Thứ bảy, 26/11/2022, 22:08 PM

Có hay không việc một người không thể tái sinh và đi theo những người thân của mình?

Xin Sư ông cho con hỏi về vấn đề gia đình chồng con ạ.

Câu hỏi:

Kính Sư Ông,
Mẹ chồng con mất nay đã được gần 40 năm, khi ấy chồng con 4 tuổi, trên chồng còn có 3 anh chị em nữa, các anh chị cũng đều còn nhỏ. Chị chồng con bảo sau khi bà mất, chị hay nằm mơ thấy bà hiện về, bố chồng con cũng nằm mơ thấy bà về chỉ cách làm ăn để nuôi các con.
Chị chồng con rất quyến luyến mẹ, khi gặp khó khăn gì đều lên mộ xin mẹ phù hộ và mọi việc thường được thông suốt, nên với chị mẹ cực kỳ linh thiêng, phù hộ cho mấy anh em nên người, làm ăn được, và cả sức khỏe.
Gần đây bố chồng con đã già yếu, chị chồng muốn sau này khi bố mất thì chôn bố cạnh mẹ, nhưng bố chồng không đồng ý, vì chỗ ấy nay đã đông đúc chật chội. Ông muốn được chôn cất ở nơi khác.
Vì chuyện này mà bố chồng và chị chồng con cãi nhau kịch liệt, chị thương mẹ, muốn bố về gần mẹ. Chị bảo là nếu bố sau này không chôn cạnh mẹ thì anh chị em sẽ bị tan tác, xui xẻo.
Kính Sư ông cho con hỏi:
- Theo con biết người mất thì ngay lập tức sẽ tái sinh vào 1 cảnh giới nào đó, có hay không việc 1 người không thể tái sinh và vong hồn vẫn còn vương vấn dương giới, đi theo những người thân của mình?
- Con bảo chồng làm phước tụng kinh hồi hướng để mẹ có thể vãng sanh nơi cảnh giới tốt đẹp, như vậy có đúng không ạ?
- Con lo bố chồng vì chuyện này mà sau này có nhắm mắt cũng không an yên, nếu bố không buông xả được thì lúc cận tử nghiệp có thể dẫn đến cảnh khổ. Nên con bảo mọi người chiều theo ý bố, nhưng chồng con sợ mẹ buồn vì không chôn bố cạnh mẹ, như vậy có đúng không ạ?
Con xin cảm ơn Sư ông nhiều ạ.

Có hay không việc một người không thể tái sinh và đi theo những người thân của mình? 1

Ảnh minh họa

Trả lời:

Người chết đúng là tái sanh liền, nhưng do nghiệp duyên và sự quyến luyến nên tái sanh vào cõi âm và có cảm giác như mình còn sống. Cõi âm có hai dạng là Thần (Asura) và Quỷ (Peta). Dạng Thần có năng lực nhiều hơn nên có thể giúp con cháu. 

Tuy nhiên, ở trong cõi âm thường bị khổ đau vì không được như ý, do đó tốt nhất con cháu nên làm phước hồi hướng cho họ sớm thoát khỏi cõi âm và sinh vào cõi nhân thiên. Còn việc chôn cất gần hay xa không quan trọng, chỉ nên làm theo ý muốn của người chết thôi.

Theo: Trung tâm Hộ tông

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Niệm Phật đúng nghĩa chính là để chết đi cái ngã ảo tưởng luôn tìm cầu an lạc

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 12:56 22/02/2025

Kính bạch Thầy, "Say rượu thì cai rượu, còn say Đạo thì cai như thế nào ạ?" Con hỏi vậy vì có một người em say sưa tu pháp môn niệm Phật và gặp ai, thậm chí đang nhập thất cũng cố gắng liên hệ ra bên ngoài để kêu réo người này, nhắn gửi người kia phải đến đạo tràng em đang tu tập để được an lạc.

Cần có trí tuệ thì mới có thể từ bi

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 15:01 14/01/2025

Hỏi: Thưa Thầy, người có bồ đề tâm mãnh liệt mà trí tuệ chưa có thì có đưa đến sự giác ngộ hay không?

Sự sống bao hàm cả thường lẫn vô thường

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 12:49 08/01/2025

Thưa Thầy, quá trình sinh-trụ-diệt là điều hiển nhiên của vạn pháp mà Đức Phật gọi là vô thường, vậy vô thường là một quy luật, là sự thật thì nó cũng là thường rồi có phải không? Do quy luật "vô thường là thường" nên nó có tính tự ngã hay sao ạ?

Tại sao Phật giáo lại chia thành Bắc Tông và Nam Tông?

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 09:22 07/01/2025

Kính thưa Sư con mới tìm hiểu về Đạo Phật, thấy đạo mình lại chia thành Nam Tông và Bắc Tông. Con thấy bên Nam Tông cũng là đệ tử của Phật, mà Bắc Tông cũng là đệ tử của Phật, ai cũng là đệ tử của Phật hết mà sao mình lại chia ra như vậy ạ?

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo