Chuyện về những 'nhà sư' nhập thế
Có lẽ không quá khi gọi những người làm trang Phatgiao.org.vn là những 'nhà sư nhập thế' bởi lẽ ngoài những hành trang nghiệp vụ, kỹ năng báo chí, bản lĩnh nghề nghiệp…, họ còn phải là một “nhà sư” đúng nghĩa. Tại sao?
Bạn cũng biết, Phật giáo kể từ khi Đức Phật và Tăng đoàn của Ngài không còn hiện diện trên cõi thế, Đạo Phật suy vi, biến mất hẳn ở nơi sinh ra bởi sự xâm lăng của Hồi giáo. Và từ đây, Đạo Phật xuất hiện trên thế giới với Nam Tông và Bắc Tông - hai đại diện của trường phái bảo thủ và cách tân. Rồi từ đó, nhiều tông phái ra đời. Phật giáo trở thành tôn giáo nhất nhì thế giới về số lượng tín đồ.
Đức Phật, người tìm ra đường lối tu tập dẫn tới giác ngộ, được người đời tán thán công đức về Tứ Diệu đế (Khổ - Tập - Diệt - Đạo) - Chân lý giải thoát - để bám vào đấy mà tu tập. Đã là chân lý tức chỉ có một. Một khi cái một đã chia nhỏ, nó chỉ còn là một phần nhỏ trong giáo lý riêng của từng pháp môn.
Phatgiao.org.vn được sinh ra trong sự hoà hợp của Phật giáo để rồi những 'nhà báo' ở đây phải làm nhiệm vụ thiêng liêng, nói lên tiếng nói của Chánh đạo. Việc học đạo, hành đạo và nói về Đạo Phật có đơn giản không khi tĩnh lặng đi giữa sự khác biệt của Kinh tạng từng hệ phái, sự sai khác của hệ phái, đặc biệt đây mới là vấn đề đối với những nhà sư “không xuống tóc”. Ban biên tập Cổng thông tin PGVN hiện nay không có ai là tu sĩ mà là các cư sĩ Phật giáo tại gia, là Phật tử cảm ngộ Đạo Phật. Một khi đã chiếm được lòng tin, sự cảm mến của tất cả các hệ phái Phật giáo, tức anh đã đánh mất chính anh. Tức là anh không có chánh kiến. Rất nhiều 'tội' cho những 'nhà sư nhập thế' này khi anh đang dẫn chúng sinh vào lầm lạc, thị phi, vào nhân quả vô thường, nếu không thận trọng và Chánh niệm khi lan truyền bám đuổi Kinh tạng sai trái, lệch lạc…
Họ làm truyền thông về Đạo Phật, vì anh là người xiển dương Đạo pháp với 'vũ khí' internet trong tay, mạnh như một hoặc hơn cả nhà tu hành thật sự.
Tôi được biết Cổng thông tin PGVN là địa chỉ internet có nhiều bạn đọc truy cập nhất Việt Nam về đức tin, tôn giáo.
Cứ nói đến một thực tế thôi cũng không dễ dàng đó là tình trạng vàng thau lẫn lộn mà mấy ngày qua, Phatgiao.org.vn đã đăng tải. Tất cả từ tưởng giải, tưởng tri, từ hệ Kinh tạng sai biệt, các tự đắc dương dương của một số nhà tu hành...có phải đang dìm Phật tử vào u mê, vào những sai lầm trên con đường tu tập?
Bám vào những căn bản pháp hành của Đức Phật để Xiển dương Đạo pháp, để gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh chúng sinh và ngay cả trong Tăng chúng là việc cần làm, hết sức cấp thiết, những vấn đề mà Đức Đệ Tứ Pháp chủ nêu lên trong Đạo từ cũng như trong bài trả lời phỏng vấn sau Đại hội Phật giáo vừa qua.
Là một Phật tử, tôi thực sự tâm đắc với một số bài gần đây trên Phatgiao.org.vn và thật lòng tôi cảm phục những “nhà sư không xuống tóc” về bản lĩnh của người làm truyền thông Phật giáo trước hiện trạng đáng lo ngại. Nó đang là hệ quả mà tất cả mọi người quan tâm cần chuyển hóa, thay đổi nếu không muốn tuyệt diệt.
Nghiên cứu, tìm hiểu về Phật học, đối với những 'nhà sư không xuống tóc' không phải là mò mẫm vào tám vạn bốn ngàn pháp môn trong Phật giáo Đại thừa để rồi không thấy lối ra. Hay học lấy “Luận về Bảo vương Tam Muội” để đem các ác pháp nhiếp phục chúng sinh, lấy ma vương làm đạo bạn. Những sai khác đã và đang làm ngược lại bài học Tứ chánh cần. Còn nhiều rất nhiều sai khác mà bản thân những “nhà sư không xuống tóc” còn phải nỗ lực xiển dương, nói rõ về Chánh pháp, thay đổi thực trạng, thay đổi tư duy…trên chặng đường hoằng dương Chánh pháp.
Có nghĩa rằng con đường phía trước còn rất nhiều chông gai. Mong thay cho những "nhà sư nhập thế" chân cứng đá mềm.
Viết tại TP Thủ Dầu Một, Bình Dương nhân ngày 21/06/2023.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Một viễn ảnh không xa
Xiển dương Đạo pháp 10:15 05/11/2024Một viễn ảnh thế giới vị lai đầy hương hoa của chánh pháp sẽ không xa lắm khi con người tự biết cải thiện lấy mình bằng chánh pháp.
Viết về Đức Phật Dược Sư - thành Quảng Nghiêm một thuở…
Xiển dương Đạo pháp 16:50 31/10/2024Theo tinh thần của Phật giáo Mahayana (Phật giáo Phát Triển) và Phật giáo Vajrayana (Phật giáo Kim Cương thừa) thì Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang là một vị Phật-đà với hạnh nguyện rộng lớn, sẵn sàng xoa dịu những trái tim cằn cỗi đau thương, luôn luôn dang tay cứu độ hết thảy muôn loài trầm kha ngũ thú.
Thiền sư Yantra Amaro - người không nói gì mà pháp tự tuôn chảy
Xiển dương Đạo pháp 10:23 18/10/2024Cũng như bao người trong khán phòng, tôi ngồi đợi từ sớm, rồi cảm giác như có một ngọn gió nào vừa nhẹ đến lan vào trong phòng, trong những tiếng thì thào rất khẽ của những người đang ngồi quanh tôi. Ô, thì ra ông đã đến.
Thiền sư Nhất Hạnh kể chuyện “chiếc áo ba mươi bảy kiếp khổ hạnh”
Xiển dương Đạo pháp 11:09 16/10/2024Có những chiếc áo không bao giờ xấu và cũ. Tôi có một chiếc áo nâu đã sờn rách và bạc màu, nhưng tôi quý hơn tất cả những chiếc áo khác của tôi.
Xem thêm