Chủ nhật, 24/09/2023, 17:30 PM

Con phải làm thế nào với áp lực trong trường học?

Câu hỏi: Có rất nhiều cạnh tranh và áp lực trong trường học. Con có xu hướng gây áp lực lên chính mình, đòi hỏi mình phải luôn cố gắng hơn nữa để có thể trở thành người giỏi nhất.

Nếu con không đủ thông minh, nhanh nhẹn hay hoạt bát so với người khác thì con lại cho mình là một người vô tích sự. Con phải làm thế nào để không bỏ cuộc mà cũng không làm tổn thương chính mình?

Thầy trả lời:

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Nhiều người có rất nhiều danh vọng, quyền hành nhưng họ không có hạnh phúc. Sự tranh đua trong trường học có mục đích là để đạt được danh vọng, sự tự hào, quyền hành, tiền bạc và sự thành công nhiều hơn nữa. Nhưng con hãy tự hỏi: “Điều quan trọng nhất mà tôi muốn làm trong đời mình là gì? Tôi có một cuộc đời để sống và tôi thật sự muốn làm điều gì có ý nghĩa với cuộc đời của mình. Được ngang bằng những người khác hay trở thành số 1 có ý nghĩa gì không khi mà tôi không có hạnh phúc, không có sự bình an trong tâm, không có khả năng giúp cho người khác bớt khổ?”. Đó là những câu hỏi mình có thể đặt ra.

Giả sử như có một người tới hỏi thầy: “Thưa Thầy, Thầy là người có nhiều tuệ giác, tại sao Thầy không làm thủ tướng của một nước mà lại chịu làm một thầy tu?”. Đối với thầy, làm thủ tướng của một nước không có gì hấp dẫn cả. Thầy thấy có nhiều khổ đau, nhiều căng thẳng, nhiều ganh tị trong đó. Thầy thích làm một ông thầy tu bình dị để có nhiều thì giờ đi thiền hành và ít phải đau khổ hơn.

Mỗi người trong chúng ta đều có một ước muốn, một động lực thúc đẩy, điều này rất quan trọng! Có những động lực tốt như ước muốn có được sự bình an trong tâm. Thầy không muốn có sự xung đột trong tâm mình. Thầy muốn có hòa bình trong chính mình. Nếu không tạo được hòa bình cho chính mình thì mình cũng không thể tạo hòa bình cho thế giới và cho những người khác. Có hòa bình trong chính mình, đó là ưu tiên mà thầy đặt ra, là ước muốn sâu sắc nhất của thầy. Thầy muốn sống như thế nào để mỗi giây phút của đời sống là một giây phút mãn ý. Khi đi thì thầy thưởng thức từng bước chân. Khi làm một việc gì thì thầy cảm thấy thích thú với công việc mà mình đang làm. Thầy không làm cho xong để làm công việc khác. Trong khi nghiên cứu, trong khi viết bài hay trong khi nói pháp thoại, thầy đều thưởng thức công việc mình đang làm.

Vì vậy con phải nhìn cho kỹ, xem mình thật sự muốn làm gì. Thầy thấy có những người có được cái mà họ mong muốn nhưng họ vẫn không có hạnh phúc. Dục lạc sẽ đem tới cho mình rất nhiều khổ đau. Hạnh phúc của thầy không dựa trên dục lạc. Thầy biết nếu không có sự bình an, không có tình thương, không có tình huynh đệ và không có khả năng giúp cho người khác bớt khổ thì thầy sẽ không thật sự hạnh phúc. Vì vậy thầy sử dụng thì giờ, năng lượng và sự chú tâm của mình để làm công việc đó. Làm như vậy thì thầy có hạnh phúc và sự mãn ý trong mỗi giây phút.

Thầy cần tuệ giác, tức là cái thấy đúng đắn để có thể làm được việc đó. Sự thực tập niệm và định đưa tới cái thấy đúng đắn giúp thầy buông bỏ được những thứ có thể làm cho mình đau khổ. Và thầy có nhiều thì giờ cũng như năng lượng để tập trung vào những công việc mang lại cho mình sự bình an, hạnh phúc và có khả năng giúp được cho mọi người.

Vì vậy chúng ta cần phải có chánh kiến. Và muốn có chánh kiến thì ta phải thực tập chánh niệm và chánh định. Việc này rất cụ thể! Mình có thể có hạnh phúc ngay bây giờ và ở đây. Mình không cần phải tranh đua với người khác. Đây là giáo lý của Làng Mai! Nhiều người trong chúng tôi, tuy còn rất trẻ nhưng không muốn làm gì khác hơn là trở thành một người tu. Chúng tôi thấy đây là nhà của mình. Chúng tôi yêu thích công việc mình làm mỗi ngày. Và chúng tôi có thể giúp cho những người khác có được sự bình an và hạnh phúc. Như vậy, sự mãn ý có thể có được nhờ sự tu tập. Mình không cần phải rong ruổi đi tìm sự mãn ý. Thực ra, nếu luôn chạy tranh đua với người khác thì mình sẽ không có cơ hội thực tập và đạt tới cái mà mình mong muốn. Vì vậy mỗi người trong chúng ta cần phải ngồi xuống và tự hỏi: “Tôi thật sự muốn gì?” Mình sẽ biết được con đường mình nên đi. Mình sẽ không có sự xung đột trong tâm và mình sẽ không bị thúc đẩy phải chạy đi làm việc này hay việc kia nữa. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Theo Phật giáo, con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?

Hỏi - Đáp 17:46 18/12/2024

Thưa Ngài, theo triết học cuả Phật giáo thi con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?

Cảnh giới của "Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” như thế nào?

Hỏi - Đáp 12:27 18/12/2024

Kinh Vô Lượng Thọ có đoạn: “Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” (mạng chung mộng thấy Đức Phật A Di Đà), xin giải thích cảnh giới này như thế nào? Nếu ở trong mộng gặp A Di Đà Phật, chẳng may bị người thân quyến thuộc gọi tỉnh giấc, có phải là đánh mất cơ hội vãng sanh rồi không?

Lưu thông sách về Tây phương cực lạc sẽ tạo nghiệp ác?

Hỏi - Đáp 12:15 18/12/2024

Con đem sách Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Du Ký giới thiệu nhưng có đồng tu nói sách đó nói không đúng sự thật, lưu thông sẽ tạo nghiệp, xin lão Hòa thượng khai thị.

Dọn cơm cúng thế nào cho đúng?

Hỏi - Đáp 11:14 08/12/2024

Tôi thường thấy lúc cúng vong, có ba chén cơm để ngang nhau...

Xem thêm