Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Có phải bạn đang yêu sai cách?   

Phật tổ cho 4 cái túi đựng tình yêu nhưng dường như chúng ta lại thường nhốt người yêu trong tù. Và rồi người ta tự nguyện bỏ tù nhau, bằng cách nào? "Cạch cạch cạch, ăn cơm chưa? Cạch cạch cạch, đang làm gì đó? Cạch cạch cạch, ngủ dậy chưa?

Cách nhìn nhận về tình yêu rất sai lầm

Yêu thì phải "chịu", mà muốn chịu được thì phải có cái mà "đựng". Chịu rồi mà không có cái đựng, thì trước sau gì tình yêu của các bạn cũng sẽ bị mất. Quan trọng là bạn đựng như thế nào thôi. Vậy thì đựng bằng cách nào? Đức Phật đã cho chúng ta bốn túi để đựng tình yêu của mình.

Yêu thương không phải là sự đòi hỏi, hưởng thụ, mà nó là sự hiến tặng. Ảnh minh họa

Yêu thương không phải là sự đòi hỏi, hưởng thụ, mà nó là sự hiến tặng. Ảnh minh họa

Cái túi thứ nhất là "từ". Từ là sự hiến tặng tình yêu cho người mình yêu mà không cần phải suy nghĩ gì cả.

Các bạn thường nghe người ta nói là "người không có yêu ta, không có hết lòng với ta, người không có tận tụy với ta" nhưng đã bao giờ bạn nghe người ta nói "ta yêu người hết mình, ta sẵn sàng cho tình yêu của ta" hay không?

Bài liên quan

Cho nên, cái cách con người ta yêu nhau đó là người ta chỉ nghĩ mình được yêu bao nhiêu chứ không phải là yêu như thế nào. Đây là một cách nhìn nhận về tình yêu rất sai lầm.

Yêu thương không phải là sự đòi hỏi, hưởng thụ, mà nó là sự hiến tặng. Khi bạn yêu thương ai đó thực sự, bạn phải làm cho người đó hạnh phúc mỗi ngày, đó mới là tình yêu thực sự.

Bạn làm cho người ta hạnh phúc, bạn cũng sẽ hạnh phúc. Cho nên, người phương Tây có nói một câu rất hay: "Bàn tay tặng hoa hồng tự nó thơm trước".

Vì tình yêu là nghiệp ái của mình và bản chất của nó là trói buộc và vị kỷ nên hạnh phúc lứa đôi tuy có, nhưng mong manh dễ vỡ. Tình yêu phải được nâng niu, trân quý và gìn giữ suốt cả cuộc đời mới mong bền vững, hạnh phúc. Nuôi dưỡng tình yêu không phải mãi nghĩ về người yêu mà còn học cách tu dưỡng đạo đức, sống chân thành, hiểu biết, chia sẻ và yêu thương hết lòng với người mình thương.

Yêu nhau như bỏ tù nhau

Có nhiều người hay hiểu lầm rằng tình yêu là sự sở hữu. Mà điều này xảy ra là do có những giả định mà chúng ta thường nghe trong tình yêu, đó là "anh là của em, em là của anh", và thậm chí có những bài hát "chúng ta là của nhau".

Tình yêu của bạn phải làm cho người bạn yêu cảm thấy tự do. Ảnh minh họa

Tình yêu của bạn phải làm cho người bạn yêu cảm thấy tự do. Ảnh minh họa

Và khi yêu ai đó, bạn tìm cách để chiếm hữu người ta, thậm chí có những người đánh đồng tình yêu và sự chiếm hữu đến mức độ nếu như có ai đó yêu mình mà không có sở hữu mình thì hình như là người ta không yêu mình.

Và rồi người ta tự nguyện bỏ tù nhau, bằng cách nào? "Cạch cạch cạch, ăn cơm chưa? Cạch cạch cạch, đang làm gì đó? Cạch cạch cạch, ngủ dậy chưa?" Tức là người ta bỏ tù nhau trong từng lời nói, hành động, và suy nghĩ.

Bài liên quan

Bạn có biết cách người ta yêu một con chim không? Khi bạn yêu một con chim, có phải bạn sẽ nhốt nó vào lồng, cho nó thật nhiều gạo thóc và nước uống không?

Không, khi yêu một con chim, bạn phải thả nó bay về với bầu trời tự do, đó mới gọi là một tình yêu không có vị kỷ.

