Có nên lập bàn thờ, đốt vàng mã, cúng áo quần cho vong nhi không?
Các bạn không nên nghe lời, mọi người bày vẽ cúng kính linh đình hao tốn vô lý. Bạn là Phật tử nên truyền đạt đến bạn bè có lập gia đình không nên làm việc phá thai nhi, các Bạn sẽ phạm giới sát sanh.
>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Đức Phật
Hỏi: Con rất đau khổ và không biết làm thế nào. Con sống ở miền bắc và lập gia đình cách đây hơn một năm nhưng con không hề hạnh phúc. Gia đình chồng con rất là ác độc, đối xử với con không khác một người giúp việc trong nhà. Chồng con là con trưởng và là cháu đích tôn nên việc nối dõi tông đường rất quan trọng. Khi con mang thai được ba tháng và biết là con gái, gia đình chồng đã bắt con phá thai dù con không muốn nhưng rồi dưới áp lực đủ mọi bề con đã phá thai. Ngày con đến nơi phá thai con cũng quen một em sinh viên đang ở trọ, vì hoàn cảnh có thai với bạn trai, chưa thể kết hôn nên đã phá thai. Con về nhà đau buồn, nhiều đêm có mơ tưởng thấy con của con nhưng quả thật con không biết làm gì.
Gia đình chồng chỉ bảo làm lễ, đến các miếu am cốc dâng lễ, hóa vàng, làm cả mâm đồ mặn cúng gọi là đưa tiễn. Trong thâm tâm con đau lắm. Con có cách nào để nếu lần sau con mang thai đứa con ấy sẽ quay lại làm con của con để con báo đáp cho con của mình. Em sinh viên con quen biết cũng vừa gọi điện báo cho con là bạn của em cùng phòng ban đêm thường mơ thấy một đứa bé trai đến than đói lạnh. Em ấy bảo có nghe bà nội ở nhà thường bảo những người phá thai như vậy thì nên cúng đốt vàng mã, đốt áo quần cho vong nhi hoặc đi đến các am miếu viết sớ nhờ những người lên đồng họ giúp thì sẽ siêu thoát. Em gái ấy không dám cúng ở nhà vì chuyện sẽ bại lộ nhưng không biết làm thế nào. Xin thầy cho chúng con biết làm cách nào là tốt nhất và làm thế nào để biết một vong nhi đã siêu thoát hay chưa? Con xin cảm ơn thầy rất nhiều.
Đáp: Ngày xưa làm dâu khó vô cùng, năm 1952 thầy có người Chị thứ Ba, Chị là học sinh, sống ở thị tứ, quen nếp sống tương đối sung sướng, được bố mẹ gã về nhà chồng trong quê, thuộc nhà vườn, nếp sống theo ông bà xưa. Các Bạn biết rồi đấy, Chị phải hóa thân sống theo nếp sống nhà vườn, phục vụ cha mẹ chồng, nhất là “Mẹ chồng” rất khó tính, Chị không thể nào làm cho Bà được vừa ý, phải cũng rầy rà, quấy cũng rầy rà, làm tốt cũng mắn, quấy cũng mắn, thêm cô “Em chồng” càng khắc nghiệt hơn nữa, lúc nào cũng ganh ganh ghét ghét, chuyện bé xé ra to, cho Bà “Mẹ chồng” mắng chửi thêm mắng chửi! Mỗi năm sui gia gặp nhau không phải để chúc mừng chi cả, mà là để xử lý cô dâu “Lúc nào cũng bị Mẹ chồng rầy rà”!
Thật là khắc nghiệt cho kiếp làm dâu ngày ấy. Tuy nhiên, Chị đã phát nguyện trường chay nay đã 53 năm, rồi đến cha mẹ chồng qua đời, nên việc nào rồi cũng ra đấy. Đến phiên Chị cũng phải ngồi sui gia, cưới vợ cho con trai, gã con gái, rồi làm Bà… nhưng Chị thì tiến bộ, có kinh nghiệm làm dâu, nên đối với Chị “Ở rễ hay làm dâu” được thoải mái hơn xưa.
