Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 29/04/2020, 10:20 AM

Luôn tạo thêm phước mới để an vui lâu dài

Người ta thường nói, làm ra tiền mới khó còn tiêu tiền thì chẳng khó chút nào. Sự thật thì không phải như vậy, làm ra tiền đã khó, tiêu tiền đúng pháp lại càng khó hơn.

Muốn bố thí có phước quả lớn phải thành tựu chín đức

Do đó, sau khi làm ra tiền hãy đầu tư cho tương lai, được hưởng phước cũ thì hãy tạo thêm phước mới bằng sự cúng dường, bố thí và sẻ chia.

Do đó, sau khi làm ra tiền hãy đầu tư cho tương lai, được hưởng phước cũ thì hãy tạo thêm phước mới bằng sự cúng dường, bố thí và sẻ chia.

Dù mỗi người có toàn quyền tiêu tiền của họ theo những sở thích khác nhau, nhưng Thế Tôn cũng khuyến cáo rằng, đừng “như người làm ruộng chỉ thu hoạch mà chẳng trồng thêm, sau bị cùng khốn dần dần đến chết”.

Do đó, sau khi làm ra tiền hãy đầu tư cho tương lai, được hưởng phước cũ thì hãy tạo thêm phước mới bằng sự cúng dường, bố thí và sẻ chia. Đây chính là cách tiêu tiền đúng pháp của người biết tạo thêm phước mới, nên đi đến đâu hay sanh ra nơi nào cũng đều sung túc, đủ đầy.

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.

Bấy giờ trong thành Xá-vệ, có trưởng giả Bà-đề mắc bệnh rồi chết, nhưng trưởng giả ấy chẳng có con cái, nên bao nhiêu tài sản đều nhập vào cung hết. Bấy giờ vua Ba-tư-nặc thân dính bụi đất đến chỗ Thế Tôn, cúi lạy rồi ngồi một bên.

Khi ấy Thế Tôn hỏi vua:

- Đại vương! Cớ sao bụi đất đầy người mà đến chỗ Ta?

Vua Ba-tư-nặc bạch Thế Tôn:

- Trong thành Xá-vệ này có trưởng giả tên là Bà-đề, hôm nay mạng chung, ông ta không có con, nên con đích thân đến tịch thu tài sản sai nhập vào cung: tám vạn cân vàng ròng, huống là các vật linh tinh khác. Nhưng trưởng giả đó ngày còn sống ăn những thức ăn hết sức dở tệ như thế, không ăn món ngon lành, mặc y phục bẩn thỉu chẳng sạch, cỡi xe ngựa hết sức ốm o.

Phật dạy: "Nếu muốn trường thọ, hãy cứu mạng chúng sinh và thực hành bố thí"

Thế Tôn bảo:

- Đúng vậy, Đại vương! Như lời vua nói. Phàm người tham lam keo kiệt, được tài sản này chẳng thể ăn uống, chẳng cho cha mẹ, vợ con, đầy tớ, nô tỳ; cũng lại chẳng cho bạn bè, trí thức; cũng lại chẳng cho Sa-môn, Bà-la-môn, các bậc tôn trưởng. Nếu người có trí được tài bảo này, liền có thể bố thí, cứu giúp rộng rãi tất cả không có lẫn tiếc, cung cấp Sa-môn, Bà-la-môn, các bậc cao đức.

Vua Ba-tư-nặc nói:

- Trưởng giả Bà-đề này mạng chung sanh về nơi nào?

Thế Tôn bảo:

- Trưởng giả Bà-đề này mạng chung sanh vào đại địa ngục Thế khốc (khóc lóc). Vì sao thế? Đây là người đã đoạn gốc lành, thân hoại mạng chung sanh trong địa ngục Thế khốc.

Vua Ba-tư-nặc nói:

- Trưởng giả Bà-đề dứt gốc lành ư?

Thế Tôn bảo:

- Đúng vậy, Đại vương! Như lời vua nói, trưởng giả đó dứt hẳn gốc lành. Mà trưởng giả đó phước cũ đã hết, lại chẳng tạo phước mới.

Vua Ba-tư-nặc nói:

- Trưởng giả đó không còn sót lại chút phước nào sao?

Thế Tôn bảo:

- Không, Đại vương! Ông ta không còn lại một mảy may nào, như người làm ruộng chỉ thu hoạch mà chẳng trồng thêm, sau bị cùng khốn dần dần đến chết. Vì sao thế? Ông ta chỉ hưởng nghiệp cũ không tạo cái mới. Trưởng giả này, cũng lại như thế, chỉ hưởng phước cũ không tạo thêm phước mới. Trưởng giả này đêm nay sẽ ở trong địa ngục Thế khốc.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm Địa chủ [trích], VNCPHVN ấn hành, 1997, tr.424)

Vì vậy, người đệ tử Phật nguyện tạo ra tài sản một cách chính đáng và tiêu xài đúng pháp bằng cách luôn tạo thêm phước mới.

Vì vậy, người đệ tử Phật nguyện tạo ra tài sản một cách chính đáng và tiêu xài đúng pháp bằng cách luôn tạo thêm phước mới.

Rõ ràng, trưởng giả Bà-đề là người không biết tiêu tiền. Khi sống thì ông tham lam keo kiệt, “chẳng thể ăn uống, chẳng cho cha mẹ, vợ con, đầy tớ, nô tỳ; cũng lại chẳng cho bạn bè, trí thức; cũng lại chẳng cho Sa-môn, Bà-la-môn”, nên chẳng tạo ra chút phước báo nào. Đến lúc chết thì tiền bạc bị sung công, ông chẳng đem theo được một đồng, vì không tạo thêm phước nên phải sinh vào cảnh khổ.

Ngược lại với Bà-đề thì có không ít người khá giả lại tiêu tiền một cách vô tội vạ. Đem phước cũ phung phí vô bổ mà không tạo thêm bất kỳ phước mới nào. Nên khi cuối đời hay đời sau thường chịu vô phước, nghèo khổ. Vì vậy, người đệ tử Phật nguyện tạo ra tài sản một cách chính đáng và tiêu xài đúng pháp bằng cách luôn tạo thêm phước mới. Sử dụng tiền bạc, tài sản do mình công khó làm ra, sao cho vừa có lợi cho mình và người, vừa có lợi ích phước báo trong đời này và cả những đời sau.

Không tham dục thì phước báu vô biên

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Học Phật giản đơn

Kiến thức 08:00 22/11/2024

Luôn giữ tâm thanh tịnh, chánh niệm tỉnh giác xa lìa các pháp cấu uế, bất thiện dần hướng đến an lạc, Niết bàn miên viễn.

Xem thêm