Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 11/08/2022, 17:37 PM

Chuyện tình kỳ lạ và cái kết đẹp của nàng Ma Đăng Già

Vẻ đẹp và tuổi trẻ của ngài A Nan, đã gây ra nhiều chuyện phiền phức rối ren. Đó là câu chuyện về nàng Ma Đăng Già.

Hôm ấy, sau mùa an cư, A Nan bưng bát đi vào thành Xá Vệ khất thực.

Trên đường về đi ngang một giếng nước, có một cô gái dòng Thủ Đà La đang lui cui xách nước, A Nan cảm thấy khát, bèn đến bên giếng và nói:

– Cô nương! Xin bố thí cho tôi miếng nước.

Cô gái ngẩng đầu lên, thấy một vị tỳ kheo trẻ tuổi trang nghiêm, và nhận ra đó là A Nan Đà, cô vội nhìn xuống phục sức của mình và thẹn thùng nói nhỏ:

– Thưa Tôn giả! Tôi không tiếc chi với Ngài, nhưng tôi thuộc dòng hạ tiện, làm sao có thể cúng dường cho Ngài?

A Nan an ủi:

– Này cô nương! Tôi là tỳ kheo không có tâm phân biệt cao thấp sang hèn đâu!

Cô gái bèn vui vẻ đem gàu nước trong trẻo đưa cho A Nan, A Nan uống xong, thốt lời cảm ơn, và lặng lẽ tiếp tục đi.

Mối tình đầu chớm nở trong lòng cô thiếu nữ, cô không ngăn nổi tia nước mắt lưu luyến đưa theo hình ảnh A Nan.

Nàng Ma Đăng Già trong nhạc, vũ, kịch

Vẻ đẹp và tuổi trẻ của ngài A Nan, đã gây ra nhiều chuyện phiền phức rối ren.

Vẻ đẹp và tuổi trẻ của ngài A Nan, đã gây ra nhiều chuyện phiền phức rối ren.

Dáng dấp quý phái cao sang của dòng vua ấy, lời lẽ ôn hòa ấy, như một nét mực đậm in trên tâm hồn trong trẻo của cô, vĩnh viễn không thể xóa nhòa, thậm chí cô lại vọng tưởng mơ mộng rằng, giá mà được kết hôn với A Nan, thì hạnh phúc biết mấy mà kể.

Cô gái về nhà, bơ phờ như người mất hồn, không thiết gì ăn uống, làm công chuyện qua loa rồi nằm vật trên giường suy tư miên man.

Bà mẹ thấy vậy, gạn hỏi duyên cớ, ban đầu cô không chịu nói, hỏi đôi ba phen, cô mới yêu cầu mẹ mời A Nan về nhà, cô muốn A Nan làm chồng cô.

Bà mẹ nghĩ hoài không ra, A Nan đã đi tu làm thầy tỳ kheo, mà thuộc dòng hoàng tộc làm sao cưới cô được?

Nhưng vì lòng thương con gái, dù khó đến đâu cũng tìm cách thực hiện, bà đi thỉnh một đạo bùa của ngoại đạo, đợi A Nan đi khất thực ngang nhà, sẽ dùng chú thuật mê hoặc A Nan.

Ma chú linh nghiệm hay không, điều đó chẳng rõ, Khi A Nan đi ngang qua nhà, nàng đứng trước cửa, nhìn A Nan cười chúm chím và đưa tay vẫy, A Nan mê mẫn bước vào trong nhà.

Cô gái vừa mừng vừa thẹn lính quýnh cả lên, ngay lúc ấy A Nan sực nhớ ra mình là một tỳ kheo, A Nan liên tưởng đến đức Phật, đồng thời đức Phật dùng oai thần gia hộ cho Tôn giả, trí huệ sáng suốt trở lại, giống như Ngài nổi luồng gió đưa A Nan về tịnh xá Kỳ Viên.

Ngày hôm sau, A Nan bình tĩnh lại, cũng đi vào thành khất thực, lạ thay cũng cô gái ấy, nàng mặc áo mới, đeo tràng hoa, đứng bên đường như chờ đợi A Nan.

Cô vừa thấy Tôn giả, liền lẽo đẽo theo sau một bên, như con thiêu thân bu theo ánh đèn không chịu rời một bước.

Trước tình trạng này, A Nan chẳng biết tính sao, phải quay trở về tịnh xá bạch với đức Phật. Đức Thế Tôn bảo A Nan gọi cô ta đến, Ngài sẽ đích thân nói chuyện với cô.

A Nan vừa ra đến cổng, thấy cô nàng còn đứng đó Tôn giả bèn nói:

– Tại sao cô cứ theo tôi mãi như vậy?

– Thầy thiệt là ngốc mới đi hỏi một câu lẩn thẩn đếnthế.

– Đức Thế Tôn muốn gặp cô, mời cô theo tôi về tịnh xá!

Nghe nói đến đức Phật, cô gái đã lo sợ một phen nhưng vì muốn đoạt được Tôn giả, cô lấy hết can đảm đến gặp Ngài.

Phật thấy cô bèn nói:

A Nan là người tu, nếu muốn làm vợ A Nan, điều kiện cần yếu trước tiên là phải xuất gia tu đạo một năm, cô có chịu không?

