Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 16/08/2020, 11:48 AM

Con đường an vui

Sau khi đức Phật Thích ca thành đạo, Ngài suy nghĩ rằng sẽ không đi thuyết pháp cho chúng sinh. Cho tới khi Phạm Thiên Sahampati thỉnh cầu, Ngài quán sát căn tánh của chúng sinh qua hình ảnh ao sen. Sẽ có những chúng sinh có ít bụi trong mắt, có thể giác hiểu được lời dạy của Ngài.

Lạc quan vui sống niềm an vui sẽ đến

Sau khi đức Phật Thích ca thành đạo, Ngài suy nghĩ rằng sẽ không đi thuyết pháp cho chúng sinh. Cho tới khi Phạm Thiên Sahampati thỉnh cầu, Ngài quán sát căn tánh của chúng sinh qua hình ảnh ao sen. Sẽ có những chúng sinh có ít bụi trong mắt, có thể giác hiểu được lời dạy của Ngài. Nguyên nhân chính không phải vì Ngài không có lòng từ bi thương xót các chúng sinh đang chìm đắm trong biển khổ, mà do vì Ngài nhìn thấy căn tánh của chúng sinh cang cường khó độ, nghiệp chướng sâu dày, ưa thích nắm giữ, ưa thích hưởng thụ, và đắm chìm trong dục lạc. Và dục lạc đó là gì? Đó là tiền bạc, sắc đẹp, danh vọng, ăn ngon, ngủ nghỉ; hoặc là các sắc do mắt nhận thức; thanh, hương, vị, xúc và pháp do ý nhận thức, khả lạc, khả hỷ, khả ý liên hệ đến dục, hấp dẫn.

Giáo pháp của Ngài là giáo pháp cao siêu, vi diệu, khó thấy, khó hiểu, khó chứng ngộ, đi ngược dòng đời, nghĩa là hướng tới sự từ bỏ năm dục, sáu trần, ly tham, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Nipbana. Do vậy, chúng sinh khó mà tiếp nhận được giáo lý cao quý ấy – giáo lý mà chưa từng có một Sa-môn, Bà-la-môn nào tuyên thuyết trước đó.

Sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ; sầu, bi, khổ, ưu, não là khổ; oán gặp nhau là khổ; ái biệt ly là khổ; cầu không được là khổ.

Sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ; sầu, bi, khổ, ưu, não là khổ; oán gặp nhau là khổ; ái biệt ly là khổ; cầu không được là khổ.

Luôn tạo thêm phước mới để an vui lâu dài

Đức Phật diệt độ đã lâu, giáo lý của Ngài đã được truyền bá rộng rãi trên thế giới. Người Phật tử tu học theo giáo lý của Ngài, vẫn phải thường xuyên phản tỉnh chính mình theo tinh thần ấy, nghĩa là không nên chất chứa quá nhiều, mà chỉ cần để lại những gì cần thiết mà thôi. Việc này rất quan trọng. Vì hiện nay, cơ sở vật chất phát triển rất nhiều. Do vậy, quý thầy cũng như các Phật tử trên đường tu tập, phải đối diện với rất nhiều cám dỗ về vật chất. Nhu cầu thiết yếu của con người cũng tăng dần. Chúng ta cũng khó có thể áp dụng lối sống của các thầy Tỷ kheo là ba y, một bát trong thời đức Phật vào thời nay được. Có một con đường gọi là trung đạo, là con đường rất phù hợp với sự tu tập hướng đến an vui, an tịnh và giải thoát, được đức Phật chỉ dạy trong kinh Tương Ưng Bộ, tập 5, thiên Đại Phẩm:

“Có hai cực đoan này, này các Tỷ kheo, một người xuất gia không nên thực hành theo. Thế nào là hai?

