Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Chuyện đầu năm về "Tượng Phật lạ xuất hiện trong ngôi chùa cổ"

Vụ việc “Tượng Phật lạ xuất hiện trong ngôi chùa cổ” đầu năm này cũng không làm người viết chú ý cho mấy, vì ngay từ hình ảnh đầu tiên, người có chút am tường cũng dễ nhận ra đó chỉ là cách trần thiết cho tháng cúng đèn Dược Sư.

Cũng như nhiều năm trước, đầu xuân Giáp Ngọ này giới truyền thông báo chí xã hội ngoài việc chú ý vào các thùng tiền công đức, tiền lẻ, tiền nhét tay các tượng Phật, hoặc không hài lòng việc phóng sinh chim thú (lấy lý do phóng sinh kiểu ấy chỉ nuôi sống nhóm người săn bắt - thay vì phải lên án trước nhất người săn bắt; và còn cao giọng lên lớp giảng giải giáo lý nhà Phật)…v..v..lại chú ý sâu hơn và cao hơn trong Chính điện nhà chùa, đó là tượng Phật!
                   
Việc này tuy có gây nhiều khó chịu cho nhà chùa, nhất là các chùa  ở khu vực phía Bắc, vì đây là những nơi hiện vẫn còn trong quá trình từng bước hoàn thiện cơ cấu tổ chức và quản lý chuyên sâu của Giáo hội Phật giáo Việt Nam; nhưng xét về mặt tích cực thì sự chú ý này cũng ít nhiều giúp ích cho Phật giáo, cụ thể từng ngôi chùa ấy có dịp nhìn lại việc hành đạo và hóa đạo tại trú xứ của mình.
                   
Vì vậy, vụ việc “Tượng Phật lạ xuất hiện trong ngôi chùa cổ” đầu năm này cũng không làm người viết chú ý cho mấy, vì ngay từ hình ảnh đầu tiên, người có chút am tường cũng dễ nhận ra đó chỉ là cách trần thiết cho tháng cúng đèn Dược Sư, chỉ mang tính chất tạm thời, thay vì một tháp đèn Dược Sư với hàng trăm ngọn đèn dầu.

Ở một số chùa  nếu không có không gian rộng để bày ngọn  tháp đèn ấy thì  phía trước bàn thờ Phật người ta  thường  tôn trí bảy tượng Phật Dược Sư nhỏ trong những ngày này.
 Tượng Phật "lạ" chùa Bà Đá
Thiết nghĩ, với một ngôi chùa thuộc diện di tích, nếu không có hành vi xâm hại hay phá hoại và trùng tu không quy tắc thì hãy để vị trụ trì có chút quyền hạn hóa đạo theo cách riêng của mình nhằm thu phục cộng đồng và an dân, xã hội. Không nên quá câu nệ cứng nhắc khi cho rằng thiết lập bàn thờ dù tạm thời cũng sai luật như trường hợp chùa Bà Đá này. Hóa đạo và hành đạo tuy cũng tuân thủ theo đúng pháp môn, tông môn và luật nghi, nhưng cách vận hành thì đa dạng, mỗi vị mỗi cách tùy nghi mình trú xứ.

Có lẽ Đại đức Thích Chiếu Tuệ không sai nhưng Đại đức đã "khổ sở" khi vận dụng cách hóa đạo chưa đúng nơi và chưa có tư duy tùy thuận hợp lẽ chăng?

Ở đây, sự việc đã bị giới truyền thông đẩy lên cao quá mức, cho rằng “Nhiều người sốc khi thấy ở ngôi chùa nghìn tuổi ở Hà Nội khởi lập từ thời Lý Thánh Tông xuất hiện một bức tượng rất mới chình ình (tôi nhấn mạnh) trên một ban thờ mới lập. Không phải là người có kiến thức thức rộng về tượng Phật cũng dễ nhận thấy bức tượng này không hề thuần Việt. Đáng tiếc là chuyện tượng Phật copy tứ tung, tượng mới xuất hiện nhan nhản ở các đền chùa hiện nay và người ta coi đó là đẹp…”.

Đó cũng là câu hỏi đặt ra với ông Nguyễn Đình Thành, người được giới thiệu đã tốt nghiệp thạc sỹ Quản trị Văn hóa đại học Paris Dauphine (Paris 9) Cộng hòa Pháp, có câu thòng sau là “Anh thấy chuyện này có bất thường không?”.(“Tượng Phật “lạ” rõ ràng là chuyện bất thường - Hạnh Phương báo VietnamNet).