– Phật Đà! Con bằng lòng.

Cô gái không ngờ đức Phật từ bi quá đỗi, đưa điều kiện hết sức dễ dàng để tác thành cho cô, nên cô chấp nhận một cách mau lẹ.

– Theo phép xuất gia của ta, phải có cha mẹ bằng lòng, cô có thể mời cha mẹ đến chứng minh được không?

Đức Phật không làm khó dễ ai, điều kiện của Ngài cũng dễ thôi, cô gái liền về nhà dắt mẹ đến, mẹ cô cũng vui mừng đối trước Phật, để cô gái xuất gia tu hành rồi sau sẽ kết hôn với A Nan.

Cô nàng vì muốn làm vợ A Nan, rất cao hứng mà cạo tóc mặc áo nhuộm, làm tỳ kheo ni.

Cô đem hết nhiệt tâm nghe Phật thuyết pháp, và cũng rất tinh tấn y theo lời chỉ dạy của Phật tu tập, ở trong giáo đoàn tỳ kheo ni, nàng hòa hợp với các sư tỉ, sư muội sinh hoạt theo Phật pháp.

Biển ái, tình si của cô dần dần lắng dịu, xuất gia chưa được nửa năm, cô đã thức tỉnh rằng thái độ của mình trước đây thật đáng hổ thẹn.

Đức Phật thường giảng nói ngũ dục là pháp bất tịnh, là nguồn gốc của mọi khổ đau. Loài thiêu thân ngu si tự ném mình vào lửa để bị thiêu rụi, con tằm vô tri làm kén tự trói mình, nếu như trừ bỏ được ngũ dục, nội tâm mới thanh tịnh, cuộc sống mới an ổn được.

Giờ đây nàng tự biết mình mê đắm Tôn giả thật là một ý tưởng bất thiện, bất tịnh, nàng hối hận vô cùng. Một hôm, nàng quỳ dưới chân Phật, khóc sám hối:

– Bạch Thế Tôn! Con đã tỉnh mộng, con không dè lúc trước con ngu si đến mức như vậy.Hôm nay con chứng được thánh quả, được xem như qua mặt A Nan, con rất cảm ơn Thế Tôn. Ngài vì hóa độ bọn chúng sinh ngu muội như con, đã dùng hết phương tiện và nhọc lòng dạy dỗ. Từ nay về sau, con nguyện suốt đời làm tỳ kheo ni, theo chân đức Thế Tôn, làm sứ giả cho chân lý.

Sự giáo hóa khẩn thiết của đức Phật, cuối cùng đã thấm đọng vào tâm hồn mẫn cảm của thiếu nữ, nàng tỉnh ra thấy đời rất thanh lương, thành một bậc tỳ kheo ni mẫu mực.

Tên nàng, đã nổi danh là Ma Đăng Già.

Đức Phật giúp cho một cô gái dòng hạ tiện xuất gia, điều ấy đối với giai cấp thâm nghiêm của Ấn Độ, khiến cho nhiều người nghe được phê bình, phản đối, nhưng bậc đại thánh Phật Đà, đã nêu lên chủ trương bình đẳng, như trăm sông chảy về biển, bốn chủng tộc xuất gia đều là Thích tử.

Nàng Ma Đăng Già vì yêu mến dung mạo của Tôn giả mà sau cùng chuyển họa thành phước, giai thoại ấy đã lưu lại trong tăng đoàn, những lời bàn tán đẹp ngàn năm.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Vàng thật và đồng thau

Tư liệu 17:15 02/04/2024

Đúng là ở đời có chuyện vàng thau lẫn lộn. Nhưng đối với người có nghề thì vàng và thau khác biệt rõ ràng. Nếu là thau thì cần thường xuyên lau chùi, đánh bóng mới sáng đẹp, và dẫu cho có sáng chói đến rực rỡ thì giá trị cũng bình thường. Còn vàng thì muôn đời vẫn là vàng.

Nhập Không môn vào thế giới Phật

Tư liệu 18:00 01/04/2024

Tu thiền, ngộ được thiền và tu đến mức nhập Không môn là vào cửa Không, thiền sư sẽ thấy mình tan biến vào hư không, tất cả là hư không, lúc đó không còn có ngã, nhơn và thọ giả, nói cách khác, không còn gì, gọi là Niết-bàn được giải thoát.

Nhờ công đức chép kinh hoá giải được oan gia

Tư liệu 18:07 31/03/2024

Vào thời nhà Đường, trong kinh đô có một người họ Phan tên thường gọi là Quả. Lúc còn trẻ, nhờ biết chút võ nghệ, lại thêm có đức tính nhân từ, vì thế xin được một chân tiểu lại trong huyện đường. Do đó mà Quả có cơ hội chơi bời cùng các bạn đồng trang lứa.

Bồ-tát Sơ địa đến Bồ-tát Thập địa

Tư liệu 21:26 29/03/2024

Theo kinh Hoa nghiêm, hàng Bồ-tát Thập địa gồm mười cấp bậc tu chứng của Bồ-tát là Sơ địa, Nhị địa, Tam địa, Tứ địa, Ngũ địa, Lục địa, Thất địa, Bát địa, Cửu địa và Thập địa.

Xem thêm