Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 28/03/2020, 09:07 AM

Con người sinh ra là để nhận cái chết

Mạng sống này càng ngày càng giảm dần, bảo đảm đó là triệu chứng phải đi đến cái chết, vậy hãy thường xuyên suy gẫm về lẽ thật này. Đó là điều chúng ta phải biết để mở con mắt pháp cho sáng mà nhìn cuộc đời đúng pháp.

 > Chín phép thiền quán về cái chết

Chúng ta sinh ra là để nhận cái chết, nghe vậy có ai sợ không? Nhưng đó là lẽ thật của kiếp sống con người.

Khi mới mở mắt chào đời, thế gian chỉ nói bốn chữ "mở mắt chào đời" thôi, nhưng phải hiểu thêm là mở mắt chào đời cũng đồng nghĩa là "chào đón cái chết". Vì con người có sinh thì phải có tử, nên khi chào đời cũng là chào cái chết. Đó là lẽ thật nhưng ở thế gian ít ai dám nói đến phần sau.

Chúng ta là người học đạo nên nói thẳng không tránh né, không sợ, nghĩa là sinh đi đôi với tử, chào sinh tức là chào tử, rõ ràng là như vậy. Và dù muốn dù không, là người tầm thường bình dân cho đến hạng sang cả, hạng vua chúa gì rồi cũng phải chấp nhận cái chết. Dù ai muốn tránh né cách nào đi nữa nhưng cuối cùng cũng phải chết, muốn cũng chết mà không muốn cũng phải chết.

Chúng ta sinh ra là để nhận cái chết, nghe vậy có ai sợ không? Nhưng đó là lẽ thật của kiếp sống con người.

Chúng ta sinh ra là để nhận cái chết, nghe vậy có ai sợ không? Nhưng đó là lẽ thật của kiếp sống con người.

Câu chuyện về tỷ phú cận kề cái chết và bài học từ Đức Phật

Thế nên, tất cả chúng ta đang ngồi đây là đang ngồi để chờ đến phiên mình, vì chưa biết là ai được kêu đi trước. Nói chung, tất cả nhân loại đều phải chết và đó là chân lý. Nói "tất cả nhân loại đều chết", đó là còn nói trong giới hạn ở con người, còn nói rộng ra hơn thì tất cả chúng sanh đã có sinh là phải chấp nhận cái chết, hoặc là chết chậm hoặc chết mau. Ai thấy rõ được lẽ thật này đó là thấy pháp, sẽ có một cách sống an ổn và sáng sủa hơn như câu chuyện cô bé con người thợ dệt:

Khi Đức Phật đến vùng Ãlavi thuyết pháp, Ngài dạy quán niệm về sự chết. Có một cô gái con người thợ dệt mới 16 tuổi, nhưng sau khi nghe Phật thuyết pháp xong cô có cảm xúc sâu, trở về thực hành quán niệm suốt ngày đêm. Cô này đúng là có căn lành từ đời trước, mới 16 tuổi mà vừa nghe qua bài pháp về liền ứng dụng đến thâm nhập.

Ba năm sau, Đức Phật quán sát thấy nhân duyên cô bé này sẽ được độ vào dòng Thánh, Ngài mới cùng với 500 vị Tỳ-kheo đi đến vùng Ãlavi này để độ cho cô. Dân chúng vùng này rất vui mừng khi nghe tin Phật đến, cùng nhau đến lễ Phật cúng dường rồi nghe pháp. Cô bé ấy cũng rất vui mừng, nhưng cô phải đi đến xưởng dệt trước khi gặp Phật nghe pháp.

Chúng ta đang ngồi đây là đang ngồi để chờ đến phiên mình, vì chưa biết là ai được kêu đi trước. Nói chung, tất cả nhân loại đều phải chết và đó là chân lý.

Chúng ta đang ngồi đây là đang ngồi để chờ đến phiên mình, vì chưa biết là ai được kêu đi trước. Nói chung, tất cả nhân loại đều phải chết và đó là chân lý.

Hãy luôn quán niệm về cái chết để sống có ích hơn

Người cha dặn cô là vẫn còn thiếu một khổ vải nữa cần phải dệt xong trong ngày, nên con phải quấn chỉ vào thoi cho đầy rồi mang đến gấp cho cha. Cô vâng lời ngồi vào đánh sợi để đem đến cho cha, nên lở dỡ thời nghe pháp.

Hôm đó, theo thông lệ khi Đức Phật thọ trai xong sẽ thuyết một thời pháp ngắn cho đại chúng nghe. Nhưng thọ trai xong, Phật vẫn ngồi im lặng không nói, cả đại chúng không biết hôm nay có chuyện gì mà không dám hỏi. Bởi mục đích của Phật đến vùng này là để độ cô gái ấy mà giờ lại không thấy cô trên pháp hội cho nên Ngài đợi.

Bấy giờ, cô bé đã đánh xong chỉ và đem đến xưởng dệt cho cha. Trên đường đi ngang qua Tinh xá, cô đứng lại bên ngoài chăm chú nhìn vào chỗ Đức Phật đang ngồi. Đức Phật nhìn thấy cô và cô ngầm hiểu ý là Phật muốn gọi chô vào. Cô liền vào đến gần nơi Phật ngự, cung kính đảnh lễ Phật rồi ngồi vào hàng thính chúng. Đức Phật hỏi cô:

- Con từ đâu đến?

Cô thưa: 

- Bạch Thế tôn! Con không biết.

Phật hỏi:

- Vậy con sẽ đi đâu?

Cô thưa:

- Bạch Thế tôn! Con không biết.

Phật bảo:

- Con không biết sao?

Cô thưa:

- Bạch Thế tôn! Con biết.

Phật bảo:

- Con biết thật chứ?

Cô thưa:

- Bạch Thế tôn! Con không biết.

Cái chết bi thảm của nhà sáng chế nguy hiểm nhất lịch sử

"Mạng sống tiếp tục suy giảm từng ngày đêm không bao giờ ngừng, không thể nào tăng lên thì làm sao một kẻ như ta lại không chết?".

Thính chúng trong pháp hội nghe vậy bực mình khó chịu vô cùng nghĩ rằng cô bé này sao trả lời với Phật có vẻ như giỡn chơi, bất kính. Cho nên pháp hội xôn xao, định quở trách hạch tội cô, nhưng Đức Phật biết nên bảo tất cả im lặng! Phật hỏi lại cô:

- Này con! Khi Như Lai hỏi: "Con từ đâu đến?", vì sao con đáp là con không biết?

Cô mới thưa: 

- Bạch Thế tôn! Ngài hẳn là biết con từ nhà đến đây rồi. Nhưng Ngài hỏi như thế, theo ý con hiểu là Thế tôn muốn hỏi con là con từ đâu sinh đến đây, vì con không biết con từ đâu sinh đến nên con đáp là con không biết.

Phật khen:

- Lành thay!

Đức Phật hỏi tiếp:

- Này con! Còn khi Như Lai hỏi: "Con sẽ đi đến đâu?", tại sao con đáp là con không biết?

Cô thưa:

- Bạch Thế tôn! Ngài thấy con cầm giỏ chỉ dệt này thì Ngài cũng biết là con đi đến xưởng dệt nhưng Ngài vẫn hỏi như thế, theo ý con hiểu là Thế tôn muốn hỏi con sau khi rời khỏi thân này con sẽ sinh về đâu? Điều đó con không biết cho nên con đáp là con không biết.

Đức Phật khen ngợi "Lành thay!" lần nữa. Phật lại hỏi tiếp:

- Này con! Vậy khi Như Lai hỏi: "Con không biết sao?", lúc đó tại sao con lại đáp là con biết?

Cô thưa:

- Bạch Thế tôn! Con đáp như thế là vì con biết chắc chắn là con sẽ chết, cho nên con đáp là con biết.

Phật lại khen "Lành thay!" lần nữa và hỏi thêm:

- Này con! Và khi Như Lai hỏi: "Con có biết thật không?", tại sao lúc đó con đáp là con không biết?

Cô thưa:

- Bạch Thế tôn! Con đáp như thế là bởi điều con biết chắc chắn là con sẽ chết, nhưng mà chết vào lúc nào, vào ban đêm hay ban ngày, buổi sáng hay buổi chiều v.v... con không biết cho nên con đáp là con không biết.

Phật lại khen "Lành thay!", rồi Ngài dạy trong đại chúng:

- Các người không hiểu ý câu trả lời của cô bé cho nên mới nổi giận. Với người không có tuệ nhãn cũng giống như đui mù, chỉ người nào có tuệ nhãn mới thấy được điều này.

Ai rồi cũng phải học cách đối diện với cái chết

Mạng sống này càng ngày càng giảm dần, bảo đảm đó là triệu chứng phải đi đến cái chết, vậy hãy thường xuyên suy gẫm về lẽ thật này. Đó là điều chúng ta phải biết để mở con mắt pháp cho sáng mà nhìn cuộc đời đúng pháp.

Mạng sống này càng ngày càng giảm dần, bảo đảm đó là triệu chứng phải đi đến cái chết, vậy hãy thường xuyên suy gẫm về lẽ thật này. Đó là điều chúng ta phải biết để mở con mắt pháp cho sáng mà nhìn cuộc đời đúng pháp.

Phật mới nói thời pháp, cuối thời pháp cô gái này chứng quả Tu-đà-hoàn. Sau đó cô mới đi đến xưởng dệt, đang lúc cha cô đang ngủ, cô đi tới đưa thoi cho cha. Cha cô giật mình choàng dậy kéo khung cửi, đầu khung văng trúng vào ngực cô khiến cô ngã ra chết, ngay đó sinh lên cõi trời Đâu-suất. Sau đó, cha cô phát tâm xuất gia và chứng quả A-la-hán.

Câu chuyện cho chúng ta thấy một cô bé mới 16 tuổi, nghe pháp rồi cảm nhận, về tu tập kỹ nên thâm nhập pháp. Khi Phật hỏi, lúc đó trong tâm cô luôn nghĩ đến pháp và cái chết, nên Phật hỏi là cô hiểu ý và đáp ngay. Còn đại chúng bấy giờ không hiểu được ý câu hỏi của Phật, nên nghĩ theo thế gian. Ở đây, cô bé này hiểu pháp rồi có thực hành pháp, nên khi cô chết cũng chết trong pháp, do đó mà cô đã vào dòng Thánh sinh lên cõi trời. Như vậy, cô đã nói lên đúng lẽ thật của kiếp người, cô sẵn sàng không hề che giấu sự thật vì biết chắc chắn là sẽ chết, cô tin chắc như vậy. Nhờ thường xuyên quán xét nên cô đâu có sợ chết, chết trong niềm tin đối với pháp nên được nhẹ nhàng.

Lúc cô chết chỉ mới 19 tuổi. Đối với thế gian, lứa tuổi này cũng thuộc về chết yểu, nhưng đối với cô thì không phải chết yểu, tuy tuổi thọ ngắn nhưng cô đã chết trong pháp. Cho nên, cái chết của cô là một cái chết trong sáng mà chúng ta phải học theo, vì nhiều khi người trăm tuổi chưa chắc chết được như vậy. Đó là điểm nhắc chúng ta thấy cái chết chắc chắn sẽ đến, phải thấy điều đó để rồi mỗi người có sự chuẩn bị. Trong tập Nhập Bồ Tát Hạnh của Bồ-tát Tịch Thiên, về chương Sám Hối Nghiệp Chướng, có mấy bài kệ nói về sự chết như sau:

"Thần chết không đáng tin cậy gì cả, không chờ tội của ta sạch hay chưa. Bất kể có bệnh hay không bệnh, tử thần đều có thể đoạt mạng, cho nên thật không thể ỷ vào sự sống của mình".

"Kẻ thù hóa thành hư vô, người thân cũng tan đi như mây khói. Thân ta chắc chắn phải chết, tất cả rốt cuộc đều trở về không".

Cái chết: Một thông điệp giải thoát vĩ đại

Tức thần chết không đáng tin cậy, nó không chờ tội của mình sạch hay là không sạch, hoặc là có bệnh hay không bệnh, nó có thể đến đoạt mạng mình lúc nào không hay, cho nên không thể tin cậy, ỷ lại vào sự sống này.

"Kẻ thù hóa thành hư vô, người thân cũng tan đi như mây khói. Thân ta chắc chắn phải chết, tất cả rốt cuộc đều trở về không".

