Cô gái "Sọ Dừa" vượt lên số phận trở thành diễn giả truyền cảm hứng cho nhiều người
42 tuổi, nặng 16kg, chị Hòa mang hình hài Sọ Dừa nhưng có nghị lực phi thường khi tự học chữ, tận dụng sức mạnh công nghệ để bước ra thế giới bên ngoài, kết nối cộng đồng.
“Cô gái Sọ Dừa” từng tuyệt vọng
Nguyễn Thị Hòa (38 tuổi, thôn Tú Đôi, xã Kiến Quốc, H.Kiến Thụy, Hải Phòng) đã đến tham dự buổi lễ khai mạc triển lãm về người khuyết tật vào một sớm mùa xuân đầu năm 2019, tại số 31A Văn Miếu, quận Đống Đa, Hà Nội. Người phụ nữ nhỏ xíu được người khác bồng trên tay nở nụ cười chào mọi người khiến cả căn phòng trở nên tươi vui hơn.
38 năm qua, Hòa đã chiến đấu kiên cường cho số phận của mình, không than vãn, không trách móc, không bi lụy, không buông xuôi. Hòa đã vượt lên được bản thân mình, vượt lên cuộc đời, vượt lên cả những bi quan tiêu cực nhất. Hòa bảo, giờ Hòa chỉ cười. Đó là nụ cười của sự mãn nguyện vì được cha mẹ sinh ra, được sống làm người và được cống hiến. Khoảng thời gian có mặt trên đời, chưa một ngày nào Hòa thôi cố gắng.
Sự cố gắng nhiều khi bằng cả ngàn lần so với người khác. Bởi, Hòa là một người khuyết tật. Ngày Hòa bị một trận ốm nặng thủa bé, bố mẹ đã chết lặng khi thấy đứa con gái mình không giống với những đứa trẻ bình thường khác. Mẹ Hòa chẳng biết đã bao đêm ôm con khóc thầm. Cha Hòa gạt nước mắt vào trong, quyết nuôi Hòa lớn lên.
Ngày lại ngày, năm rồi năm, Hòa vẫn sống lay lắt trong căn phòng nhỏ ở thôn nghèo miền đất Cảng. 38 tuổi, Hòa vẫn như đứa trẻ 5 tuổi, chỉ cao 70cm, nặng 13kg, phải chống chọi với nhiều căn bệnh như: viêm kết mạc, dính xương, bệnh viêm phổi cấp tính… Cả chuỗi ngày được sống của Hòa chỉ là nằm trên giường, nhìn cuộc đời qua ô cửa nhỏ. Hòa đã từng chẳng biết mơ ước, chẳng biết tới niềm vui, chẳng biết tới hy vọng. Nhưng, ông trời lấy của Hòa nhiều thứ, rồi cũng bù lại cho Hòa nhiều thứ khác.
Vượt lên chính mình nhờ… con chữ
Ai có thể ngờ được rằng người phụ nữ bé như đứa trẻ, quanh năm suốt tháng chỉ biết nằm và lặng lẽ trên chiếc giường bên cửa sổ lại có nghị lực và quyết tâm lớn lao đến như vậy. Hòa tự học, tự viết chữ, tập đọc, rồi làm thơ. Đó gần như là sự điều kỳ diệu với cuộc đời Hòa. Con chữ đã mang thế giới đến với Hòa và mang Hòa đến với thế giới. Từ đó, Hòa đã chính thức đem mình vào thế giới bộn bề. Dù Hòa chỉ là một người phụ nữ tật nguyền nằm ở một góc nhỏ thôn nghèo.
Hòa đã thực sự như được sinh ra lần thứ hai. Cây xoan nhỏ nơi cửa sổ căn phòng của Hòa đã không ít lần reo mừng cho những nỗ lực của Hòa. Cây xoan nhỏ ấy giờ đã lớn, tán trước kia xòe ra che nắng cho Hòa, nay nó đã vững chãi cùng tâm hồn Hòa “thả mình” vào chữ nghĩa, vào mơ mộng. Hòa tham gia mạng xã hội, nơi ấy đã chắp cánh cho Hòa hướng tới những ước mơ, có sự giao tiếp, mở cánh cửa ra thế giới rộng lớn, điều mà Hòa tưởng rằng cả cuộc đời mình sẽ chẳng bao giờ có.
Nhờ mạng xã hội, Hòa kết giao với nhiều người bạn khác, ảo mà thật, thật mà ảo. Và, nhiều người đã sững sờ khi biết cô nàng làm thơ rất hay, thường đăng trên trang cá nhân lại là một người phụ nữ tật nguyền, tự ti bao năm. Năm 34 tuổi, Hòa lần đầu đi ra khỏi nhà, từ đó hòa vào nơi… đông đúc.
Bạn của Hòa trên mạng xã hội đã trở thành bạn thật. Họ ngưỡng mộ, họ khâm phục, họ yêu thương và xen lẫn kinh ngạc. Nhưng hơn hết, họ nhìn thấy được sự cố gắng không biết mệt mỏi của Hòa từng ngày để sống, để vươn lên. Người ta vẫn gọi Hòa là “cô gái sọ dừa”, nhưng Hòa còn hơn thế.
Mấy năm trở lại đây, Hòa tự tay làm ra những sản phẩm đẹp mắt như: hoa giấy, hoa đá, tranh thêu chữ thập, tranh đính đá,... được rất nhiều người quan tâm. Những giỏ hoa giấy nhiều màu sắc mang thương hiệu Ngọc Hòa được nhiều người biết đến khi câu chuyện vượt lên số phận của người làm ra nó lan truyền trong cộng đồng.
Ngày càng có nhiều người biết đến câu chuyện về nghị lực sống của chị Hòa. Vì cảm phục mà chủ một phòng tranh trên phố Văn Miếu, Hà Nội đã tổ chức sự kiện triển lãm "Hoa Đá", trưng bày các sản phẩm của chị vào đầu năm 2019 nhằm chuyển tải thông điệp "hoa nở trên đá khô cằn".
Một số đơn vị mời chị làm diễn giả cho những buổi nói chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ. Trong cuộc thi Hoa hậu Thế giới Việt Nam 2019, chị trở thành nhân vật chính trong dự án nhân ái của hoa hậu Lương Thùy Linh và nhóm các thí sinh khác.
Hiện nay, chị Hòa đang là trưởng nhóm mang tên "Khát vọng cỏ dại" với hơn 20 người khuyết tật ở khắp mọi nơi. "Nhóm chúng tôi rất thích cái tên này vì loài hoa dại có sức sống mãnh liệt, dù có giẫm đạp, phong ba bão táp vẫn ngoi lên khoe sắc. Đây cũng là tinh thần mà tôi muốn truyền cho các thành viên", cô gái "Sọ Dừa" chia sẻ.
"Chiến đấu với bản thân, không được mặc cảm, cũng như phải tìm cách đập tan sự kỳ thị của xung quanh để được bước vào xã hội một cách an nhiên, không phải lo âu, run sợ", chị Hòa viết trên Facebook của mình sau chuyến đi giao lưu.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thiền và tập tạ
Phật pháp và cuộc sống 09:30 23/11/2024Nếu ai thực tập 2 môn này cùng một lúc chắc chắn sẽ cảm nhận được rất nhiều điểm tương đồng.
Tuổi nào cho em
Phật pháp và cuộc sống 13:43 22/11/2024Tôi vác ba lô trên lưng trở về sau chuyến hành trình nơi đất khách, trong hành trang tôi mang vài thứ từ quê xa làm quà cho anh em. Vừa bước vào cổng chùa nghe hơi lạnh… thoáng mùi chia ly.
Đạo Phật là lối sống đẹp để hướng đến việc hoàn thiện bản thân
Phật pháp và cuộc sống 10:24 22/11/2024Trong cuộc hành trình tìm kiếm ý nghĩa đích thực của cuộc đời, Đạo Phật xuất hiện như một ánh sáng soi đường, giúp con người thấu hiểu chính mình và hoàn thiện bản thân.
Để Sư nấu
Phật pháp và cuộc sống 10:06 22/11/2024Cách đây chừng sáu năm, ngày đó tôi đang là một sinh viên năm thứ ba, sống chung phòng trọ với bảy người bạn nữa ở khu Làng Đại Học Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy chung trọ nhưng chẳng ai cùng quê với nhau cả, Bắc – Trung – Nam đều có.
Xem thêm