Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 03/02/2020, 13:38 PM

Con nên làm gì khi người con đang yêu thương muốn xuất gia?

Nếu không giữ được tình yêu nam nữ, sao bạn không giữ lại một tình bạn đẹp? Tình yêu sẽ đẹp mãi khi mình biết cho nhau hạnh phúc. Bạn cho người đó hạnh phúc trong sự lựa chọn của người đó, đó là món quà đẹp nhất mà người đó không bao giờ quên.

 >>Có nên yêu người xuất gia?

Hỏi: Con nên làm gì khi người con đang yêu thương phát tâm Bồ Đề, và muốn xuất gia?

Con và người ấy đã yêu nhau gần 7 năm, theo thời gian dài nên tình cảm ngày càng sâu sắc. Vậy mà khoảng gần 6 tháng nay thôi, người ấy có tìm hiểu về Phật pháp, do những lần theo mẹ làm công quả hồi hướng công đức cho bà ngoại. Từ đó người ấy “ngộ” về lý vô thường của cuộc sống và muốn xuất gia.

Bài liên quan

Thật sự lúc đầu con không thể chấp nhận được, con cũng không biết vì sao người ấy như thế. Lúc đó, người ấy nói vẫn yêu con nhưng muốn tìm hiểu thêm về Đạo phật. Tất nhiên không có gì là trở ngại, con được người đó hướng dẫn, chia xẻ và cùng tìm hiểu thêm về Đạo Phật. Một phần vì con muốn có thêm đề tài để nói chuyện với nhau nên con cũng tìm hiểu, sau này con thật sự yêu thích Đạo Phật. Dần dần, tình yêu người ấy dành cho con không như ngày trước nữa, tình yêu giữa chúng con bây giờ không phải là tình yêu đôi lứa nữa mà như là lòng từ bi vậy. Khi con biết được điều đó, lòng con thật sự đau buồn, vì con còn “chấp” nhiều.

Con tự dằn vặt mình và những vọng tưởng về tình yêu cứ xuất hiện. Con thấy khó khăn khi muốn tịnh tâm như lời Phật dạy, như những gì sư thầy đã dạy. Giờ đây, người ấy đang “buông” tất cả, không liên lạc với con nữa. Con thật sự không biết chia sẻ cùng ai. Con đang luôn tự trách mình, có phải con quá ich kỉ? Có phải chăng con đường mà người yêu con chọn mới là chân hạnh phúc. Con cũng nhận thấy như vậy mà lòng vẫn thấy bất an, thấy buồn. Con nên làm gì để vượt qua?

Nếu người ấy yêu bạn với tình yêu đôi lứa và lập gia đình thì người ấy chỉ ở trong một không gian và thời gian nhỏ hẹp, không đủ không gian và thời gian cho một hoài bão lớn.

Nếu người ấy yêu bạn với tình yêu đôi lứa và lập gia đình thì người ấy chỉ ở trong một không gian và thời gian nhỏ hẹp, không đủ không gian và thời gian cho một hoài bão lớn.

Đáp:

Bạn thân mến, người bạn yêu thương đã tìm thấy một lý tưởng sống nên phát tâm Bồ Đề, muốn xuất gia. Lúc này tình thương của người ấy dành cho bạn không hề nhỏ hơn, chỉ có điều trong tình thương ấy không có sự vướng mắc, chiếm hữu, ích kỷ…

Người ấy muốn xuất gia là muốn đi về hướng thực tập để tự chuyển hóa bản thân, để có một tình thương lớn với trái tim rộng mở, có thể thương không chỉ riêng bạn mà rất rất nhiều người. Trong tình thương này không có sự vướng mắc, chiếm hữu. (Thương một người là mong muốn và giúp cho người đó đi về hướng chân, thiện, mỹ.)

Bài liên quan

Nếu người ấy yêu bạn với tình yêu đôi lứa và lập gia đình thì người ấy chỉ ở trong một không gian và thời gian nhỏ hẹp, không đủ không gian và thời gian cho một hoài bão lớn.