Xét rõ thì kẻ thù rồi cũng chết, người thân cũng ra đi, và thân mình rồi cũng ra nghĩa địa, tất cả đều trở về không thì có nghĩa lý gì! Như vậy, thù oán, hờn trách để làm gì! Buồn phiền hờn trách nhau một chút rồi cũng chết, cũng là kéo nhau ra nghĩa địa thôi. Hơn thua nhau chút xíu rồi cả hai cùng ngã lăn ra chết, vậy hơn thua nhau để làm gì? Cũng không thể đem theo được, có đem theo là đem theo nghiệp ác. Hãy luôn nhớ kỹ.

"Mạng sống tiếp tục suy giảm từng ngày đêm không bao giờ ngừng, không thể nào tăng lên thì làm sao một kẻ như ta lại không chết?".

Mạng sống này càng ngày càng giảm dần, bảo đảm đó là triệu chứng phải đi đến cái chết, vậy hãy thường xuyên suy gẫm về lẽ thật này. Đó là điều chúng ta phải biết để mở con mắt pháp cho sáng mà nhìn cuộc đời đúng pháp.

Chúng ta phải nhớ kỹ, quán kỹ để thấy lẽ thật, để mở con mắt mình luôn thấy pháp; để thường nhớ sinh ra đây là để nhận cái chết, nên khi còn sống tạm một lúc ở đây thì phải sống sao cho xứng đáng.

Chúng ta phải nhớ kỹ, quán kỹ để thấy lẽ thật, để mở con mắt mình luôn thấy pháp; để thường nhớ sinh ra đây là để nhận cái chết, nên khi còn sống tạm một lúc ở đây thì phải sống sao cho xứng đáng.

Cái chết của những giá trị

Đừng nhìn theo lối vô minh tăm tối mà đưa đến nhiều khổ đau, lo buồn, hơn thua v.v... những chuyện không đáng kể. Ngoài đời, một tấc đất có khi cũng tranh. Tấc đất cũng còn có cái cụ thể để tranh, còn có cái không cụ thể mà cũng tranh nữa! Như tiếng nói cũng tranh. Lời nói phát ra rồi liền tan như mây khói, vậy mà cũng tranh từng tiếng nói, ai nói hơn tôi là không chịu. Nhưng cuối cùng, hai người đều ngã lăn ra chết chứ không phải một người, vậy có nghĩa lý gì! Đó là điểm nhắc nhở chúng ta phải nhớ kỹ, quán kỹ để thấy lẽ thật, để mở con mắt mình luôn thấy pháp; để thường nhớ sinh ra đây là để nhận cái chết, nên khi còn sống tạm một lúc ở đây thì phải sống sao cho xứng đáng.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Năm sự trói buộc trong tâm

Lời Phật dạy 08:00 24/11/2024

Tham ái với thân, tập trung lo cho thân tứ đại một cách thái quá, đó là trói buộc. Tham ái đối với năm dục (tiền bạc, sắc dục, danh vị, ăn uống, ngủ nghỉ) và năm trần cảnh (sắc, thanh, hương, vị, xúc) là những trói buộc lớn.

Không đắm nhiễm thì sống vui

Lời Phật dạy 12:25 23/11/2024

Hạnh phúc thế thường chủ yếu vẫn quẩn quanh nơi thọ lạc, sự thỏa mãn các giác quan. Người có phước thì sáu căn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý luôn tiếp xúc với sáu cảnh trần sắc đẹp, thanh hay, hương thơm, vị ngon, xúc chạm êm ái, cảnh trong tâm (pháp trần) vừa ý, đẹp lòng.

Đức Phật dạy về bốn hạng người không nên xem là bạn?

Lời Phật dạy 18:00 22/11/2024

Người nào bạn càng gần gũi, người ấy càng có ảnh hưởng đến bạn.

Thân bệnh mà tâm không khổ

Lời Phật dạy 08:20 22/11/2024

Già bệnh là một sự thật của thân này, ai rồi cũng phải trải qua. Hiếm hoi mới có người già mà ít hay không bệnh. Vấn đề là, làm sao khi thân già bệnh mà tâm bớt khổ hoặc không khổ?

Xem thêm