Cơm chay “treo” ấm lòng người khó khăn ở TP. HCM

Nép mình trên góc đường Hoa Sữa (Q.Phú Nhuận), tiệm cơm chay Thiên An mỗi ngày đều có một vài phần cơm chay 'treo' giản dị, ấm áp cho các bạn sinh viên, người lao động khó khăn.

Gọi là cơm chay "treo" vì chủ quán hay những người khách đến đây có thể tặng những suất cơm miễn phí cho ai cần đến.

Với tâm nguyện mang đến những bữa cơm ấm lòng cho người khó khăn ở TP.HCM, chị Hà Thị Kim Thạnh (44 tuổi) đã phối hợp với chị Uyên Lê (43 tuổi) duy trì mô hình cơm "treo" này.

"Tôi từ Đà Nẵng vào TP.HCM lập nghiệp, thấy nơi đây quá đỗi ấm áp tình người. Cơ duyên gặp được người bạn tốt là chị Uyên, chúng tôi mong rằng mình cũng sẽ góp được chút sức nhỏ nào đó, trao tặng những phần cơm cho những ai đang cần đến. Bất kỳ ai cũng có thể đến nhận cơm chay treo chứ không phân biệt giàu nghèo", chị Thạnh bộc bạch.

Tiệm cơm chay "treo" của chị Thạnh nằm ở số 28 Hoa Sữa, Q.Phú Nhuận

10 giờ sáng, chị Thạnh đang tất bật dọn quán để mở cửa đón khách. Vào Nam sinh sống, chị nói mình "phải lòng" TP.HCM chính vì sự nhân ái của người dân nơi đây.

Tuy vội vàng, đông đúc là thế nhưng mỗi ngày đều có hàng trăm hội nhóm, cá nhân mang tặng thức ăn, nước uống, nhu yếu phẩm cho người vô gia cư, người lao động nghèo. Chính những điều đó đã phần nào truyền cảm hứng cho chị thực hiện mô hình cơm chay "treo" ở quán ăn của mình.

Tính đến nay, tiệm cơm chay của chị Thạnh đã trao đi khoảng vài trăm phần cơm "treo". Với mỗi người đến ăn, chị bán cơm với mức giá 35.000 đồng, còn cơm "treo" thì khách tặng lại với giá 27.000 đồng.

Chị Thạnh nấu và bán đồ ăn chay đã nhiều năm. Toàn bộ các món cơm, bún, phở hay đồ khô trong quán đều do chị tự tay chế biến.

Người phụ nữ này tâm tình, mỗi ngày, chị và chồng dậy từ sớm để đi mua và chuẩn bị nguyên vật liệu, bảo đảm rau củ tươi mới, an toàn.

Thức ăn trong quán cơm chay đều do chính tay chị Thạnh chuẩn bị. 

Nhiều năm buôn bán, chị khẳng định rằng muốn khách quay lại ủng hộ mình lâu dài thì chắc chắn phải đặt cái tâm vào món ăn. Hơn nữa, một mức giá phù hợp cũng sẽ giúp nhiều người được ăn một bữa cơm ngon, an toàn, tốt cho sức khỏe.

Với chị Thạnh, làm thiện nguyện cũng cần đúng người, đúng lúc.

Nguyện vọng của chị Thạnh là có thể duy trì mô hình cơm chay "treo" lâu dài trong tương lai. Có những hôm không có phần cơm "treo", quán vẫn sẵn sàng tặng cơm nếu có ai đến hỏi.

Chị Uyên cũng khẳng định rằng, chị sẽ cố hết sức để lan tỏa mô hình cơm chay "treo" này đến với cộng đồng. Đồng thời hỗ trợ cho chị Thạnh để thời gian tới, quán sẽ có thêm nhiều phần cơm "treo" ý nghĩa cho mọi người.

Theo Báo Thanh Niên.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Câu chuyện linh ứng có thật về tụng kinh Địa Tạng siêu độ vong linh

Phật pháp và cuộc sống 16:51 05/01/2025

Dưới đây là câu chuyện tụng kinh siêu độ vong linh mà đích thân con đã trải qua. Tất cả đã minh chứng một điều rằng Phật lực không thể nghĩ bàn.

Tâm từ bi của mẹ

Phật pháp và cuộc sống 16:17 05/01/2025

Ngày còn bé, tôi thường trách mẹ. Mẹ nghiêm khắc quá, đôi khi đến mức khiến tôi thấy ngột ngạt. Mỗi lần tôi làm sai điều gì, mẹ chẳng mắng lớn tiếng, nhưng ánh mắt buồn của mẹ làm tim tôi trĩu nặng.

Con cái - niềm vui hay nghiệp báo?

Phật pháp và cuộc sống 16:04 05/01/2025

Tôi có một người bạn, khi nghe tin em họ mình có bầu, chị đã lắc đầu: “Vui sướng gì! Con cái là nghiệp, nó dắt dây mình hoài trong cõi ái dục này. Mắc gì mà mừng dữ vậy!”. Quan điểm của chị cũng đáng để suy nghĩ…

Phật pháp cứu tôi khỏi u mê

Phật pháp và cuộc sống 15:21 04/01/2025

Tôi từng nghĩ cuộc đời mình là một chuỗi những thất bại nối dài. Hôn nhân đổ vỡ, công việc bấp bênh, và những khoản nợ chồng chất khiến tôi như chìm trong màn sương mù không lối thoát. Những ngày tháng ấy, tôi sống trong nỗi căm giận: giận người, giận đời, và hơn cả là giận chính mình.

Xem thêm