Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 07/07/2020, 08:21 AM

Có nên cho trẻ đi lễ chùa hay không?

Lễ chùa là một phong tục đẹp của người dân Việt Nam từ bao đời nay. Tuy nhiên, việc đi lễ chùa ngày nay có rất nhiều điểm khác. Sự đông đúc trong việc đi lễ chùa gây ra là nguy hiểm cho trẻ nhỏ khi các em được cha mẹ đưa đi cùng. Vậy có nên cho trẻ nhỏ đi lễ chùa không?

 Đi lễ chùa lễ Phật thế nào cho đúng không phải ai cũng biết

Chùa là một công trình kiến trúc phục vụ mục đích tín ngưỡng. Chùa được xây dựng phổ biến ở các nước Đông Á và Đông Nam Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và là nơi thờ Phật, đây còn là nơi tập trung của các sư Tăng, Ni sinh hoạt, tu hành, và thuyết giảng giáo lý đạo Phật. Tại nơi này, mọi người kể cả tín đồ hay người không theo đạo đều có thể đến thăm viếng, nghe giảng kinh hay thực hành các nghi lễ tôn giáo.

“Chùa chiền” theo Hán-Việt còn có nghĩa là “tự viện”, là một nơi an trí tượng Phật và là chỗ cư trú tu hành của các Tăng Ni. Ngày nay trong thực tế chùa được gọi bằng cả từ Hán-Việt phổ thông như “Tự”, “Quán”, “Am”.

Người Việt tin rằng đi lễ chùa không đơn giản để ước nguyện mà đó còn là thời gian để mọi người tìm về chốn tâm linh sau những năm tháng vất vả trong cuộc mưu sinh. Về nơi cửa phật, giữa không gian thanh tịnh, mùi khói nhang, sắc màu của đèn hoa, mỗi chúng ta sẽ cảm thấy lòng mình trở nên nhẹ nhàng, thanh thản hơn…

Chùa Trấn Quốc - Hà Nội

Chùa Trấn Quốc - Hà Nội

Đi lễ chùa đầu năm thế nào cho đúng?

Có nên cho trẻ đi lễ chùa không?

Chúng ta thỉnh thoảng nên dẫn các bé đến chùa, Đạo phật có nhiều đạo lý rất hay như coi trọng chữ hiếu, luật nhân quả hay cách đối nhân xử thế, cách nhẫn nhịn, cách làm người…Việc đưa trẻ đi lễ chùa với nhiều bậc cha mẹ là cách để họ hướng con cái mình tới các giá trị chân, thiện, mỹ, đồng thời cho các con thấy được những nét đẹp phong tục, tập quán của dân tộc mình.

Khi các bé được đi chùa, được hòa nhập vào thế giới thanh tĩnh, bình yên nơi cửa phật, được nghe những lời Phật dạy, các bé sẽ hiểu hơn về tình mẫu tử, có hiếu lễ với bố mẹ, ông bà, thầy cô. Khi vào chùa các con sớm được hiểu về nhân quả, về giữ giới như không sát sinh, trộm cắp, không nói dối, không nên uống bia rượu và không sử dụng các chất kích thích. Có những cháu bé quá hiếu động và được hướng dẫn học thiền và trở nên nhẹ nhàng, điềm tĩnh.

Thời điểm nào thì không nên dẫn trẻ đến chùa

Đi chùa có rất nhiều mặt tốt cho trẻ, nhưng  thực tế thấy rằng vào lễ tết, đặc biệt là vào ngày rằm, mùng 1 hay các hội chùa với lượng người quá đông, tình trạng chen lấn, xô đẩy xảy ra thường xuyên khiến trẻ nhỏ không thể thích nghi được. Một số trẻ đã bị ngất, mệt, thậm chí là cha mẹ đã phải bế và cõng các em trên vai cho đỡ mệt.

Đi chùa có rất nhiều mặt tốt cho trẻ.

Đi chùa có rất nhiều mặt tốt cho trẻ.

Nhiều người đi lễ chùa cầu tiền tại địa vị nhưng chẳng hiểu gì về đạo Phật

Với những trẻ nhỏ hơn, việc được đưa tới một môi trường có quá nhiều người, đông đúc, toàn những người trẻ không quen và phải tiếp xúc với khói nhang cũng khiến trẻ khó chịu, quấy khóc không dỗ được và thậm chí có nhiều trẻ thậm chí khi về đến nhà vẫn bị giật mình và khóc thét lên khi ngủ. Cha mẹ không nên đưa trẻ còn quá nhỏ đến chùa hoặc nếu bất đắc dĩ phải cho trẻ theo cùng thì phải có những biện pháp bảo vệ trẻ khi tới một môi trường khác môi trường trẻ vẫn sống trước đó.

