Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 29/03/2024, 09:05 AM

Âm đức là gốc rễ của mọi sự thịnh vượng, giàu có

Bạn chắc có lẽ đã được nghe qua về về âm đức. Âm đức là nguồn năng lượng tạo ra sự thịnh vượng và giàu có, phước báu sức khỏe cũng từ âm đức được tạo ra. Âm đức là năng lượng gốc, năng lượng nguồn.

Người mà có rất nhiều âm đức thì họ không làm nhiều mà họ vẫn giàu có. Bây giờ cứ hình dung nha. Hình dung một cái cây thì phần trên là phần thân cây, phần nhánh cây, phần lá đúng không. Còn phần mà từ ngay mặt đất đi xuống dưới đó là phần rễ. Thì cái phần rễ đó gọi là âm đức. Còn cái phần ở bên trên đó gọi là dương đức.

‪Phần trên đó mình gọi nó là tài sản, là vật chất là cái này cái kia là phần ở trên thôi. Mà nhiều người không nhận ra chỗ này, thay vì chăm sóc bộ rễ mạnh, nuôi dưỡng bộ rễ cho thiệt tốt, bón phân cho nó bằng những việc thiện, bằng những việc lành mà ta có thể làm hằng ngày là ta đang bón phân cho bộ rễ.

‪Phần lớn chúng ta quên chỗ này mà mình cứ chăm sóc cành, lá. Tưới nước trên cành, lá. Dành thời gian lau chùi từng chiếc lá mà quên mất đi chăm sóc bộ rễ. Một thời gian sau bộ rễ không có nước, không có dưỡng chất thì điều tự nhiên là lá nó khô, cái cây đó nó khô, cái nhánh đó nó khô. Thành ra chăm sóc cái phần rễ mới là điều chính yếu.

Thế nào là phước đức và âm đức?

69443312_953178618366285_3848458011961982976_n

‪Cũng vậy trong đời sống hàng ngày ta nuôi dưỡng âm đức của ta bằng những việc thiện lành. Đó là gốc rễ của mọi sự thịnh vượng, giàu có. Mà ông bà ta cũng có nói một câu rất hay là "có đức mặc sức mà ăn". 

‪“Có đức mặc sức mà ăn" thì đức ở đây chính là sự khỏe mạnh của bộ rễ, bộ rễ là hình ảnh ẩn dụ cho những giá trị mà ta trao đi cho cuộc đời, bộ rễ là những tư tưởng thiện lành, là những việc thiện lành minh đã trao đi. Đó chính là đức, đó chính là âm đức. Mà ta có đức đó rồi thì đúng thì mặc sức mà ăn. Còn không biết được gốc rễ này mà ta cứ lo chăm sóc cái bên trên là cành, lá mà mình không lo chăm sóc bộ rễ không tưới tẩm, không tạo phước thêm, không tạo đức thêm thì một thời gian những cành, lá đó khô. Nó không được nuôi dưỡng thì nó sẽ chết dần.

‪Có rất là nhiều những công ty, những con người họ giàu có vô cùng nhưng sau này họ lại cũng nghèo vô cùng. Là bởi vì họ hưởng phước báu đó, họ hưởng âm đức mà họ không chăm sóc, họ không tưới tẩm, họ không nuôi dưỡng lại.

‪Còn ta thử để ý kỹ. Bất cứ một người nào mà giàu có bậc nhất trên thế giới này, người có số mệnh sướng phần lớn họ là người trao giá trị, họ là người cho đi. Có phải không? Bill Gate là người cho đi rất nhiều. Mark Zuckerberg (FaceBook) là người cho đi rất là nhiều. Tất cả họ đã chăm sóc cái phần âm đức rất là kỹ. Họ đã nuôi dưỡng âm đức của họ rất nhiều. Thì phần trên nó sẽ sinh sôi nảy nở, đó là qui luật tất yếu. Bộ rễ mạnh thì cành nhánh sẽ sinh sôi nảy nở. Còn ta chăm sóc cành nhánh mà ta không chăm sóc bộ rễ thì rồi một lúc nào đó cành nhánh sẽ tự khô, lá sẽ rụng.

Ví dụ thứ hai là ta chặt đi một nhành cây nhưng bộ rễ ta vẫn chăm sóc thì chuyện gì sẽ xảy ra. Một cái nhành cây mà bị chặt đi rồi nó sẽ đâm, nó sẽ mọc ra những cái nhành cây khác. Có phải vậy không? điều này là một minh chứng, một ví dụ rất rõ ràng.

‪Mình chặt cái nhành đi, mà cái gốc rễ mình vẫn được chăm sóc thì từ cái nhánh bị chặt đi nó vẫn đâm chồi nảy nở ra nhiều cái nhánh khác. Nhưng bộ rễ mà ta chặt đi thì các bộ phận ở trên dù đang tươi nó sẽ khô, sẽ héo đi và chết. Như vậy cái gì quan trọng?

Đối với người hiểu về Phật pháp, hiểu về nhân quả, hiểu về luật hấp dẫn của vũ trụ thì ta biết là ta nên chăm sóc phần âm đức của ta thật kỹ trong đời sống bằng cách là mình trao đi giá trị, hiến tặng.

‪Khi trao đi giá trị thì những phước báu, may mắn đến với ta chỉ là những việc phụ thôi. Cái chính là mình cho đi giá trị nhưng còn sự phát triển của công ty, lợi nhuận hay cái gì đó nó chỉ là thứ yếu, nó là phụ.

‪Do đó bây giờ trong thời đại công nghệ chúng ta đều có cái phước đức rất là lớn như nhau thành ra người nào làm một nghành gì đó mà kèm thêm sự trao đi giá trị thân và tâm, vật chất lẫn tinh thần thì người đó sẽ rất thành công. Còn nếu như chỉ là một sản phẩm thôi mà không có giá trị tinh thần kèm theo thì nó cũng vẫn giới hạn. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thế nào là rộng duyên lành?

Kiến thức 16:56 02/04/2024

Duyên có nghĩa là quan hệ. Xây dựng mối quan hệ là gieo duyên. Hai bên từng có mối quan hệ qua lại gọi là hữu duyên (có duyên với nhau). Có mối quan hệ lợi ích cho nhau, gọi là thiện duyên (duyên lành).

Đạo Phật là con đường giác ngộ

Kiến thức 13:41 02/04/2024

Đạo Phật là Đạo giác ngộ, có nguồn gốc từ Ấn Độ, do thái tử là Tất đạt đa Cồ đàm (Siddhārtha Gautama) hình thành và sáng lập.

Nghịch lý của bản ngã vô minh

Kiến thức 13:33 02/04/2024

Khi chúng ta không thấy biết rõ một điều gì tưởng tượng liền xen vào tô vẽ thêm thắt để tạo dựng điều ấy thành một khái niệm chủ quan theo tầm nhìn, kiến thức, và kinh nghiệm giới hạn của mình.

Người chết có hưởng được các phẩm vật cúng thí?

Kiến thức 11:08 02/04/2024

Không biết tự bao giờ, trong sanh hoạt dân gian, tháng Bảy được xem là tháng cô hồn. Rất nhiều chùa viện và rất đông những gia đình tổ chức cúng thí trong tiết trời tháng Bảy ảm đạm bởi những ngày mưa ngâu, làm cho không khí càng thêm u uẩn.

Xem thêm