Khi bạn yêu một con chim có phải bạn sẽ nhốt nó vào lồng cho nó thật nhiều gạo thóc và nước uống không?

Cho nên, như Hòa thượng Thích Nhất Hạnh có nói một câu rất hay: "You must love in such a way that the person you love feels free", tức là tình yêu của bạn phải làm cho người bạn yêu cảm thấy tự do.

Nếu bạn yêu ai đó mà bạn không làm cho người đó cảm thấy tự do, tức là bạn đang bỏ tù người ta. Bạn bỏ từ người ta, mà lại nói rằng yêu người ta, thì đó là một nhận định sai lầm.

Các bạn đã bao giờ vẽ hình trái tim chưa? Và khi hình trái tim quay ngược trở lại, thì nó có hình mũi tên. Cũng vậy, khi mà con tim của bạn nó đảo lộn, nó mất sự thăng bằng, thì dấu hiệu của sự thương đau cũng có mặt.

Cho nên, khi bạn yêu mà bạn để trái tim bạn đảo lộn thì chắc chắn bạn sẽ bị khổ đau trong tình yêu, đó là một điều chắc chắn. Nên khi bạn phát hiện trái tim bạn có dấu hiệu mất thăng bằng, bạn phải tìm cách để mà giữ cho nó được yên ổn.

Một tình yêu cao thượng là tình yêu không có sự chiếm hữu

Phật giáo dạy chúng ta yêu cần có thái độ tôn trọng và giữ gìn những quan hệ lành mạnh và luôn biết cân nhắc tâm ý để quan sát những chuyển biến sau đó. Mục đích đến với nhau là để tìm kiếm một người bạn đời hết lòng vì mình. Một tình yêu cao thượng là một tình yêu không chiếm hữu , không chỉ hạn hẹp bởi dành riêng cho một đối tượng và biến đối tượng đó trở thành nô lệ sắc đẹp. Đã đến với nhau bằng tình yêu thì tức nhiên tình yêu đó cần phải đẹp, lễ phép, lý tưởng, hạnh phúc.

Một tình yêu cao thượng là một tình yêu không chiếm hữu , không chỉ hạn hẹp bởi dành riêng cho một đối tượng và biến đối tượng đó trở thành nô lệ sắc đẹp. Ảnh minh họa

Một tình yêu cao thượng là một tình yêu không chiếm hữu , không chỉ hạn hẹp bởi dành riêng cho một đối tượng và biến đối tượng đó trở thành nô lệ sắc đẹp. Ảnh minh họa

Tình yêu nam nữ cũng như mọi thứ tình cảm khác có mặt trên cuộc đời, theo Phật giáo cũng cần được chăm sóc và vun bồi. 

Để duy trì các mối quan hệ tình cảm lành mạnh, chúng ta cần nhiều thứ hơn là chỉ có tình yêu. Ta cần phải thương yêu đối tượng như là một con người và như một người bạn. Sự thu hút về giới tính mà tình yêu thường dựa vào là một yếu tố không đầy đủ để thiết lập một mối quan hệ dài lâu. Sự quan tâm sâu sắc, tình thương yêu cũng như trách nhiệm và lòng tin cũng cần phải được vun trồng.

Bài liên quan

Điều căn bản nhất mà người tại gia có thể thực thi là trong 5 giới điều; có điều thứ ba là không tà dâm, tức là không được có quan hệ trên mức tình cảm, dẫn đến tình dục với những người không phải là vợ hay chồng mình, không được quan hệ tình dục với những người vị thành niên… Nguyên tắc chung của đạo Phật là đạo bình đẳng, tôn trọng nam cũng như nữ, cho nên phản đối những quan hệ tình cảm, tình dục có tính cưỡng bức, bắt buộc, trái với luân thường đạo lý để đảm bảo quyền được hạnh phúc của mỗi con người.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi

Phật pháp và cuộc sống 09:50 02/11/2024

Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...

Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây

Phật pháp và cuộc sống 08:30 02/11/2024

Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.

Ra đi để biết nẻo về

Phật pháp và cuộc sống 13:50 01/11/2024

Có một cô bé vì làm quấy nên bị mẹ quở mắng, cô cãi lại mẹ rồi tức giận bỏ nhà ra đi. Cô đi lang thang từ sáng đến tối mà chẳng biết về đâu, bụng đói meo vì không có gì bỏ vào cả, trong túi của cô cũng chẳng có tiền.

Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên

Phật pháp và cuộc sống 13:04 01/11/2024

Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.

Xem thêm