Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 13/07/2017, 15:43 PM

Con hư tại mẹ - cháu hư tại bà

Một gia đình nọ cha mẹ đã già chỉ có đứa con trai duy nhất nhưng lại không chịu làm ăn, tối ngày cứ cà rê dê ngỗng đầu trên xóm dưới vì người mẹ quá cưng chiều, sợ con mình cực khổ.

Từ đó người con sinh tâm ỷ lại, mặc tình vui chơi hoang phí vì được mẹ chu cấp đủ đầy. Tình trạng đó cứ kéo dài qua ngày này tháng nọ. Thật ra, người xưa đã từng răn nhắc kỹ lưỡng, chu đáo về trách nhiệm và bổn phận của bậc làm cha mẹ.

Phần lớn con hư nhiều là do người mẹ vì thương con mà cưng chiều quá đáng, dẫn đến con cái ỷ lại, không chịu chí thú làm ăn. Ai có những đứa con như vậy dù có bằng thạc sĩ, tiến sĩ gì đó cũng bị người đời chê trách, dèm pha.

Cha mẹ có thể nuôi con học hành tới nơi tới chốn, còn làm ăn sinh sống thì con cái phải tự mình gầy dựng chứ không thể nào ỷ lại gia tài sẵn có mà biếng nhác, chẳng chịu làm ăn.

Câu “con hư tại mẹ, cháu hư tại bà” thật ra rất đúng! Ai làm bà, làm mẹ hãy nên nghiền ngẫm câu này mà cố gắng sửa lại cách thức dạy dỗ con mình. Phần lớn con cái trưởng thành làm nên việc lớn cũng nhờ công của mẹ nhiều hơn, người mẹ nào biết sống tự lực, chịu khó, chịu khổ thì dễ dàng dạy con nên người.

Đa số con một hay con nhà giàu dễ hư hơn vì tiền bạc cha mẹ làm ra dễ dàng, không phải đổ mồ hôi, sót con mắt nên con cái mặc tình phung phí. Chúng ta nên nhớ, làm cha mẹ phải có trách nhiệm và bổn phận dạy dỗ con cái sao cho đúng cách.

Trước tiên ta phải khuyên con không được giết hại vô cớ từ khi còn nhỏ; thấy con đi học về mà trong cặp có đồ đạc của bạn bè thì phải gạn hỏi đồ này mượn của bạn hay tự ý lấy, nếu tự ý thì phải khuyên con đem trả lại cho bạn.

Trở lại câu chuyện trên khi người cha biết con mình khó bề giáo dục vì đã có mẹ bao che, dung túng; nếu cứ để tình trạng này kéo dài thì đến khi ông qua đời nhà cửa, tài sản để lại chỉ trông thoáng chốc không cánh mà bay vì đứa con chỉ biết hưởng thụ mà không biết làm ra đồng tiền từ mồ hôi nước mắt.

Sau một thời gian đắn đo suy nghĩ cặn kỹ để tìm ra phương pháp tối ưu giúp con mình sống tốt hơn và biết siêng năng làm việc, một hôm ông kêu con lại nói rằng: “Cha mẹ giờ đã lớn tuổi nên không biết sống được bao lâu nữa, suốt cả đời cha mẹ làm lụng vất vả mới dành dụm được một số tiền dưỡng già.

Số tiền này cha mẹ sẽ giao lại cho con với điều kiện con phải tự làm ra tiền để nuôi sống bản thân chính từ sức lao động của mình. Bắt đầu từ ngày mai con phải rời khỏi nhà để tự làm ăn sinh sống”.

Người mẹ nghe chồng nói thế vì thương con nên lén lút đưa con một số tiền lớn để ra đời lập nghiệp. Với bản chất ăn không ngồi rồi, quen sống hưởng thụ nên đứa con mướn một phòng trọ để ở và thản nhiên, thoải mái chẳng thèm làm gì mà cứ thế vui chơi, hưởng thụ đến khi số tiền chỉ còn lại chút ít.

Anh ta bèn quay về và nói với cha đó là số tiền anh tự tay kiếm được từ sức lao động của bản thân, người cha liền khen “con giỏi lắm” rồi cầm số tiền vứt hết xuống ao. Đứa con vẫn đứng tỉnh bơ như không có chuyện gì xảy ra, riêng người mẹ đứng phía sau mà nước mắt lưng tròng, hai hàng lệ rơi vì biết tiền đó là của mình đưa cho.

Lúc này người cha càng nghiêm khắc hơn, ông đuổi người con ra đi vì đây không phải đồng tiền anh làm ra nên anh vẫn bình thản, hững hờ, không có gì luyến tiếc.

