Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 28/03/2020, 07:00 AM

Chuyển hóa từ chánh niệm

Chánh niệm là sự trung hòa các phản ứng cảm xúc để cho dòng chảy của khổ đau, khuynh hướng của hạnh phúc và sự trung lập trong thái độ được tâm chúng ta làm chủ, thấy rõ sự vật như ta thấy các chỉ tay trong lòng bàn tay của mình.

> Sự khác biệt giữa chánh niệm và vô tâm

Thực tập chánh niệm, bước đầu ta phải mượn các đối vật, đối tượng, ở mức độ tích cực để chúng ta loại trừ những tiêu cực, để tâm không bị hụt hẫng và không có những phản ứng phụ trái với những gì chúng ta đang hướng về. Chánh niệm được hiểu là ý thức trọn vẹn về hiện tại trong sự sâu lắng không có những vướng chấp, giúp cho hành giả vượt khỏi chủ nghĩa quá khứ và chủ nghĩa tương lai.

Chủ nghĩa quá khứ ta tạm gọi chủ nghĩa hồi đó, chủ nghĩa lịch sử, chủ nghĩa khảo cổ, chủ nghĩa các thứ khó quên. Mỗi lần, ta sống với chủ nghĩa quá khứ, các dữ liệu lịch sử được tái hiện thêm một lần nữa, dẫn đến hai phản ứng, tiếc nuối hoặc khổ đau. Đối với những tích cực, điều tốt, không còn trong hiện tại làm cho chúng ta tiếc, khó quên, đối với tiêu cực, cái xấu hoặc mình từng là nạn nhân, nỗi khổ niềm đau có cơ hội được sống dậy, hâm nóng thêm nhiều lần nữa.Chánh niệm trước nhất là vượt thoát khỏi do chuyển hóa đối tượng, đối vật, sự kiện, con người và những diễn tiến của quá khứ dầu dưới bất kỳ một hình thái nào.

Mỗi lần, ta sống với chủ nghĩa quá khứ, các dữ liệu lịch sử được tái hiện thêm một lần nữa, dẫn đến hai phản ứng, tiếc nuối hoặc khổ đau.

Mỗi lần, ta sống với chủ nghĩa quá khứ, các dữ liệu lịch sử được tái hiện thêm một lần nữa, dẫn đến hai phản ứng, tiếc nuối hoặc khổ đau.

Chánh niệm là phương thuốc chữa bệnh tốt nhất

Chủ nghĩa tương lai thường được thiết lập trên những ước vọng và bắt đầu của nó là những kế hoạch, dự trù, dự tính. Một hiểu lầm rất căn bản khi cho rằng người tu Chánh niệm theo tinh thần Phật dạy sẽ có cái nhìn thiển cận bởi vì không có lo xa như Nho giáo đã nói: “Nhân vô viễn lự, tất hữu cận ưu” (Người không lo xa, tất bị buồn gần). Ai không biết lo chính mình, vô tư, phó mặc cuộc đời mình cho vận mệnh, người đó sẽ bị khổ đau níu kéo gần bên gang tấc. Thực tập Chánh niệm ta sống một cách trọn vẹn trong hạnh phúc, an vui, vượt khỏi mọi chấp trước ở hiện tại tương lai, hạnh phúc chắc chắn nằm trong lòng bàn tay của ta.

Chánh niệm là sự trung hòa các phản ứng cảm xúc để cho dòng chảy của khổ đau, khuynh hướng của hạnh phúc và sự trung lập trong thái độ được tâm chúng ta làm chủ, thấy rõ sự vật như ta thấy các chỉ tay trong lòng bàn tay của mình.

Chánh niệm là sự trung hòa các phản ứng cảm xúc để cho dòng chảy của khổ đau, khuynh hướng của hạnh phúc và sự trung lập trong thái độ được tâm chúng ta làm chủ, thấy rõ sự vật như ta thấy các chỉ tay trong lòng bàn tay của mình.