Một là đắm say trong các dục (kàmesu), hạ liệt, đê tiện, phàm phu, không xứng bậc Thánh, không liên hệ đến mục đích. Hai là tự hành khổ mình, khổ đau, không xứng bậc Thánh, không liên hệ đến mục đích. Tránh xa hai cực đoan này, này các Tỷ kheo, là con đường trung đạo, do Như Lai Chánh Giác, tác thành mắt, tác thành trí, đưa đến an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết bàn.

Và thế nào là con đường trung đạo, này các Tỷ kheo, do Như Lai Chánh Giác, tác thành mắt, tác thành trí, đưa đến an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn? Chính là con đường Thánh đạo Tám ngành, tức là: Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định. Ðây là con đường trung đạo, này các Tỷ kheo, do Như Lai Chánh Giác, tác thành mắt, tác thành trí, đưa đến an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết bàn.

Người Phật tử tu học theo giáo lý của Đức Phật, vẫn phải thường xuyên phản tỉnh chính mình theo tinh thần ấy, nghĩa là không nên chất chứa quá nhiều, mà chỉ cần để lại những gì cần thiết mà thôi.

Người Phật tử tu học theo giáo lý của Đức Phật, vẫn phải thường xuyên phản tỉnh chính mình theo tinh thần ấy, nghĩa là không nên chất chứa quá nhiều, mà chỉ cần để lại những gì cần thiết mà thôi.

Ðây là Thánh đế về Khổ, này các Tỷ kheo. Sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ; sầu, bi, khổ, ưu, não là khổ; oán gặp nhau là khổ; ái biệt ly là khổ; cầu không được là khổ. Tóm lại, năm thủ uẩn là khổ.

Ðây là Thánh đế về Khổ tập, này các Tỷ kheo, chính là ái này đưa đến tái sanh, câu hữu với hỷ và tham, tìm cầu hỷ lạc chỗ này chỗ kia. Tức là dục ái, hữu ái, phi hữu ái.

Ðây là Thánh đế về Khổ diệt, này các Tỷ kheo, chính là ly tham, đoạn diệt, không có dư tàn khát ái ấy, sự quăng bỏ, từ bỏ, giải thoát, không có chấp trước.

Ðây là Thánh đế về Con đường đưa đến Khổ diệt, này các Tỷ kheo, chính là con đường Thánh đạo Tám ngành, tức là Chánh tri kiến... Chánh định”.

> Xem thêm video: "Đức Phật dạy về đạo đức gia đình":

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Truyện ngắn: Lòng hiếu của Mít

Góc nhìn Phật tử 10:37 24/04/2024

Mít là một cậu bé xinh xắn, nghèo nàn, đang vội vã băng qua những đường phố náo nhiệt về nhà. Đường phố thì ồn ào và đông đúc các loại xe hơi, xe buýt và khách bộ hành.

Nhớ nghĩ ân đức của Đức Phật để luôn phát nguyện tu tập

Góc nhìn Phật tử 09:10 24/04/2024

Đức Phật Thích Ca Như Lai của chúng ta, lúc mới phát tâm, đã vì ta mà tu Bồ tát đạo, trải qua vô lượng kiếp chịu đủ các thứ khổ cực. Khi ta tạo nghiệp, Đức Phật xót thương, phương tiện giáo hóa, mà ta ngu si, không chịu tin theo.

Hội luận: Tu tập (2)

Góc nhìn Phật tử 20:00 23/04/2024

Ba từng chia sẻ khi cảm thấy ai đó như cái gai trong con mắt thì vấn đề ở “con mắt” chứ không phải ở “cái gai”. Người ta luôn phải giấu diếm, phải che đậy tình thương yêu, cái thiện pháp mà lẽ ra luôn được “nuôi dưỡng”, luôn được “tăng trưởng”.

Làm sao giữ lại

Góc nhìn Phật tử 19:30 22/04/2024

Làm sao giữ được tình ban sớm /Chưa kịp hoàng hôn đã úa màu./Ta trách sao người thay đổi vội/ Chắc gì...ta chẳng đổi thay đâu!

Xem thêm