Từ câu hỏi đó, ông Nguyễn Đình Thành đã trả lời có phần chệch hướng rằng “Rõ ràng đây là chuyện bất bình thường nhưng đã xảy ra ở quá nhiều nơi, từ nhiều năm nay nên không còn gì lạ nữa. Tôi thậm chí đã thấy trên một hòn gỉa sơn ở một ngôi chùa đông đúc nội thành Hà Nội, người ta bày tượng phật (không có chữ Hoa) bà cùng thủy thủ mặt trăng. Đây thật sự là một chuyện buồn…” Và rồi ông Nguyễn Đình Thành không ngại ngần đánh giá mà theo tôi là đáng lưu ý nhất trong câu trả lời này rằng “Đáng lẽ với biết bao năm tu tập, thậm chi nhiều vị sư còn có trình độ đại học phật (không viết Hoa) giáo, họ đã có thể can thiệp để chuyện này không thể xảy ra”.
 Tượng Phật chùa Cổ Am (Nghệ An)
Bài báo không chỉ dừng lại  bấy nhiêu đó mà còn đi xa hơn, cao hơn, quan tâm và lo lắng cho vận hạn Phật giáo Việt Nam trước nạn Phật ngoại xâm lấn. Tác giả bài báo lo lắng rằng “Không chỉ có tượng Phật, nhiều đền chùa hiện nay xuất hiện tràn ngập sư tử đá Trung Quốc, người ta thờ, cúng mà không biết mình đang thờ, cúng những thứ ngoại lai, đi ngược đạo Phật tương tự như chuyện nhét tiền vào tay tượng Phật tại các chùa vẫn xuất hiện tràn lan vào mùa lễ hội. Những hiện tượng như vậy có phài xuất phát từ việc thiếu hiểu biết, thiếu văn hóa  mà ra?”

Ông Nguyễn Đình Thành trả lời “Rõ ràng là sự phát triển kinh tế, xã hội trong những thập kỷ qua không đồng nghĩa với việc nâng cao một cách tự nhiên hiểu biết của người dân, phật tử và của các nhà tu tập. Tôi nghĩ đã đến lúc Giáo hội Phật giáo Việt Nam lên tiếng chính thức trên những kênh truyền thông lớn: ở bên ngoài, có tác động đến đông đảo phật tử, ở bên trong, tác động đến các vị chức sắc tôn giáo. Một bộ quy tắc chuẩn về trang trí, bài trí trong các nơi thờ cúng là điều cần thiết…”

Với cách đặt câu hỏi thiếu tôn trọng - nếu không muốn nói là trịch thượng như thế, thử hỏi người đọc sẽ nhìn sự việc theo chiều hướng nào nếu không là tiêu cực, gây nhiều khó khăn cho công việc hoằng hóa của chư tăng sau này. Thí dụ  nhỏ; tác giả báo báo cho rằng “Lịch sử Phật giáo Việt Nam có đến hơn 2000 năm với vô vàn bức tượng Phật đẹp, trong khi đó người ta lại đang chấp nhận thời cúng những bức tượng mới ngoại lai…” thì có lẽ các nhà tu hành cũng phải đến xin cho được một trong những mẫu tượng Phật đẹp ấy mà tác giả bài báo thấy ra để làm chuẩn thờ cúng cho Phật giáo Việt Nam.
 Tượng Phật chùa Huê Nghiêm, quân 2, Tp.HCM
Riêng câu trả lời của ông Nguyễn Đình Thành, đúng là các vị xuất gia cũng như tại gia phải nâng cao thêm trình độ nhận thức để có văn hóa thờ cúng! Tư duy nhận thức đôi khi không theo kịp với đà phát triển mọi mặt xã hội. Nhưng người có tư duy, có kiến thức phải thừa biết rằng PGVN thống nhất mới chỉ hơn 30 năm nay; từ danh Giáo hội, Hiến chương, Phật kỳ cho đến Phật ca đều phải  tiêu tốn khá nhiều thời gian khác nhau mới thành tựu trên văn bản pháp quy hiện hành. Ngay như pháp phục của tăng, ni xuất gia cũng thế, mãi cho đến gần đây mới thống nhất được.

Người con Phật Việt Nam chúng ta rất vui mừng về những thành quả đạt được này. Nhưng còn  việc gọi là "Một bộ quy tắc chuẩn về trang trí, bài trí trong các nơi thời cúng" như ý kiến ông phát biểu thì vấn đề này nó lại nằm phía bên ngoài GHPGVN nhiều hơn.