Nơi đông đúc mà các bậc cha mẹ trông không cẩn thận rất dễ bị lạc con, trượt té, hay có nhiều trẻ hiếu động, khi lên chùa đã có rất nhiều hành động nghịch ngợm như trèo cây, trèo lên những chỗ tôn nghiêm, hái quả, bẻ cành hay chạy nhảy khắp nơi trong khuôn viên nhà chùa. Những điều này đã gây ra ảnh hưởng không nhỏ đối với nhà chùa và những người đi lễ khác, nguy hiểm hơn là ảnh hưởng đến cả tính mạng trẻ như trường hợp kể trên.

Còn với trường hợp những cha mẹ có con nhỏ mà bất đắc dĩ phải đưa bé theo khi đi lễ chùa thì không nên để trẻ ở trong môi trường hương khói quá lâu bởi trẻ có thể cảm thấy ngột ngạt, khó chịu và dễ mắc các bệnh khi thay đổi môi trường. Hơn thế, khi đưa trẻ đến môi trường quá đông đúc, trẻ sẽ lạ và khóc thét lên, như vậy có thể ảnh hưởng đến không gian tĩnh mịch của nhà chùa. Do đó, cách tốt nhất vẫn là để bé ở nhà, cha mẹ có thể tranh thủ nhờ người thân trông nom bé và đi chùa những lúc đó để đảm bảo công việc của mình cũng như đảm bảo cả sức khỏe của bé.

Không nên để con cái mình ồn ào, hiếu động quá mức, làm ảnh hưởng đến nhà chùa và người xung quanh, thậm chí có thể để xảy ra những điều đáng tiếc.

Không nên để con cái mình ồn ào, hiếu động quá mức, làm ảnh hưởng đến nhà chùa và người xung quanh, thậm chí có thể để xảy ra những điều đáng tiếc.

Đi lễ chùa sao cho đúng?

Thời điểm thích hợp để đưa trẻ đi chùa

Các bậc cha mẹ nên lựa chọn thời điểm thích hợp để dẫn trẻ đi chùa, chọn những lúc ít người, hay tránh đi vào thời tiết quá lạnh hay quá nóng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, vì trẻ nhỏ cơ thể còn yếu.

Tránh những nơi quá đông đúc, hay những lúc trẻ ốm thì không nên dẫn theo.

Trước khi đi chùa phải dặn dò con cẩn thận, ăn mặt lịch sự, sạch sẽ để thể hiện sự thành kính, trang nghiêm.

Không nên để con cái mình ồn ào, hiếu động quá mức, làm ảnh hưởng đến nhà chùa và người xung quanh, thậm chí có thể để xảy ra những điều đáng tiếc. Nếu người thân làm được như vậy mới mang lại được những điều tốt đẹp, phúc thiện đến với các bé và cho cả chính mình nữa.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Các bài Phục nguyện sau khi tụng kinh

Kiến thức 19:30 31/10/2024

Dưới đây là mẫu bài phục nguyện cho những người sơ khai, mới tu theo Phật. Còn những vị tu lâu, với đức độ sâu dày, chỉ cần nguyện một câu, cũng hơn ngàn lời của những người thường.

Tứ như ý túc: Bốn pháp đầy đủ như ý

Kiến thức 18:30 31/10/2024

Nói như ý là vì khả năng làm chủ, hướng tâm thành tựu các pháp theo ý muốn. Nói là thần vì linh diệu thông suốt không chướng ngại.

Tu hành theo hạnh Dược Sư, chữa lành thân tâm bệnh của chính mình

Kiến thức 13:10 31/10/2024

Phật Dược Sư hiểu rõ được những tâm tư nguyện vọng mong muốn của chúng sanh con người, nên phát ra lời nguyện đáp ứng được mọi ước mơ thực tế. Chỉ cần chúng sanh thật tâm tin tưởng biết tu tâm dưỡng tánh nương theo nguyện lực của ngài thì sẽ đạt như ý nguyện.

Yêu thương hơn, hạnh phúc hơn bằng phương pháp “Quán từ bi”

Kiến thức 12:00 31/10/2024

Thực hành phép "Quán Từ Bi", một pháp môn rất vi diệu trong Phật Pháp, được Đức Phật hết sức tán thán, ca ngợi về cả công đức thù thắng, lớn lao, cũng như ý nghĩa quan trọng trong việc tu hành viên mãn đức hạnh.

Xem thêm