Giá trị của chánh niệm

Mối quan hệ nhân quả của Chánh niệm ở hiện tại và tương lai là hai chiều, do vậy không phải tốn công viễn tưởng tới những thứ mà nó không có, bởi vì người thực tập Chánh niệm có khả năng trực quan và một phần của năng lực ngoại cảm trên nền tảng của trực quan xảy ra trong tương lai, ứng xử và trải nghiệm một cách rất bình tĩnh, thanh tịnh, không vướng mắc.Chúng ta thực tập Chánh niệm, sống hiện tại lạc trú là có chiều sâu về tương lai, có tầm nhìn xa, trông sâu, hiểu rộng… Ứng xử chân chính vẫn được thể hiện ở một mức độ cao nhất, đây là điều chúng ta cần phải tin. Người nào sau khi thực tập Chánh niệm, có cảm giác buông bỏ hết trách nhiệm, người đó đã thực tập sai, bởi trách nhiệm là hiện tại và là sự nối tiếp trong tương lai.

Nhiều Phật tử thực tập thiền, Quán niệm hơi thở hoặc Tứ niệm xứ, Công án và Thoại đầu sai phương pháp, khi trở về đời sống gia đình không thiết màng đến bất cứ điều gì. Thực tập đó chỉ tốt đối với người xuất gia, người tại gia được xem có vấn đề. Đời sống tại gia cái gì cũng xả hết là hiểu lầm. Trên nền tảng thực tập chánh niệm ta cần phải điều chỉnh, chánh niệm là người sống rất năng động, nhiệt huyết, an vui, hạnh phúc, không vướng dính trên thành quả, trên các dự kiến v.v...  giá trị của nó rất cao.

Ở một phương diện khác, ta có thể nói Chánh niệm là sự trung hòa các phản ứng cảm xúc để cho dòng chảy của khổ đau, khuynh hướng của hạnh phúc và sự trung lập trong thái độ được tâm chúng ta làm chủ, thấy rõ sự vật như ta thấy các chỉ tay trong lòng bàn tay của mình. Khi cái xấu được ý thức nhìn thấy rõ, nó trở nên bẽn lẽn, thẹn thùng, mắc cỡ, tự điều chỉnh lấy.

Khi cái xấu được ý thức nhìn thấy rõ, nó trở nên bẽn lẽn, thẹn thùng, mắc cỡ, tự điều chỉnh lấy.

Khi cái xấu được ý thức nhìn thấy rõ, nó trở nên bẽn lẽn, thẹn thùng, mắc cỡ, tự điều chỉnh lấy.

Chánh niệm nội tâm

Hệ thống an ninh ngày nay có kỹ thuật máy quay thu hình, ghi lại bất cứ sự kiện gì diễn ra. Người ta có thể truy ra ai là tác giả của những vụ trộm cắp, khi các hoạt động chính thức trong ngày đã được kết thúc. Vụ ăn cắp kim cương tại Anh, cảnh sát an ninh cho quay chiếu lại hết các thước phim khi hai người lạ mặt, một người da trắng, người da đen, ăn mặc sang trọng nên chuyên viên an ninh không theo dõi. Họ vào trong khu vực trưng bày kim cương chỉ trong vòng 2 phút, 2 kẻ lạ mặt đã rút súng, lấy các hạt kim cương quý trị giá 1.200 tỷ đồng Việt Nam.

Đến bây giờ, toàn nước Anh đang truy lùng không có một tin tức gì. Người ta chỉ thấy lại những thước phim quay lại dáng đi của những người đó đi vào bên trong rút súng và hết. Mặt mũi vẫn thấy nhưng không biết họ ở đâu. Đường máy bay trên toàn quốc đã được cung cấp dữ liệu, các đường biên giới, đường bộ đã được cung cấp thông tin, hình ảnh và các thước phim, vẫn không tìm ra những người này, cứ một quãng đường, họ đổi một chiếc xe. Họ đổi đến 3 lần xe, nên tông tích gần như bị xóa. Chiếc máy ghi nhận để phục vụ chức năng an ninh được xem là máy Chánh niệm. Nó không phán xét, không đánh giá, không tạo ra phản ứng của cảm xúc, thích, ghét, tiêu cực hay tích cực. Nó chỉ ghi nhận các hình ảnh đang diễn ra trước mặt một cách chuẩn xác.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Học Phật giản đơn

Kiến thức 08:00 22/11/2024

Luôn giữ tâm thanh tịnh, chánh niệm tỉnh giác xa lìa các pháp cấu uế, bất thiện dần hướng đến an lạc, Niết bàn miên viễn.

Xem thêm