Giữa những ngôi chùa thuộc hạng di tích lịch sử, như chùa Bà Đá đang nói đến, việc có ứng dụng thành công cái quy tắc ấy (nếu có) theo ý ông thì vấp phải luật Di sản, di tích cần phải bảo vệ.

Đại đức Thích Chiếu Tuệ  đã khổ sở biết bao mấy ngày nay trước làn sóng (của  truyền thông) đã phải di dời tượng Phật Dược Sư ấy vào cất trong kho. Dù đã cố gắng  thuyết phục và giải thích, ngay với chính các nhà  nghiên cứu luật di sản cũng thẳng thừng cho rằng “Dù có tạm thời cũng sai luật”. Như vậy cái quy tắc ấy chỉ được áp dụng với những ngôi chùa không phải là di tích?

Sự việc chùa Bà Đá  này chính là câu đáp án cho ý kiến và góp ý của ông Nguyễn Đình Thành dù rất tiếc những góp ý tích cực đó đi sau sự kiện.

Ở phía Nam, từ hơn nửa thế kỷ trước, vô hình chung đã có quy tắc bày trí tượng phật và thơ hình mẫu tượng Phật trong chính điện rồi. Đó là đức Bổn Sư với kiểu quấn y choàng qua cổ đơn giản mà trang nghiêm. Chúng ta có thể xem qua hình mẫu ấy bằng tượng Thích Ca Vũng tàu. Kiểu tượng thờ này đã dần dà có xuất hiện ở các tỉnh phía Bắc. Trong hệ thống các thiền viện Trúc Lâm thì tôn trí tượng Bổn Sư hình dáng tương tự nhưng bàn tay phải giơ cành sen “Niêm Hoa Vi tiếu”. Các chùa Nam tông thì thờ tượng với gương mặt tương tự nhưng kiểu quấn y thì chừa vai phải nhưng cũng rất trang nghiêm.
 Tượng Phật tại thiền viện Phước Sơn (Đồng Nai)
Ngày nay, trào lưu du học Đài, Trung, Ấn khá phổ biến cho nên  hình tượng Bồn sư và chư vị Bồ tát được tôn trí trong chính điện có phần màu sắc hơn.

Nếu  tác giả bài báo và thạc sĩ Nguyễn Đình Thành có ưu tư cho vận mệnh PGVN thì có lẽ còn có những việc làm khác thiết thực hơn...

Dương Kinh Thành
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Phiên chợ 0 đồng tại Điểm an sinh xã hội chùa Thiền Giác (TP.Thủ Đức)

Phật pháp và cuộc sống 15:20 26/04/2024

Sáng ngày 26/4/2024 (nhằm ngày 18/3 ÂL), Thượng tọa Thích Đạo Phước, Ủy viên HĐTS, Phó ban - Chánh Thư ký Ban TTTT TƯGH, trụ trì chùa Thiền Giác (phường Phú Hữu, Tp.Thủ Đức, TP.HCM) kết hợp cùng Uỷ ban MTTQVN phường Phú Hữu tổ chức Phiên chợ 0 đồng chủ đề "Phú Hữu nghĩa tình - Kết nối chia sẻ yêu thương”.

Thấy chú rùa bị bán ở ven đường, cô gái đã vận động giải cứu thành công

Phật pháp và cuộc sống 14:50 26/04/2024

Hôm qua, 25/4 là ngày đặc biệt của Phật tử Giác Sen (quê Nông Sơn, Quảng Nam, đang làm việc tại TP.Đà Nẵng) vì đã cùng những người bạn giải cứu thành công "bạn rùa" đang bị bán để lấy thịt.

Tưởng vậy nhưng không phải vậy

Phật pháp và cuộc sống 11:34 26/04/2024

Từ Khổng Tử, một hiền triết, cho đến Trương Sinh, một con người đa nghi, đều không tránh khỏi được “TƯỞNG là vậy mà không phải là vậy”.

Đối trị phiền não khi niệm Phật

Phật pháp và cuộc sống 11:05 26/04/2024

Thực ra không phải tới lúc niệm Phật chúng ta mới có phiền não, hoặc nhận biết ra chúng ta đang có, thậm chí quá nhiều phiền não, mà nói cho đúng: phiền não đã có trong chúng ta từ vô lượng kiếp tới nay.

Xem thêm