Chuyện hậu sự: Từ quan niệm, văn hóa, tín ngưỡng đến tôn giáo
Chuyện sinh tử tất yếu muôn đời của nhân sinh ở đâu và lúc nào cũng bình thường, có sinh có tử. Thế nhưng cách mà con người ứng xử với hậu sự có khác biệt, tùy vào tập quán, văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo...
>>Những giáo lý Phật giáo nên đọc
Tập quán:
Các hình thức thủy táng, hỏa táng, thủy táng...hay cả điểu táng, phản ánh tập quán lâu đời của các cộng đồng người cụ thể.
Văn hóa:
Ở Việt Nam, các sắc dân với các nền văn hóa riêng có cách tổ chức ma chay đặc thù thể hiện tính riêng văn hóa dân tộc mình: người Kinh, Khmer, Hoa, Ê Đê, Gia Rai, xê Đăng, Cơ Tu, Nùng, Thái, Sán Dìu... có lối làm ma chay của mình với nền âm nhạc, nghi thức cúng tế, phẩm vật...có khác. Đấy cũng thuộc về đối tượng nghiên cứu của dân tộc học.
Tín ngưỡng:
Tùy tín ngưỡng, người qua đời được tống tiễn bởi nghi thức phù hợp niềm tin của họ và cộng đồng chia sẻ niềm tin ấy.
Với tín ngưỡng dân gian, có lối nghĩ "âm sao dương vậy", nghi thức tống tiễn người chết với quan niệm ráng dành cho kẻ ra đi những gì tốt nhất cho "cuộc sống" ở thế giới bên kia. Và người ta chứng kiến cỗ bàn ầm ĩ có khi hơn đám cưới, rượu thịt ê hề, trống nhạc ỏm tỏi, có khi có hát xướng nhảy múa như...đại nhạc hội. Và không thiếu những món hàng mã mang theo về bên kia: xe cộ, nhà lầu, ô tô, đô la... Tất thảy ráng làm sao cho người chết đầy đủ nhất ở bên kia thế giới. Như đã nói, đấy là một quan niệm và cách thể hiện quan niệm ấy cho người chết, theo ý tốt nhất cho người thân đã mất và cả người còn tại thế.
Quan niệm của Phật giáo:
Phật giáo là tôn giáo, tôn giáo ấy quan niệm rõ ràng về sự sống và cái chết: sinh mệnh xoay vòng theo định luật luân hồi sinh tử rồi tái sinh ở các cõi tùy duyên nghiệp, đạo hạnh hay ác nghiệp mà sinh mệnh cụ thể thọ nhận hay tạo tác. Ví như ác mệnh chết về cõi a tu la, quỷ... chịu trừng phạt, hay thiện mệnh sau khi chết về cõi a di đà, cõi người thinh văn, hay rốt ráo, cõi Phật.
Sự sinh tử trong vòng luân hồi chi phối sát sao bởi luật nhân quả mang tính khoa học. Theo "quan niệm" ấy, tha nhân khi sống tại đời sống trần tục, ráng tu nhân tích đức hành thiện cứu người, tu học tinh tấn giác ngộ, hầu vãn sanh về cõi lành cõi tốt tùy phúc báo cho nghiệp lành, đấy là cách chuẩn bị cho mai hậu vĩnh hằng theo quan điểm Phật giáo. Phút cận kề lâm chung, cận tử nghiệp chi phối, thân nhân dòng tộc bạn đồng tu và bậc xuất gia hộ trì các thời kinh thành tâm hồi hướng tạo oai lực giúp hương linh kẻ mất đi có nẻo đến tốt lành, không sai lạc.
Đồng thời, tang gia và ma chay cỗ bàn chay tịnh, nếu có thể dùng tiền phúng điếu làm từ thiện tạo phước cho thân nhân đã mất... "Quan niệm" ấy của Phật giáo khiến có khác biệt căn bản với quan niệm tín ngưỡng dân gian đã dẫn ở trên trong chuyện hậu sự con người, phản ánh quan niệm khác biệt của tín ngưỡng và tôn giáo, ở đây đang nói đến Phật giáo.
Từ quan niệm có khác biệt căn bản ấy, Phật tử chân chính không cho rằng ma chay đãi đằng ầm ĩ tốn kém là tạo được điều tốt cho người mất mà ngược lại, giết mổ trâu bò heo mâm cao cỗ đầy tạo thêm nghiệp sát sinh cho người mất phải trả, cộng thêm nghiệp xấu. Ngược lại, người theo tín ngưỡng dân gian lại không nhận ra một đám tang chay tịnh trang nghiêm theo quan niệm Phật giáo lại cần thiết cho thân nhân họ vừa đi! Họ không nghĩ về một thế giới bên kia với các cõi như Phật giáo chỉ ra và tin theo, họ nghĩ về cõi bên kia y chang thế gian họ sống và người thân họ sống, tiền tài, tranh đấu, hỉ nộ ái ố...
Còn bạn, quan niệm như thế nào về chuyện hậu sự?
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà
Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.
Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn
Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.
Tôi tin nhân quả
Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.
Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…
Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.
Xem thêm