“Nếu lần này con không chịu siêng năng làm lụng đàng hoàng để có được số tiền do chính mình làm ra thì cha dứt khoát không chia gia tài cho con và không chấp nhận con là đứa con của cha mẹ nữa”. Tình cảnh này thì bất ngờ quá nên mẹ anh không kịp đưa cho thứ gì, lần bước lang thang trên khắp nẻo đường, anh giờ này mới thấm thía cuộc đời, trong bụng đói meo mà chẳng còn một xu dính túi. Đói quá gặp ai anh cũng xin làm công không, miễn có cơm ăn là được.

Anh giờ mới thật sự biết được mùi đau khổ và công lao cực khổ của cha mẹ  già gần 30 năm nay. Tay anh giờ đây phồng rộp hết, thân thể đau nhức rã rời, làm cả ngày trời mới được bữa cơm của thiên hạ, thật là khốn khổ vô cùng, giờ ngẫm lại mà nhớ thương hai đấng sinh thành trong ngấn lệ tuôn rơi.

Chàng trai giờ đã biết ăn năn, hổ thẹn với những lỗi lầm trước kia nên quyết chí làm lại cuộc đời. Cuối cùng anh cũng tìm được chỗ làm đàng hoàng và được người chủ nhiệt tình giúp đỡ. Một thời gian sau anh dành dụm được số tiền kha khá rồi vui vẻ xin phép về nhà thăm cha mẹ. Anh dâng lên cha món quà đặc biệt do chính công lao khổ nhọc làm ra.

Lần về này da anh đen nhẻm và gầy đi nhiều nhưng lại có phần rắn chắc, trông anh bây giờ không giống như một công tử bột trước kia. Sau khi thăm hỏi cha mẹ anh liền đưa cha số tiền kiếm được, cũng như lần trước cha anh quăng hết số tiền xuống ao ra chiều không thương tiếc, anh hốt hoảng nhảy xuống mò mẫm xém chút nữa là bị chết đuối. Đến bây giờ cha anh mới thật sự vui vẻ và hạnh phúc tràn trề vì biết con mình đã khôn lớn nên người, không còn tư tưởng ỷ lại cha mẹ nữa.

Từ đó bao nhiêu vốn liếng ông tin tưởng trao lại cho con. Người con về sau mở cửa hàng kinh doanh mua bán gạo và bắt đầu phất lên kể từ đấy. Người mẹ nấu cơm phục vụ các bữa ăn cho công nhân còn người cha thì làm cố vấn, anh làm quản lý điều hành trực tiếp và được mọi người khen tặng là người con chí hiếu.

Thật ra, muốn giàu có, nhiều của cải vật chất phải hội đủ 4 nguyên nhân.

Thứ nhất phải siêng năng tinh cần làm việc.

Thứ hai phải biết tiết kiệm trong tiêu xài, làm 5 đồng mà xài đến 7 đồng thì làm sao có dư, huống chi mỗi ngày lỗ lã đủ thứ mà lại còn chơi xộp, tiền dù có in sẵn cũng phải hết chứ nói gì tiền làm bằng mồ hôi nước mắt.

Thứ ba không gian tham trộm cướp, lường gạt của người khác vì của phi nghĩa dễ làm con người vui chơi sa đọa.

Thứ tư là phải biết bố thí cúng dường, giúp đỡ sẻ chia khi gặp người bất hạnh. Bốn yếu tố này làm nên nhân giàu có lâu dài, còn không đầy đủ thì tiền làm ra cửa trước lòn hết cửa sau, không cánh mà bay rồi từ từ đội nón ra đi. Và cộng thêm yếu tố biết hiếu dưỡng cha mẹ thì làm việc gì cũng dễ dàng thành công.

Nhiều người không hiểu cứ ngồi đó mà than thân trách phận hoặc lúc nào cũng cầu nguyện, van xin mà không biết nguyên nhân cần làm. Tiền bạc làm ra nếu không chân chánh sẽ bị 5 nhà cuốn trôi: bị lũ lụt cuốn trôi, bị hỏa hoạn đốt cháy, bị vua quan tịch thu, bị trộm cướp tước đoạt, bị con cái bất hiếu phá sản.

Ai còn đang làm con xin nhớ rõ điều này, ai sống với tinh thần tự lực không ỷ lại vào người khác thì họa may mới có cơ hội làm giàu, ai mang nặng tư tưởng hưởng thụ vui chơi, không biết tích công bồi đức thì của bằng núi cũng từ từ đội nón ra đi. Đây là một sự thật mà ít ai để ý đến.
Làm con chữ hiếu đi đầu
Biết ân cha mẹ thâm sâu khó đền.