Trong kinh Hiền Ngu Bà Tỳ Xá Ly đệ tử ngoan đạo của Đức Phật, tu bát quan trai, ăn chay trường, một ngày nọ Cha Mẹ gã về nhà chồng, Cha Mẹ chồng thuộc dòng dõi Bà la môn, ăn mặn, khó tính. Trước khi về nhà chồng Bà đến bạch Phật:
- Bạch Đức Thế Tôn! Con là đệ tử tu hành trường chay, nay được gã về nhà chồng, nơi đó không tu Phật, con phải phục vụ Cha Mẹ chồng, nhất là “Mẹ chồng khó tính”, con phải phục vụ nấu ăn mặn có lỗi không?
- Phật dạy: Không có lỗi! Ta cho phép con phục vụ Cha Mẹ chồng.
Đối với Nhà Phật, bậc “Hiền” ngày xưa còn như thế, huống chi chúng ta ngày nay khi Bạn lập gia đình, việc phục vụ Cha Mẹ chồng là việc cần làm thuở ban đầu, làm dâu với Cha Mẹ chồng xem như Cha Mẹ ruột, lúc nào cũng phải thuần hậu, hỷ xả tha thứ, dễ tính thì mọi việc sẽ qua truôn, dẫn đến hạnh phúc, nhất là Bạn cần phải bảo vệ hạnh phúc gia đình Bạn ở hiện tại cũng như tương lai, cho việc trăm năm, không nên trái ý Chồng, luôn luôn lấy chữ “Để”, chữ “Lễ” mà đối đãi với nhau.
Kinh Thiện Sanh số 16, Phật dạy về đạo làm con đối với cha mẹ, cha mẹ đối với con cái, vợ đối với chồng, chồng đối với vợ như sau:
Này Thiện Sinh, kẻ làm con phải kính thuận cha mẹ với năm điều. Những gì là năm?
1. Cung phụng không để thiếu thốn.
2. Muốn làm gì thưa cha mẹ biết.
3. Không trái điều cha mẹ làm.
4. Không trái điều cha mẹ dạy.
5. Không cản chánh nghiệp mà cha mẹ làm.
Người làm cha mẹ phải lấy năm điều này chăm sóc con cái:
1. Ngăn con đừng để làm ác.
2. Chỉ bày những điều ngay lành.
3. Thương yêu đến tận xương tủy.
4. Chọn nơi hôn phối tốt đẹp.
5. Tùy thời cung cấp đồ cần dùng.
Này Thiện Sinh, kẻ làm con kính thuận và cung phụng cha mẹ thế thì phương ấy được an ổn không có điều lo sợ.
Này Thiện Sinh, chồng cũng phải có năm điều đối với vợ:
1. Lấy lễ đối đãi nhau.
2. Oai nghiêm không nghiệt.
3. Tùy thời cung cấp y, thực.
4. Tùy thời cho trang sức.
5. Phó thác việc nhà.
Này Thiện Sinh, chồng đối đãi vợ có năm điều, vợ cũng phải lấy năm việc cung kính đối với chồng. Những gì là năm?
1. Dậy trước.
2. Ngồi sau.
3. Nói lời hòa nhã.
4. Kính nhường tùy thuận.
5. Đón trước ý chồng.
Này Thiện Sinh, ấy là vợ đối với chồng cung kính đối đãi nhau, như thế thì phương ấy được an ổn không điều gì lo sợ.
Các Bạn nên nghiên cứu kỹ bài kinh trên rồi bảo trì nghệ thuật sống của người Phật tử.
Việc phá thai nhi:
Theo luật xưa:
Đời vua Lê Thánh Tông, các hành động, việc làm bị coi là trái với đạo lý, làm tổn hại đến trật tự, kỷ cương đều bị xử tội nghiêm khắc, trong đó có việc phá thai. Vị hoàng đế này ra lệnh cấm phá thai và nhiều lần đã đề cập đến vấn đề này, tại điều 424 Bộ luật Hồng Đức (Quốc triều hình luật) quy định: "Đem thuốc đọa thai làm cho người đọa thai, hay là người xin thuốc đọa thai, cũng đều bị xử tội đồ. Vì đọa thai mà chết thì kẻ cho thuốc mắc phải tội giết người".
Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư, Lê Thánh Tông đã có lần công bố lệnh cấm phá thai và cấm phá thai cho người khác nhưng vì hiện tượng đó vẫn gia tăng khiến vua rất bực tức, ngày 12 tháng 3 năm Giáp Thìn (1484) ông lại ban lệnh: "Nhắc lại việc đàn bà phá thai và phá thai cho người khác. Trước đây có lệnh cấm rằng: Loại đàn bà tàn nhẫn, vì muốn ít con cái để giữ lấy nhiều của, hoặc ngại việc sinh đẻ, muốn tránh khó nhọc, thấy mình có thai, dùng kế cho sẩy thai, thương tổn tính mệnh, làm hại luân thường, cùng là những kẻ phá thai cho người khác, đều phải tra xét, trị tội theo luật pháp. Thế mà chúng vẫn coi là tờ giấy lộn, vẫn theo thói cũ, tệ trước càng tăng, coi thường pháp luật, làm hư phong tục không gì hơn thế. Nay hãy nhắc rõ lệnh trước, răn cấm nghiêm hơn, nếu có người đàn bà nào như hạng nói trên mà mọi người đều biết, cùng là người chồng không biết răn cấm, đều trị tội theo luật pháp" (Đại Việt sử ký toàn thư)...
Đối với luật đạo và đạo đức gia đình:
Không ai có thể xen vào cuộc sống gia đình Bạn, dù đó là cha mẹ ruột, hay cha mẹ chồng. Việc sanh con là quyền của vợ chồng, cần thiết giữ hạnh phúc là trên hết, biết lắng nghe những điều hay lẽ phải.
Khi thọ giới điều của Phật thì phải giữ giới, có giữ giới, nhất là giới tà dâm thì chắc chắn ít sanh con, ít sanh con thì không có hành động phá thai như hiện nay. Vã lại, việc sanh con trai hay gái, cũng là con, đứng về gốc độ đạo đức nhà Phật, Sư có lời khuyên không nên có những hành động không tốt “Chặn đứng sự sống” con cái.
Việc phá thai hiện nay gần như là phổ biến, Quan Âm tu viện nhận hằng trăm Bà mẹ, đến cầu siêu cho con, có người phá đến 4, 6 thai nhi, như thế thì quá bất thiện.
Sư có hướng dẫn họ tự đặt tên cho con hoặc trai hoặc gái, sau đó Sư ban cho pháp danh và quy y Tam Bảo cho thai nhi, không cúng kính chi cả. Người Mẹ chỉ cần đem tên họ của con có mang pháp danh đến Tam Bảo cầu siêu độ và “Nguyện cho con theo Phật, hằng ngày nghe kinh siêu thoát khổ đau ở thế gian” là đủ rồi.
Các Bạn không nên nghe lời, mọi người bày vẽ cúng kính linh đình hao tốn vô lý. Bạn là Phật tử nên truyền đạt đến bạn bè có lập gia đình không nên làm việc phá thai nhi, các Bạn sẽ phạm giới sát sanh!
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Đã được truyền thọ Tam Quy và Ngũ giới, vậy có phải ăn chay không?
Hỏi - Đáp 12:55 20/11/2024Hỏi: Tôi đã được truyền thọ Tam Quy và Năm giới, vậy tôi có phải ăn chay hay không?
Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật?
Hỏi - Đáp 10:18 19/11/2024Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi có câu hỏi xin quý Báo trả lời giúp: Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có, xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy các điều ấy trong những kinh nào?
Tượng Phật có từ bao giờ?
Hỏi - Đáp 10:31 18/11/2024Hỏi: Tôi là một Phật tử chuyên hỷ cúng tượng Phật cho các chùa, nhưng chưa hiểu rõ lắm về nguyên nhân do đâu mà có tượng Phật. Vậy tượng Phật có từ bao giờ? Ai là người đầu tiên tạo tượng Phật? Xin cho biết sơ lược về việc tạo tượng Phật vào lúc đó.
Tu tập trong hoàn cảnh không có Phật
Hỏi - Đáp 10:00 17/11/2024Tôi thích lạy Phật nhưng vì không có bàn thờ nên tôi tự hình dung Đức Phật trước mặt rồi lễ bái. Tôi tu tập như thế và cảm thấy an yên, được Tam bảo che chở rất nhiều. Có lúc tôi tự hỏi mình tu tập trong hoàn cảnh như thế có đúng Chánh pháp không?
Xem thêm