Cõi nước của đức Phật Dược Sư tên là gì?

Cõi nước của đức Phật Dược Sư tên là gì? Hãy nói tóm lược cảnh trang nghiêm của cõi nước ấy.


Cõi nước của đức Phật Dược Sư tên là gì?  1
Ảnh minh họa. 

Có phải sắc thân đức Phật Dược Sư có màu xanh lam?

Đáp:

Cõi nước của đức Phật Dược Sư tên là Tịnh lưu li. Đó là một quốc độ hoàn toàn trong sạch, không có các ý niệm và hành động ái dục, không có các cảnh giới đau khổ, thậm chí không có các cảnh tượng, tình trạng, hình thức, hay âm thanh v.v... đau khổ. Tất cả những cơ sở vật chất như đất đai, nhà cửa, đường sá, v.v...đều hoàn toàn làm nên bằng ngọc lưu li và các loại châu báu.

Hỏi: Danh hiệu hai vị “hiếp sĩ” của đức Phật Dược Sư là gì? Sự nghiệp của hai vị ấy thế nào?

Hai vị “hiếp sĩ” của đức Phật Dược Sư là hai vị Bồ tát lớn Nhật Quang Biến Chiếu và Nguyệt Quang Biến Chiếu. Đó là hai vị thượng thủ của chúng Bồ tát, luôn luôn hầu cận hai bên đức Phật Dược Sư và trợ giúp Ngài trong công việc hóa độ chúng sinh, hộ trì chánh pháp.

Hỏi: Khi còn tu tập hạnh Bồ tát, đức Phật Dược Sư đã từng phát bao nhiêu lời nguyện?

Khi còn tu tập hạnh Bồ tát, đức Phật Dược Sư đã từng phát 12 lời nguyện lớn.

Hỏi: Vì sao đức Phật ấy có danh hiệu là “Dược Sư”?

Một trong 12 lời nguyện lớn của Ngài nói rằng: “Tôi nguyện sau khi thành Phật, nếu các loài hữu tình bị các tật bệnh hành hạ, không thầy không thuốc, không có nhà cửa họ hàng, nghèo cùng, nhiều thống khổ, không có người giúp đỡ mà cũng không biết hướng về đâu, một khi nghe được tên tôi thì các tật bệnh liền được tiêu trừ, thân tâm an lạc, nhà cửa và của cải vật dụng đều có đầy đủ; đời sống cứ như thế mãi cho đến khi thành Phật.” Bởi vậy mà Ngài có danh hiệu là “Dược Sư”.

Hỏi: Vì sao đức Phật ấy có danh hiệu là “Lưu Li Quang”?

Lại có lời nguyện nói rằng: “Tôi nguyện sau khi thành Phật, thân tướng tôi như ngọc lưu li, trong ngoài trong suốt, hoàn toàn sạch sẽ, không tì vết cáu bẩn, ánh sáng tỏa rộng hơn cả mặt trời mặt trăng.” Do đó, Ngài có danh hiệu là “Lưu Li Quang”.

Hỏi: Chư Phật trong mười phương thị hiện với loại thân gì? Riêng đức Phật Dược Sư thì thị hiện trong loại thân gì?

Chư Phật trong mười phương đều thị hiện với loại thân vàng kim; riêng đức Phật Dược Sư thì thị hiện trong loại thân lưu li.

Hỏi: Khi xưng danh hiệu của Phật Dược Sư, người đời thường kèm theo những tiếng tôn quí nào? Tại sao?

Khi xưng danh hiệu của Phật Dược Sư, người đời thường kèm theo các tiếng tôn quí như “tiêu tai diên thọ”, vì Ngài nguyện cứu giúp chúng sinh tiêu trừ mọi tai nạn và kéo dài mạng sống.

Trích từ: Giáo Khoa Phật Học - Cấp Một.

Việt dịch: Cư sĩ Hạnh Cơ.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Nền giáo dục vượt qua

Phật giáo thường thức 17:30 05/04/2025

Vượt qua dòng chảy của tham, sân, si, kiêu mạn và chấp thủ đối với sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn nơi tâm ta, ta mới có thể vượt qua được dòng chảy của sinh tử, để đến được bến bờ giải thoát và giác ngộ.

Giá trị giới không sát sinh

Phật giáo thường thức 15:16 05/04/2025

Đạo Phật ra đời cách đây đã hơn 25 thế kỷ và trải qua bao cuộc thăng trầm của lịch sử, vẫn phát triển rực rỡ đến ngày nay. Như thế, Đạo Phật phải tiềm tàng những chân lý vượt cả thời gian lẫn không gian.

Phật giáo tại nhân gian

Phật giáo thường thức 13:26 05/04/2025

Khi nói đến Phật giáo tại nhân gian chính là từ lúc phát triển cho đến ngày nay, chúng ta sẽ có những nghi vấn trong xã hội nhận định về Phật giáo trong thời đại này...Phải chăng!?

Cõi Địa ngục trụ ở đâu?

Phật giáo thường thức 10:17 05/04/2025

Cảnh giới Địa ngục được cảm ra bởi ác nghiệp của chúng sinh. Cõi này là nơi mà nỗi thống khổ của chúng sinh lên đến cùng cực và kéo dài vô tận. Những ác nghiệp được tạo bởi tâm hận thù, sân giận tột độ là nguyên nhân dẫn tới cõi này.

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo