Có dám chắc giữ được đến sáng mai?
Tại một ngôi chùa cổ ở Nhật Bản, có một cậu bé mới 9 tuổi tên là Thân Loan, quyết định xuất gia đi tìm thiền sư để xuống tóc. Khi gặp được, thiền sư đã hỏi ông rằng: “Con còn nhỏ thế này tại sao đã muốn xuất gia?”
Lúc đó Thân Loan trả lời: “Năm nay mặc dù con mới 9 tuổi nhưng bố con đã qua đời, con không biết vì sao con người phải chết, vì sao con và bố con phải rời xa nhau. Vì thế để hiểu được đạo lý này, con nhất định phải xuất gia.”
Vì sao Thiền sư lại nói “Việc gì làm rồi là xong”?
Vị thiền sư nói: “Được! Ta hiểu rồi. Ta đồng ý nhận con làm đồ đệ, nhưng hôm nay muộn rồi, chờ đến sáng sớm mai ta sẽ xuống tóc cho con!”
Thân Loan nghe xong liền nói: “Thưa Sư phụ, mặc dù Sư phụ nói là chờ đến sáng sớm mai sẽ cắt tóc cho con, nhưng con còn nhỏ, con không dám chắc quyết tâm đi tu của con có còn giữ được đến sáng mai không. Mà Sư phụ thì đã nhiều tuổi thế này rồi, Sư phụ có dám chắc sáng mai tỉnh dậy Sư phụ vẫn khỏe mạnh không?”
Vị thiền sư nghe xong liền nói: “Tốt, tốt! Con nói rất hay! Những gì con nói đều đúng, ta sẽ xuống tóc cho con ngay bây giờ.”
Chú thích:
Thân Loan (zh. 親鸞, ja. shinran), 1173-1262, là Cao tăng người Nhật, sáng lập Tịnh độ Chân Tông (ja. jōdo-shin-shū) của Phật giáo Nhật Bản.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thiền sư Vạn Hạnh: Như sương trên cỏ, thịnh suy tĩnh lòng
Tư liệu 11:13 15/11/2024Thiền sư Vạn Hạnh là người rất chăm chỉ đèn sách, “học hỏi không biết mệt” (TUTA). Sau khi Thiền Ông tịch diệt, ông đã chuyên tâm tu về các loại thiền, đặc biệt là tập kinh Tổng trì tam ma địa, lấy đó làm sự nghiệp.
Cuộc đời vô thường, bướm hoa chỉ là huyền ảo
Tư liệu 09:46 14/11/2024Sự sống và cái chết, sinh lão bệnh tử là sự tuần hoàn không thể thay đổi được của quy luật tự nhiên, là lẽ thường ai cũng phải trải qua. Quan niệm cuộc đời là huyễn ảo một lần nữa được đề cập tới trong bài kệ “Thị tật” - “Dạy khi có bệnh” của Thiền sư Giác Hải khi răn dạy đệ tử.
Tất cả các pháp đều từ tâm sinh
Tư liệu 13:19 13/11/2024Trong bài kệ cho đệ tử Cảm Thành, Thiền sư Vô Ngôn Thông mong muốn đệ tử giác ngộ vô thường và nhận biết cái chân thật để từ đó tùy căn cơ mà chú tâm vào việc truyền dạy Phật pháp.
Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của Thiền sư Không Lộ
Tư liệu 09:36 13/11/2024Thiền sư Không Lộ là một hiện tượng thi ca độc đáo trong dòng thơ thiền Việt Nam. Bài thơ “Ngư nhàn” – “Cái nhàn của ngư ông” được giới chuyên môn đánh giá là sự cất cánh của một tâm hồn thi sĩ.
Xem thêm