Bạn có đủ đức hy sinh để yểm trợ cho người bạn đang yêu thương bước đi trên con đường tươi sáng và cao đẹp không?

Có một cách để vượt qua cảm xúc. Mỗi khi nỗi nhớ (người yêu) dâng lên trong bạn, lập tức bạn trở về với hơi thở của mình. Để ý sâu sắc vào hơi thở, chỉ có hơi thở vào, hơi thở ra ngoài ra không có thứ gì khác.

Nếu bạn mới tập lần đầu, bạn sẽ thấy hơi khó. Nhưng đừng lo, lần sau, lần sau nữa bạn sẽ thấy dễ hơn, nhẹ hơn, khỏe hơn. Ảnh minh họa.

Nếu bạn mới tập lần đầu, bạn sẽ thấy hơi khó. Nhưng đừng lo, lần sau, lần sau nữa bạn sẽ thấy dễ hơn, nhẹ hơn, khỏe hơn. Ảnh minh họa.

Khi trở về với hơi thở như vậy, bạn để cơ thể trong trạng thái buông thư. Nếu đang ngồi, bạn ngồi cho thật thẳng, buông thư. Nếu đang nằm, bạn nằm sao cho cơ thể buông thư hoàn toàn. Nếu bạn đang đi, thì bạn bước chậm, nhẹ nhàng, thoải mái, kết hợp bước chân với hơi thở. Tùy theo sự dài ngắn của hơi thở của bạn mà bước hai hoặc ba bước trong một hơi thở vào, hai hoặc ba bước trong một hơi thở ra. Cứ tiếp tục như vậy.

Bài liên quan

Bạn để ý vào hơi thở vào của mình, bạn để ý vào hơi thở ra của mình. Bạn để ý hơi thở vào từ khi nó bắt đầu cho đến khi kết thúc hơi thở vào. Bạn để ý hơi thở ra từ khi nó bắt đầu cho đến khi hơi thở ra kết thúc. Nhiếp tâm vào hơi thở. Làm như vậy bạn sẽ thấy dần dần người mình nó nhẹ ra, tâm mình nó yên hơn.

Trong tất cả các quá trình ấy, bạn để cho hơi thở tự nhiên, cơ thể buông thư, đừng có gồng, đừng có ép.

Bây giờ mời bạn ngừng lại một tí để thở ba hơi vào ra nhẹ nhàng, buông thư, nếu thấy khỏe bạn thở thêm ba hơi nữa…

Nếu bạn mới tập lần đầu, bạn sẽ thấy hơi khó. Nhưng đừng lo, lần sau, lần sau nữa bạn sẽ thấy dễ hơn, nhẹ hơn, khỏe hơn. Như người tập lái xe đạp dần dần họ quen rồi không còn thấy khó. Đến một lúc, nỗi nhớ sẽ không còn là day dứt, sẽ không còn là vấn đề đối với bạn.

Để dễ hơn một chút, bạn hãy đặt tay lên bụng và theo dõi hơi thở qua sự phồng xẹp của bụng.

Nếu không giữ được tình yêu nam nữ, sao bạn không giữ lại một tình bạn đẹp? Tình yêu sẽ đẹp mãi khi mình biết cho nhau hạnh phúc. Ảnh minh họa.

Nếu không giữ được tình yêu nam nữ, sao bạn không giữ lại một tình bạn đẹp? Tình yêu sẽ đẹp mãi khi mình biết cho nhau hạnh phúc. Ảnh minh họa.

Bài liên quan

Bạn hãy tập theo dõi hơi thở ngay cả khi bình thường, khi nỗi nhớ chưa đến. Mình làm như một trò chơi. Lúc bình thường mình tập sẽ dễ dàng hơn. Và khi nỗi nhớ đến, mình đã quen, mình đã có kinh nghiệm thở, mình sẽ thở một cách dễ dàng không khó khăn. Hiệu quả sẽ rất lớn.

Bạn nên tham gia chơi thể thao. Nên tiếp xúc với mọi người, đừng ở riêng một mình nhiều. Nên làm những cái mình yêu thích như đọc sách, làm việc nhà với sự để ý và nâng niu công việc…

BBT Chia sẻ thêm: Khi yêu một người là muốn mang hạnh phúc đến cho người đó. Người bạn đang yêu đang muốn xuất gia, thì điều bạn có thể làm được là yểm trợ cho người đó. Người đó không còn muốn liên lạc với bạn là vì bạn đang làm cho người đó cảm thấy khó xử, cảm thấy không được hiểu. Hơn nữa, bạn sẽ làm mất đi vẻ đẹp của chính mình. Người đó đã bao lần cùng bạn chia sẻ về con đường người đó muốn đi là muốn bạn yểm trợ, là muốn bạn “đồng hành”, nhưng bạn đã làm ngược lại.

Bạn nên tham gia chơi thể thao. Nên tiếp xúc với mọi người, đừng ở riêng một mình nhiều. Nên làm những cái mình yêu thích như đọc sách, làm việc nhà với sự để ý và nâng niu công việc…

Bạn nên tham gia chơi thể thao. Nên tiếp xúc với mọi người, đừng ở riêng một mình nhiều. Nên làm những cái mình yêu thích như đọc sách, làm việc nhà với sự để ý và nâng niu công việc…

Bài liên quan

Không nhiều thì ít, người đó có chút thất vọng và cảm thấy không được hiểu. Nếu không giữ được tình yêu nam nữ, sao bạn không giữ lại một tình bạn đẹp? Tình yêu sẽ đẹp mãi khi mình biết cho nhau hạnh phúc. Bạn cho người đó hạnh phúc trong sự lựa chọn của người đó, đó là món quà đẹp nhất mà người đó không bao giờ quên. Hơn nữa, với sự yểm trợ của bạn, cho dù người đó sau này có gặp khó khăn trong đường tu, người đó sẽ nhớ đến sự yểm trợ của bạn mà cố gắng vượt qua mọi khó khăn. Khi người đó chọn lựa con đường này, không nhiều thì ít cũng gặp vài khó khăn, với sự nâng đỡ và hiểu biết của bạn, sẽ giúp cho người đó có thêm sức mạnh để vượt qua. Đó là cái đẹp nhất mà người đó có thể nhớ mãi về bạn.

Theo: Langmai.org

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Đã được truyền thọ Tam Quy và Ngũ giới, vậy có phải ăn chay không?

Hỏi - Đáp 12:55 20/11/2024

Hỏi: Tôi đã được truyền thọ Tam Quy và Năm giới, vậy tôi có phải ăn chay hay không?

Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật?

Hỏi - Đáp 10:18 19/11/2024

Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi có câu hỏi xin quý Báo trả lời giúp: Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có, xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy các điều ấy trong những kinh nào?

Tượng Phật có từ bao giờ?

Hỏi - Đáp 10:31 18/11/2024

Hỏi: Tôi là một Phật tử chuyên hỷ cúng tượng Phật cho các chùa, nhưng chưa hiểu rõ lắm về nguyên nhân do đâu mà có tượng Phật. Vậy tượng Phật có từ bao giờ? Ai là người đầu tiên tạo tượng Phật? Xin cho biết sơ lược về việc tạo tượng Phật vào lúc đó.

Tu tập trong hoàn cảnh không có Phật

Hỏi - Đáp 10:00 17/11/2024

Tôi thích lạy Phật nhưng vì không có bàn thờ nên tôi tự hình dung Đức Phật trước mặt rồi lễ bái. Tôi tu tập như thế và cảm thấy an yên, được Tam bảo che chở rất nhiều. Có lúc tôi tự hỏi mình tu tập trong hoàn cảnh như thế có đúng Chánh pháp không?

Xem thêm