Chuyển hóa trái tim đau khổ
Thay vì khuấy động chính mình, hãy sử dụng sự bế tắc, điểm nghẽn của mình làm điểm tựa để hiểu những gì mọi người đang làm để chống báng nhau trên thế giới. Hít vào cho tất cả chúng ta và thở ra cho tất cả chúng ta.
Đặc biệt, để quan tâm đến những người đang sợ hãi, tức giận, ghen tuông, bị áp đảo bởi sự nghiện ngập dưới bất kỳ hình thức nào, kiêu ngạo, tự hào, keo kiệt, ích kỷ, bần tiện- theo cách gọi của bạn – để có lòng từ bi và quan tâm đến những người này, bạn đừng chạy trốn khi chính mình gặp phải những vấn đề đó. Trong thực tế, thái độ của con người đối với nỗi đau có thể thay đổi. Thay vì chống đỡ và trốn tránh niềm đau, chúng ta có thể mở cửa trái tim của chính mình, cảm nhận nỗi đau và xem chúng như là một công cụ làm mềm quả tim chai đá, thanh tẩy quả tim và khiến chúng ta trở nên tử tế hơn, yêu thương hơn.
Việc thực hành thiền định Tonglen là một phương pháp kết nối với đau khổ; của cả chúng ta và sự vật quanh ta, ở mọi nơi ta đi qua. Đó là một phương pháp khắc phục nỗi sợ hãi sự đau khổ và làm tan lớp băng giá đóng kín tâm hồn chúng ta. Đây là một phương pháp đánh thức lòng từ bi vốn có trong tất cả chúng ta, cho dù ta trông có vẻ tàn nhẫn hay lạnh lùng như thế nào đi chăng nữa.
Đối trị với đau khổ tuyệt vọng
Chúng ta bắt đầu thực hành bằng cách mang lấy sự đau khổ, tổn thương của người khác. Ví dụ, nếu bạn biết một đứa bé đang bị tổn thương, bạn hít vào và mong muốn lấy đi tất cả những đau đớn và sợ hãi của em bé đó. Sau đó, bạn thở ra và gửi hạnh phúc, niềm vui, hoặc bất cứ điều gì để làm giảm bớt nỗi đau của em. Đây là cốt lõi của việc thực hành thiền định Tongleng: khi hít vào ta lấy đi nỗi đau của người khác để họ khỏe mạnh và có nhiều không gian hơn cho việc thư giãn và cởi mở; khi thở ra, ta gửi cho họ sự thư giãn hoặc bất cứ điều gì mà bạn cho rằng sẽ mang lại cho họ sự khuây khỏa và hạnh phúc. Tuy nhiên, chúng ta thường không thể thực hành việc này bởi vì chúng ta đang phải đối diện với nỗi sợ hãi riêng của chính mình, với sức ì trong tâm hồn mình, sự giận dữ, hay một nỗi đau nào đó trong ta hoặc bỗng nhiên lúc đó chúng ta bị bế tắc, không làm được.
Vào thời điểm đó, bạn có thể thay đổi sự tập trung và bắt đầu việc thiền định Tonglen cho cả chính bạn và cho hàng triệu người khác giống như bạn, những người đang bị bế tắc và đau khổ. Bạn cũng có thể đặt tên cho nỗi đau của bạn. Bạn biết đó rõ ràng là khủng bố, nỗi khiếp sợ, tức giận hoặc muốn trả thù.
Vì vậy, bạn hít vào một hơi; lấy đi tất cả những nỗi đau của chính bạn và những người khác; rồi bạn thở ra, gửi đi sự khuây khỏa, thư thái hoặc một không gian rộng mở cho chính bạn và vô số những người khác. Có khi bạn không thể đặt tên cho nỗi đau ở trong bạn nhưng bạn có thể cảm thấy đau thắt ruột, một bóng đen nặng nề, hoặc một cảm giác đau đớn nào đó. Chỉ cần nghĩ đến những gì bạn đang cảm thấy và hít vào tất cả những nỗi đau đó; và thở ra, gửi đi sự thư thái cho tất cả mọi người.
Người ta thường nói việc thực hành (Tonglen) này đi ngược lại cách mà chúng ta sống với nhau. Thật ra, thực hành điều này đi ngược lại bản chất muốn mọi việc theo ý của ta, muốn mọi việc xảy ra có lợi cho ta bất kể điều gì xảy ra đối với người khác. Việc thực hành này giúp xóa tan chiếc áo giáp mà chúng ta đã cố gắng rất nhiều để tạo nên và bó chặt lấy chính mình. Trong ngôn ngữ Phật giáo người ta gọi đó là phá tan sự bám chấp vào cái tôi của mình.
Tonglen đi ngược lại với những lý luận thông thường trong việc tránh đau khổ và tìm kiếm niềm vui. Và trong quá trình này, chúng ta được giải thoát khỏi nhà tù thâm căn cố đế của sự ích kỷ. Chúng ta bắt đầu cảm thấy yêu chính bản thân mình và những người khác. Chúng ta cũng bắt đầu chăm sóc bản thân mình và những người khác. Nó đánh thức lòng từ bi của chúng ta và cho ta có một tầm nhìn lớn hơn về thực tại này. Nó đưa chúng ta đến một không gian rộng lớn, bao la không giới hạn mà nhà phật gọi là Shunyata – Tánh Không. Bằng cách thực hành này, chúng ta bắt đầu mở ra chiều kích mới trong con người chúng ta. Đầu tiên, chúng ta sẽ cảm thấy đây không phải là điều gì to lớn hoặc ghê gớm như ta từng nghĩ.
Thiền định Tonglen có thể áp dụng cho những người bị bệnh, đang hấp hối hoặc vừa qua đời, hoặc cho những người đang có một nỗi đau nào đó. Bạn có thể thực hành Tonglen theo đúng nghi thức thiền định một cách trang trọng hoặc ngay tại chỗ bất cứ lúc nào. Ví dụ, nếu bạn đi ra ngoài và bạn thấy một người nào đó đang bị đau đớn, ngay lúc đó, bạn có thể bắt đầu hít vào nỗi đau của họ và gửi đến họ sự thư giãn, thoải mái. Hoặc trong trường hợp bạn thấy một người đang đau đớn và bạn nhìn đi chỗ khác vì nó gợi lên nỗi sợ hay lòng tức giận của bạn; tạo ra sự đối kháng và bất an trong tâm hồn bạn. Ngay lúc đó, bạn có thể thực hành Tonglen cho tất cả những người đang giống như bạn, cho tất cả những ai mong muốn có lòng từ bi thương người nhưng thay vào đó lại bị sợ hãi, cho những ai mong muốn là người dũng cảm, nhưng thay vào đó lại cảm thấy nhút nhát, sợ sệt.
Thay vì khuấy động chính mình, hãy sử dụng sự bế tắc, điểm nghẽn của mình làm điểm tựa để hiểu những gì mọi người đang làm để chống báng nhau trên thế giới. Hít vào cho tất cả chúng ta và thở ra cho tất cả chúng ta. Sử dụng những gì có vẻ như là chất độc để biến chúng trở thành dược liệu. Sử dụng đau khổ cá nhân của bạn làm con đường dẫn đến lòng từ bi đối với tất cả chúng sinh.
Giới thiệu về PEMA Chodron
Với lời dạy mạnh mẽ của mình, những quyển sách bán chạy nhất, và những khóa tu học tĩnh tâm có hàng ngàn khóa sinh tham dự, Pema Chodron là giảng viên Phật Giáo sinh ra ở Mỹ nổi tiếng nhất hiện nay. Với quyển In The Wisdom of No Escape, The Places that Scare You, và những cuốn sách hay khác, cô đã hướng dẫn chúng ta cách chuyển hóa các khó khăn và rủi ro trở thành cơ hội cho sự thức tỉnh và giác ngộ. Cô là giảng viên cơ hữu của tu viện Abbey Gampo ở Nova Scotia và là sinh viên của Ngài Dzigar Kongtrul, Ngài Sakyong Mipham Rinpoche, và Ngài Chögyam Trungpa (đã qua đời).
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa
Kiến thức 13:29 02/11/2024Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.
Nói về Tứ niệm xứ
Kiến thức 10:40 02/11/2024Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.
Xem thêm