Thứ năm, 16/05/2019, 11:22 AM

Cái chết của những giá trị

Văn chương chữ nghĩa ngày nay như là một gánh nặng mà hầu hết cộng đồng xã hội tránh xa như từng tránh xa những thực phẩm độc hại. Họa hoằng lướt vài giòng trên một trang báo; ít khi đọc hết một bài độ chừng vài trang giấy.

>>Vesak 2019

Người ta viện lý do không có thời gian, cuốn sách không có gì để đọc, nội dung nhạt nhẽo. Có lẽ nội dung không khích động, không tạo hưng phấn, không kích hoạt cảm xúc…

Trước 1975, nhà sách Khai Trí là một trong những điểm thu hút bạn đọc, nơi móc túi dân nghiện đọc sách, không chỉ học sinh, sinh viên, giới lao động cũng say mê tranh thủ đọc sách báo mỗi khi ngưng việc. Bác xích - lô sung sướng vắt chân chữ ngũ nằm trên xe dưới tán cây bên vệ đường đọc kiếm hiệp Kim Dung. Sạp sách báo cũ cho thuê cả truyện thiếu nhi, Anh hùng xạ điêu…

Nhà xuất bản Võ Tánh không kịp in thơ văn của những tác giả đương đại. Loại sách khô khốc của những tư tưởng triết gia trong và ngoài nước cũng bán chạy như tôm tươi. Bùi Giáng là thần tượng của những người chuyên đi trên mây, thế mà vẫn không thiếu các chàng, cô nàng súng sính trên tay tập “Mưa nguồn”, kể cả “Hố thẳm tư tưởng” của Phạm Công Thiện.

Thư viện Huệ Quang luôn nỗ lực lưu giữ phát triển những giá trị tinh hoa của Phật giáo trong mảng xuất bản kinh sách. (Lời chú thích của BTV)

Thư viện Huệ Quang luôn nỗ lực lưu giữ phát triển những giá trị tinh hoa của Phật giáo trong mảng xuất bản kinh sách. (Lời chú thích của BTV)

Bài liên quan

Miền Nam lúc bấy giờ đối với những cư dân phố thị - chiến tranh như là hương vị của cuộc sống như rau sống kèm với gỏi cuốn trong một bữa ăn. Khói lửa đâu đó ngoài biên cương của những ai có trách nhiệm đấu đá, dân phố thị vẫn vô tư bên gói capstan, ly cà phê đen và cuốn sách nhàu nát trên tay, chúng trở thành mốt vô tư bất cần đời cho dù cái chết sát vành tai. Mỗi lần mở miệng trao đổi là văn chương chữ nghĩa như chữ nghĩa “thâm nho” xuất phát từ cửa miệng mấy “O” miền Bắc pháo kích lẫn nhau. Nhà nhà làm thơ đọc sách, người người đọc sách làm thơ… chả lẽ đó là cách cho họ quên đi chiến tranh đang cày xới quê hương, tử thần đang làm bạn với họ?

Đột nhiên sau 1975, cuộc sống đảo lộn mọi thứ, đảo lộn kinh tế, đảo lộn giáo dục, đảo lộn giá trị đồng tiền để rồi đảo lộn cả giá trị và kiến thức của con người. Tâm lý chung, ai đâu có thì giờ ngồi đó mà văn ôn võ luyện. Từ thời bo bo bột mỳ giờ tiến lên cơm trắng nước trong, chữ nghĩa vẫn còn nằm xa tầm với của đầu óc. Sách vở trở thành xa lạ và cũng là xa xỉ phẩm khi mà cuốn sách hơn tiền mua một ký gạo. Đó là những ai đã từng bà con với 24 chữ cái, chưa nói tới lũ trẻ bị nhồi nhét dạng chữ ma quái khi đọc lên, cha mẹ trở thành người dưng của cháu con.

Xã hội đã vậy, trong tôn giáo, ngoài một số ít tu sĩ trong ngành giáo dục, nghiên cứu và một bộ phận đang cố trang bị cho mình một học hàm học vị buộc phải cần đến con chữ, còn lại, sách vở trở thành vật vướng víu chân tay thay vì để cầm những đồng tiền có mệnh giá lớn hơn những loại sách có giá trị không kém.

Hàng chục tập sách in ấn giá trị và công phu biên tập diễn dịch để biếu tặng làm quà cho hàng ngàn đại biểu trên 5 khách sạn, đều bị bỏ lại, nhân viên khách sạn thu gom thành núi khi dọn vệ sinh; chắc chắn số tiền bỏ ra in không nhỏ. Ảnh: Minh Mẫn

Hàng chục tập sách in ấn giá trị và công phu biên tập diễn dịch để biếu tặng làm quà cho hàng ngàn đại biểu trên 5 khách sạn, đều bị bỏ lại, nhân viên khách sạn thu gom thành núi khi dọn vệ sinh; chắc chắn số tiền bỏ ra in không nhỏ. Ảnh: Minh Mẫn

Bài liên quan

Chính vì thế, sau Vesak 2019, những bộ sách như: "Thông Điệp Đại lễ Vesak Liên Hiệp quốc”, "Lãnh Đạo bằng chánh niệm vì Hòa bình bền vững”, “Phật giáo và Giáo dục Đạo đức toàn cầu”, “Quan điểm Phật giáo về cách mạng công nghiệp 4.0…” và hàng chục tập sách in ấn giá trị và công phu biên tập diễn dịch để biếu tặng làm quà cho hàng ngàn đại biểu trên 5 khách sạn, đều bị bỏ lại, nhân viên khách sạn thu gom thành núi khi dọn vệ sinh; chắc chắn số tiền bỏ ra in không nhỏ.

Ban tổ chức có dự đoán được kết quả này chăng? Có thấy được nỗi vô tình lạnh lùng khi tên tuổi của tác giả, dịch giả trở thành vật cản trở dưới chân người bước qua?

Trong cuộc sống còn vô số cái giá trị tinh thần mà xã hội ngày nay bị xem nhẹ; chính vì thế mà những di tích lịch sử, văn học lịch sử bị lãng quên, thậm chí giá trị tâm linh trong tôn giáo cũng bị đánh đổi bởi những giá trị cầu lợi.

Con người ai cũng phải chết, vũ trụ vạn vật cũng phải chêt dưới dạng đổi thay, chả lẽ giá trị tinh thần, giá trị văn hóa, giá trị tâm linh làm nền tảng kế thừa cũng phải chết một cách đau thương khi mà người làm văn hóa o bế, gọt dũa, trang trí cho xứng với giá trị nội dung vốn có của nó?

Nhìn núi sách báo bỏ không thương tiếc sau lễ hội, ước gì được gom lại để hàng ngày ngắm nhìn cái chết tức tưởi của giá trị văn hóa như cái chết thiếu giá trị làm người hiện nay!!!

>>Số phận kỳ lạ và dịch giả kỳ tài của cuốn sách nổi tiếng Hành Trình về Phương Đông

(Hà Nội, 16/5/2019)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà

Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024

Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.

Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn

Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024

Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.

Tôi tin nhân quả

Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024

Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.

Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…

Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024

Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.

Xem thêm