rằng, được như vậy là nhờ công lao của nhiều thầy, cô giáo dưới đồng bằng. Với tấm lòng “yêu nghề, mến trẻ” tha thiết, các thầy cô không ngại khó khăn, cực khổ sinh hoạt, quyết tâm “cõng chữ lên non” giúp các em mở mang kiến thức. Nhiều cư dân xứ núi nói, các thầy, cô giáo cấp I và cấp II ở núi Cấm giống như… những người trồng cây gây rừng, phủ xanh đất trống và đồi núi trọc, rồi giữ vững “lá phổi” chốn non cao này mãi mãi được xanh tươi.

Hãnh diện chốn non cao

Cư dân trên núi Cấm còn khen ngợi, Trần Hoàng Anh (quê Mỹ Tho, hiện ở vồ Đầu) nổi tiếng “vừa dạy học, vừa làm vườn”, chính anh là một trong ba người đầu tiên “cõng chữ lên non”, khi ngôi Trường Tiểu học Núi Cấm còn là cột tre, vách lá. Sau mấy chục năm bám “nghề giáo, nghề nông”, anh nuôi đứa con trai lớn (khuyết tật) tốt nghiệp Đại học và làm việc tại Bệnh viện ĐKTT An Giang khu vực Châu Đốc, còn đứa con gái út cũng tốt nghiệp Đại học và làm việc tại An ninh Hàng không Tân Sơn Nhất. 

Niềm vui không dừng ở đó, anh cũng đã thử nghiệm đưa cây quýt đường lên núi Cấm, với diện tích trên 2.000m2, năng suất đạt khoảng 2,5 tấn/năm. Hiện tại, vườn quýt của anh cho trái vụ thứ 6, kết quả rất khả quan, góp phần quan trọng cho việc mở ra vườn cây ăn trái đặc sản ở Khu du lịch tâm linh Núi Cấm này.

Từ Quận 8 (Tp.HCM) lên định cư vồ Pháo Binh, Đặng Văn Nhiều không nghĩ mình “bám trụ” hơn 40 năm.“Hồi đó, sợ về vùng kinh tế mới, tôi tìm đường đi trước. Nào ngờ, gặp khí hậu mát mẻ, trồng trọt cũng được. Vậy là ở luôn” – anh Nhiều thiệt tình. Canh tác 16 công vườn, anh cùng vợ (Huỳnh Thị Lệ Thủy, quê cù lao Ông Chưởng) dày công vun đắp… lấy ngắn nuôi dài. Hướng dẫn tham quan vườn đồi, chị Thủy nói: “Cực khổ cách mấy, vợ chồng tôi cũng chịu được mà nuôi 3 đứa nhỏ đi học, thiệt tình là ngán”. Rốt cuộc, con gái lớn tốt nghiệp Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm và làm việc tại Cần Thơ; đứa gái kế học năm thứ 3 Cao đẳng Tài nguyên môi trường Cần Thơ, còn thằng út đã tốt nghiệp Trung học Phổ thông. 
 Mùa mưa núi Cấm trở nên hấp dẫn 
 
Cư dân trên núi Cấm đa phần từ nơi khác đến lập nghiệp, ai cũng luôn hãnh diện với những gì có được hôm nay. Người ta đồn đại, Hoàng Tấn (vồ Bồ Hong) rất hoạt bát, chẳng những có đứa con gái đang học năm thứ 4 Đại học Y khoa Cần Thơ, mà gia đình anh còn nổi tiếng với mô hình “Du lịch nông dân”. Anh Nguyễn Văn Cao (vồ Bồ Hong) cho rằng, vợ chồng Hoàng Tấn khéo tính toán dịch vụ và kinh doanh, như vậy mới có tiền dư nuôi con ăn học. 

Vả lại, khu vực vồ Bồ Hong là đỉnh cao nhất và là điểm linh thiêng nhất của núi Cấm này. Quả thật, leo lên trên đỉnh Bồ Hong, đảo mắt một vòng thấy mây lãng đãng, khí hậu mát mẻ cho nên mọi người đều thích. Đây là điểm chủ yếu người hành hương và du khách muốn khám phá núi Cấm (xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang), một địa chỉ được mệnh danh “Nóc nhà miền Tây” hay còn gọi “Đà Lạt 2 ở ĐBSCL”.

Đỉnh núi Cấm có vồ Bồ Hong (ấp Vồ Đầu, xã An Hảo) điểm cao tuyệt đối 716m so mặt nước biển, vừa là đỉnh cao nhất trong bảy ngọn núi được sử sách ghi lại vùng Bảy Núi (tỉnh An Giang). Từ đây, có biết bao câu chuyện ly kỳ, hấp dẫn qua truyền khẩu từ đời này sang đời khác, rồi núi Cấm trở thành trung tâm “vùng Thất Sơn huyền bí” xưa và nay. 

Phan Trọng Ân
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm