Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 07/03/2023, 13:14 PM

Còn ác tâm nên không thể thảnh thơi

Xưa nay chàng trai vốn cho mình là một người rất lương thiện. Mãi cho đến lúc này, anh ta mới chợt tỉnh ngộ… nhận ra “thì ra trong mình còn tồn tại một con người xấu xa đến thế. Bởi vì tâm mình chứa những điều bất thiện trên, nên mình mới luôn thấy khó chịu, khổ tâm nhiều đến thế!”

Một chàng thanh niên tìm đến một vị Thiền Sư xin chỉ bảo: “Vì sao những người lương thiện như con lại thường xuyên cảm thấy đau khổ, mà những người ác lại vẫn sống tốt như vậy?”

Thiền sư từ tốn:

– Nếu một người trong lòng còn cảm thấy khổ, điều đó nói lên rằng trong tâm người này có tồn tại một điều ác tương ứng. Nếu một người trong nội tâm không có điều ác nào, như vậy, người này sẽ không có cảm giác thống khổ.

Có cảm giác như bị xúc phạm, chàng thanh niên không phục, liền nói:

– Thưa Thầy, sao con có thể là người ác được? Con là người sống rất lương thiện mà.

Vị Thiền sư điềm đạm trả lời:

– Nội tâm không ác thì không cảm thấy khổ, con đã cảm thấy khổ, nghĩa là trong tâm con đang tồn tại điều ác. Con hãy nói về nỗi khổ của con, ta sẽ nói cho con biết, điều ác nào đang tồn tại trong con.

Chàng thanh niên bắt đầu kể:

– Thưa Thầy, nỗi khổ của con thì rất nhiều ạ. Có khi con cảm thấy tiền lương thu nhập rất thấp, không đủ vào đâu. Nhà ở thì không đủ rộng. Con thường có cảm giác thua thiệt người khác, trong tâm không lúc nào thoải mái. Con hy vọng mau chóng thay đổi được tình trạng trên.

Tu để chuyển hóa nỗi khổ niềm đau

Nếu tâm một người có thể rộng lớn như bầu trời mà bao dung vạn vật, người đó sao còn có thể khổ đây?”

Nếu tâm một người có thể rộng lớn như bầu trời mà bao dung vạn vật, người đó sao còn có thể khổ đây?”

Thưa Thầy, xã hội không ít người căn bản không có văn hóa gì, lại có thể lận lưng hàng chục, hàng trăm triệu, trong khi một trí thức văn hóa như con, mỗi tháng lại chỉ có vài triệu đồng thu nhập, thật sự không công bằng; Người thân thì nhiều lúc không nghe con khuyên…

Cứ như vậy, lần lượt chàng thanh niên kể hết cho vị Thiền sư về những nỗi thống khổ, ấm ức mà mình đang phải chịu đựng.

Thiền sư khẽ gật đầu, mỉm cười, một nụ cười nhân từ và đôn hậu, nhìn chàng thanh niên:

-Theo như con nói, thu nhập hiện tại của con cũng đủ nuôi sống con và gia đình, đúng không? Con còn có một căn nhà nhỏ để ở, căn bản là đã không phải lưu lạc nơi đầu đường xó chợ như bao người. Con hoàn toàn có thể không phải chịu đựng những nỗi khổ tâm ấy. Nhưng, chỉ bởi vì nội tâm con có lòng tham đối với tiền tài và của cải, cho nên con luôn cảm thấy không đủ. Do không bao giờ cảm thấy đủ và hài lòng nên cảm thọ khổ dấy lên trong con. Loại tâm THAM này là một ác tâm.

Trong xã hội có nhiều người thiếu văn hóa nhưng lại phát tài, rồi con lại cảm thấy không phục, đây chính là tâm đố kị. Tâm đố kị là một loại ác tâm.

Con tự cho mình là có văn hóa, nên cần phải có thu nhập cao, đây chính là ngã mạn. Ngã mạn  cũng là ác tâm.

Cho rằng có văn hóa thì phải có thu nhập cao, đây chính là tâm si; bởi vì văn hóa không phải là căn nguyên của sự giàu có, mà là do kiếp trước làm việc thiện. Hành thiện tích đức, bố thí, cúng dường…vvv mới là nguyên nhân cho sự giàu có của kiếp này. Si mê cũng là một loại ác tâm.

Người thân không nghe lời khuyên của con, con cảm thấy không thoải mái, đây là không rộng lượng, bao dung. Dẫu là người thân của con, nhưng mỗi chúng sanh đều có biệt nghiệp riêng của mình. Họ nhìn mỗi việc qua lăng kính của nghiệp, nên mỗi người sẽ có tư tưởng và quan điểm riêng, vì sao lại cưỡng cầu tư tưởng và quan điểm của họ bắt họ phải giống như con? Không rộng lượng sẽ dẫn đến hẹp hòi, ích kỷ. Tâm hẹp hòi cũng là ác tâm.

LÒNG THAM, TẬT ĐỐ, NGÃ MẠN, SI MÊ, HẸP HÒI đều là những ác tâm. Bởi vì nội tâm con chứa đựng những ác tâm ấy, nên đau khổ mới tồn tại trong con.

Con đem niềm vui và thỏa mãn của mình đặt lên tiền bạc và của cải, con hãy bình tâm nhìn và suy xét kỹ: con đã không chết đói, chết cóng; những người giàu có kia, thật ra cũng chỉ là không chết đói và chết cóng mà thôi. Con đã nhận ra chưa? Hạnh phúc hay không, không dựa trên sự giàu có bên ngoài, mà dựa trên thái độ sống của con mới là quyết định. Nắm chắc từng giây phút của cuộc đời, sống với thái độ lạc quan, hòa ái để thay thế lòng tham, tính đố kỵ và ích kỷ; Nội tâm của con sẽ dần chuyển hóa, dần thay đổi… thanh thản và bình an hơn.

Trong xã hội, nhiều người không có văn hóa nhưng lại giàu có, con hãy nên vì họ mà hoan hỷ, nên cầu chúc họ càng giàu có hơn. Người khác đạt được, phải vui như người đó chính là con; Người khác mất đi, đừng cười trên nỗi đau của họ. Người như vậy mới là người lương thiện. Con nhìn người khác giàu con lại thiếu vui, đây chính là Đố Kị. Tâm đố kị là một loại tâm rất không tốt, phải kiên quyết tiêu trừ.

Con cho rằng, con có chỗ hơn người, tự cho là giỏi. Đây chính là ngã mạn. Ngạo mạn cao sơn, bất sinh đức thủy”, người khi đã sinh lòng ngã mạn, thì đối với thiếu sót của bản thân sẽ như có mắt không tròng, vì vậy, không thể nhìn thấy bản thân có bao nhiêu điều xấu, sao có thể thay đổi để tốt hơn lên. Một người luôn nuôi dưỡng lòng khiêm tốn, giữ gìn tâm thái hòa ái từ bi thì nội tâm mới có thể cảm thấy tròn đầy và an vui.

Kiếp trước làm việc thiện là một trong những nguyên nhân cho sự giàu có ở kiếp này.Để giàu có có nhiều nguyên nhân chứ không chỉ đơn thuần là phước báu đời trước. Mà người đời thường không hiểu được nhân quả, trồng dưa lại muốn được đậu, trồng đậu lại muốn được dưa, đây là thể hiện cho sự ngu muội, si mê. Chỉ có người chăm học Phật Pháp, mới có được trí tuệ chơn chánh, mới thấu hiểu được quy luật của nhân quả - luật tuần hoàn của vạn vật trong vũ trụ. Để từ đó biết quán xét thân tâm, lựa chọn các hành vi, lời nói, ý nghĩ sao cho phù hợp để gieo nhân lành. Người luôn suy xét, kiểm soát tốt thân khẩu ý sẽ luôn được an vui.

Bầu trời có thể bao dung hết thảy, nên rộng lớn vô biên; mặt đất có thể chịu đựng hết thảy, nên tràn đầy sự sống, vạn vật đâm chồi. Một người sống trong thế giới này, không nên xem mình là nhất mà tùy tiện xem thường người khác. Không cưỡng cầu bất cứ điều gì mà phải tùy duyên tự tại. Vĩnh viễn dùng tâm lương thiện giúp đỡ người khác, nhưng không chấp trước bất kỳ điều gì.

Nếu tâm một người có thể rộng lớn như bầu trời mà bao dung vạn vật, người đó sao còn có thể khổ đây?”

Ngồi im lặng hồi lâu. Xưa nay chàng trai vốn cho mình là một người rất lương thiện. Mãi cho đến lúc này, anh ta mới chợt tỉnh ngộ… nhận ra “thì ra trong mình còn tồn tại một con người xấu xa đến thế. Bởi vì tâm mình chứa những điều bất thiện trên, nên mình mới luôn thấy khó chịu, khổ tâm nhiều đến thế!”

Chàng trai vội cúi đầu, chắp tay:

– Thưa Thầy, con xin cảm tạ Thầy nhiều lắm, nếu không được Thầy khai thị chỉ bảo, con mãi mãi sẽ không biết có một người xấu xa như vậy đang tồn tại trong con.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cách ăn chay tốt cho sức khỏe tim mạch

Sống an vui 16:50 22/11/2024

Chế độ ăn chay có thể tốt cho huyết áp, cải thiện mức cholesterol và duy trì cân nặng khỏe mạnh, tất cả đều giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Tuy nhiên, nên biết cách ăn chay phù hợp để mang lại những lợi ích sức khỏe.

Những cảnh giới cao nhất

Sống an vui 13:15 22/11/2024

Cảnh giới cao nhất của sự nghiệp, của kỷ luật, của tình bạn, tình yêu và cảnh giới cao nhất trong sinh mạng con người là gì, bạn có biết không?

Buông xả những nỗi lo âu

Sống an vui 11:00 22/11/2024

Ta hay nhân danh sự bận rộn, bổn phận, trách nhiệm để cho phép mình rời bỏ chính mình bất cứ lúc nào. Khi thức dậy là ta đã bắt đầu phóng tâm đi lang thang bên ngoài, tìm kiếm cái này, nắm bắt cái kia.

Học chim làm tổ

Sống an vui 07:30 22/11/2024

Nhìn những chú chim cần mẫn siêng năng tước từng cọng cây, ngọn lá về đan tổ, chúng ta học được rất nhiều đạo lý.

Xem thêm