Chủ nhật, 03/04/2022, 09:44 AM

Đôi tay diệu kỳ của người đàn ông khuyết tật

Tôi không giống như người khác có suy nghĩ về bác như vậy, tôi nghĩ chắc bác có nỗi buồn gì đó không nói được. Thật vậy, bác mặc cảm về bản thân, tự cho mình là phế thải của xã hội, gánh nặng cho vợ con.

Khi tôi sinh ra thì đã thấy bác rồi. Trước đây, bác rất ít nói, không muốn giao tiếp với ai và khó tính nữa, hễ ai nói gì không vừa ý là nổi giận, la mắng om sòm. Ở trong làng có việc gì trọng đại, bác cũng không tham gia, ai mời cũng không đi, chỉ thui thủi một mình quanh quẩn trong nhà như con ốc thu mình vào trong vỏ. Thậm chí một ngày người ta chỉ nghe bác nói vài ba câu. Lâu dần, hình ảnh bác ngày càng mờ nhạt trong họ hàng, bà con, lối xóm. Biết tính bác như vậy nên ai cũng dè dặt ít tiếp xúc. Vả lại, họ sợ tính bác hay tự ái nên ít đề cập đến đời sống riêng tư. Người tôi muốn nói đến là bác của tôi, tên Đỗ Thiên Đăng, ở thôn Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

Tôi không giống như người khác có suy nghĩ về bác như vậy, tôi nghĩ chắc bác có nỗi buồn gì đó không nói được. Thật vậy, bác mặc cảm về bản thân, tự cho mình là phế thải của xã hội, gánh nặng cho vợ con. Từ sự mặc cảm đó, bác đã nuôi trong mình ý nghĩ tiêu cực, ghét bỏ bản thân, nhiều lúc còn nghĩ đến cái chết. Biết bác có nỗi niềm sâu kín đó, tôi thường nói chuyện cho bác vui. Qua những lần nói chuyện, tôi phát hiện ra bác là người rất tình cảm, có thế giới nội tâm phong phú không như người ta nghĩ. Qua câu chuyện bác kể, tôi biết vì sao bác tàn tật, khi không may bị cụt cả hai chân trong một lần dẫm phải mìn sát thương trong lúc cắt cỏ trên đồi gần nhà hồi năm 1980.

Những ngày tháng sau đó, với bác thật nặng nề, u ám, tâm hồn luôn đắm chìm trong nỗi tuyệt vọng, vật vã trong sự cùng quẫn, và không ít lần có ý định tự kết thúc cuộc sống mà khi đó bác cho là vô nghĩa. Kể từ đó đến nay đã tròn bốn mươi mốt năm trôi qua, cuộc sống bác gắn liền với vòng quay xe lăn là định mệnh. Nhưng may thay số phận đã mỉm cười khi bên bác còn có một người vợ thủy chung, hết mực yêu thương chồng con. Hằng ngày lo lắng, giúp đỡ cho bác trong mọi việc cuộc sống. Vượt qua bao sóng gió, họ đã cùng nhau xây dựng nên một tổ ấm hạnh phúc. Điều đó là nguồn động viên, an ủi và động lực để bác vượt qua số phận như Bác Hồ đã nói: “Tàn nhưng không phế”.

40

Nhiều lúc, tôi cảm thấy ở bác một nghị lực phi thường mà người lành lặn có khi không làm được. Là một gia đình thuần nông, cuộc sống còn vất vả, khó khăn. Ngôi nhà ba gian xây đã lâu nhưng không thể nào đủ sức để tô nổi, xung quanh vẫn là nền đất. Mỗi lần, mùa mưa bão đến là không chỗ nào không bị dột nát. “Tôi lo lắm chứ nhưng biết làm sao bây giờ, lực bất tòng tâm” có lần bác tâm sự với tôi như vậy.

Gia đình bác làm mấy sào ruộng, ngoài ra không có nghề gì khác. Tôi chứng kiến mỗi lần thu hoạch lúa, bác ngồi trên xe lăn phơi rơm giữa tấp nập người qua lại, rồi đưa rơm cho người ta xây. Tất cả những việc đó, bác làm một cách dẻo dai, nhịp nhàng như những người lành lặn khác; mà không tỏ ra tự ti, mặc cảm. Bác luôn nở nụ cười trên môi với cuộc đời. Có lần tôi còn chứng kiến bác đổ bê tông đường đi từ nhà ra ngõ. Bác đập từng viên đá nhỏ rồi trộn hồ, lấy thước gạt như những người thợ nề và kết quả là có một con đường rất đẹp, sạch sẽ.

Nhưng tôi khâm phục nhất ở bác: Bàn tay khéo léo trong việc đan lát. Đó cũng là thu nhập thêm cho gia đình tranh thủ lúc mùa màng nhàn hạ. Có thể ai đó nghĩ nghề đan lát làm ra cái rổ, cái rá là bình thường; nhưng với một người tàn tật như bác Đăng là một nghị lực phi thường. Hãy thử tưởng tượng một người đàn ông khỏe mạnh, lành lặn chưa chắc đã đốn ngã và kéo cây tre xuống được, nhưng bác Đăng đã làm được. Hằng ngày, công việc của bác là đi đốn tre về để làm vòng hoa bán cho các cửa hàng.

Dưới bàn tay tài hoa của bác, mọi vật trở nên rất đẹp. Khách hàng ưa chuộng, thậm chí nhiều đại lý đặt hàng. Qua những lần trò chuyện, tôi được biết giá một vật dụng như vậy cũng rất thấp so với công sức bỏ ra, như một vòng hoa bác bán cho đại lý giá chỉ 12.000 đồng. Mỗi ngày bác làm trung bình từ năm đến bảy cái. Nhưng dù sao nó cũng giúp trang trải cuộc sống, phụ thêm cho gia đình nuôi con cái ăn học.

Ngoài việc thường ngày ấy, bác còn được biết đến là vận động viên khuyết tật nổi tiếng của tỉnh Quảng Trị. Hằng năm, Hội người khuyết tật tỉnh Quảng Trị tổ chức hội thi thể dục thể thao hay văn nghệ, bác đều tham gia nhiệt tình và giành được nhiều huy chương. Ngôi nhà của bác tuy bé nhỏ nhưng treo đầy huy chương các loại trong các hội thi dành cho người khuyết tật. Tôi cảm thấy ở bác quả là con người tài năng.

Trong cuộc sống, ta bắt gặp rất nhiều số phận kém may mắn. Bác Đăng là một trong số đó nhưng đã vượt lên số phận để đem lại hạnh phúc cho bản thân, gia đình và xã hội. Từ câu chuyện của bác, tôi rút ra một điều rằng không chỉ những người khuyết tật mà cả những con người bình thường hãy tự tin với bản thân, “vượt qua nghịch cảnh” của mình. Hãy mở rộng lòng mình để đón lấy những nụ cười yêu thương của người khác để “Sống Cho Điều Ý Nghĩa Hơn” như tác giả Nick Vujicic gửi gắm qua quyển sách của mình.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà

Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024

Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.

Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn

Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024

Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.

Tôi tin nhân quả

Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024

Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.

Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…

Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024

Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.

Xem thêm