Ai bây giờ còn bất hiếu với mẹ cha hãy nên hồi đầu thức tỉnh kẻo sau này dù có ăn năn thì cũng quá muộn màng. Người con hiếu phải làm cha mẹ được vui ngay khi hiện tiền, vậy mà vẫn có nhiều người luôn làm khổ cha mẹ đủ điều, không chịu làm ăn sinh sống đàng hoàng, hễ cầm tiền trong tay liền vui chơi trác táng cho thỏa chí bình sinh, chẳng cần biết tiền này từ đâu có và khi hết sẽ tính sao.

Hạng người khi sống làm khổ mẹ cha thì khi chết sẽ bị đọa địa ngục, chịu khốn khổ vô cùng không sao kể xiết. Trong Kinh kể lại có một kiếp Bồ tát mang tội bất hiếu, không biết cung kính, hiếu dưỡng với cha mẹ.

Do đó, Ngài bị đọa xuống địa ngục và thấy nhiều quỷ sứ đang hành hình phạm nhân. Họ phải đội trên đầu vòng lửa quay quanh khắp thân thể, rên la kêu gào rất thảm thiết. Toàn thân bị cháy rụi và cứ chết đi sống lại nhiều lần để chịu khổ não vô cùng. Thật là kinh hoàng, khủng khiếp!

Ngài hỏi quỷ sứ người đó gây tạo tội gì mà phải chịu quả báo bị lửa đốt cháy dữ dội. Quỷ sứ nói: “Kẻ này trước kia thường hay bất hiếu với cha mẹ nên phải chịu quả báo khổ não như vậy”. Ngài hỏi: “Người đó chịu khổ báo như vậy chừng nào mới hết?”

Quỷ sứ trả lời: “Phải chịu như vậy vô số kiếp chết đi sống lại và có người bất hiếu khác thế vào thì mới thoát khỏi được.” “Vậy thì tôi cũng mang tội bất hiếu mà bị quả báo đến nơi này.” Nói xong, Bồ tát liền phát nguyện: “Tôi sẽ chấp nhận chịu sự hành hình khổ đau của tội bất hiếu này và nguyện cho tất cả mọi người trên nhân gian không còn bất hiếu nữa mà biết cung kính, hiếu dưỡng với mẹ cha”. Do bi nguyện lớn lao như thế nên Bồ tát vừa nói xong thì vòng lửa bay ra khỏi đầu Ngài mà biến mất.

Chúng ta từ vô thủy kiếp đến nay nếu không phải là các bậc đại Bồ tát thì khó có ai tránh khỏi tội đồ bất hiếu. Vì có chủng duyên giác ngộ giải thoát và tâm nguyện cứu khổ chúng sinh nên Bồ tát liền phát khởi tâm Từ thương xót, mong mỏi mọi người không còn ai gây tạo nhân bất hiếu nữa. Và có một điều ta cần phải thán phục Bồ tát là dù quả khổ có dữ dằn cỡ nào Ngài vẫn một mình chấp nhận chịu để tha nhân được sống an vui, hạnh phúc.

Tại sao khi phát tâm nguyện như thế thì vòng lửa cũng biến mất theo lời nguyện? Vì kể từ nay và mai sau không còn ai là người gây nhân bất hiếu nữa nên quả đến an lạc, hạnh phúc vô cùng. Chúng ta nên nhớ ai cũng từ cha mẹ mà được sinh ra, công cha mẹ mang nặng đẻ đau, sinh thành dưỡng dục, chịu nhiều đau khổ để nuôi con khôn lớn trưởng thành.

Trong các tội không có tội nào lớn bằng tội bất hiếu, các tội khác còn có thể tha thứ và thông cảm được, riêng tội bất hiếu khó mà thứ tha. Trên đời này không một người con bất hiếu nào mà công thành danh toại, chỉ có những người con biết hiếu thảo mới làm nên sự nghiệp lớn lao. Đó là đạo lý làm người với trái tim hiểu biết.

Tôi,

Mê muội khi còn nhỏ
Ngu xuẩn chẳng ai bằng
Thẳng ruột từ khi bé
Tới nay vẫn còn vậy.

Nhiều đời tập khí sâu
Khi tu thì có bớt
Nhưng chẳng thấm vào đâu
Sức nghiệp mạnh quá chừng!

Nếu lơ là một chút
Đành chịu nó cuốn trôi
Do đó biết bao người
Đành bó tay chào thua.

Hôm nay có cơ hội
Xin đôi lời tâm sự
Chư huynh đệ gần xa
Mong cùng nhau suy ngẫm
Để vượt qua số phận
Chớ yếu đuối chào thua.

Hãy dũng mãnh, siêng năng
Tinh tấn không ngừng nghỉ
Để vượt thoát khổ đau
Mà an vui, hạnh phúc.

Thích Đạt Ma Phổ Giác

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm