Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 14/06/2017, 14:45 PM

“Còn sức khỏe là còn làm từ thiện”

“Làm từ thiện mà ghi chép làm chi, cái chính là mình nhẹ nhõm tinh thần, vui vì đã sống có ích cho đời, chứ hỏi vợ chồng tui đã đóng góp bao nhiêu tiền, giúp đỡ bao nhiêu trường hợp thì tôi “xin thua”. Ông Lê Thành Vĩ, 76 tuổi, ngụ tại thị trấn Tam Bình, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long nói rất vui và cũng rất thật lòng.

 
Xuất thân từ một giáo viên đã nghỉ hưu, ông luôn thấu hiểu sự khó khăn, thiếu thốn của những học sinh nghèo, bất hạnh. Từ đó trên 30 năm qua, ông cùng người bạn đời là bà Nguyễn Thị Kim Anh, 75 tuổi (cán bộ y tế nghỉ hưu) luôn thường xuyên ủng hộ quỹ khuyến học tại địa phương. Hàng năm ông bà nhận đỡ đầu và trợ cấp dụng cụ học tập cho những học sinh nghèo hiếu học từ bậc tiểu học đến THPT trên địa bàn huyện.

Không những vậy, để động viên phong trào dạy tốt, học tốt, hàng năm đôi vợ chồng còn chắt góp tiền lương hưu để khen thưởng các giáo viên đạt danh hiệu “Viên phấn vàng”, các học sinh đạt giải thưởng tại các cuộc thi cấp huyện, tỉnh, trung ương... Không những vậy, ông bà còn thường xuyên ủng hộ rất tích cực những hoạt động xã hội, từ thiện khác như đóng góp gạo, tiền để xây dựng nhà tình thương cho hội Chữ Thập đỏ; trợ cấp mỗi tháng 100 ký gạo cho người nghèo tại thị trấn; đóng góp trên 2 triệu đồng cho các hoàn cảnh khó khăn khác.

Ông Nguyễn Văn Lộc, Chủ Tịch hội Chữ Thập đỏ huyện Tam Bình nhận xét: “Đây là những tấm lòng vàng đáng trân trọng ở địa phương chúng tôi, nghe ở đâu có khó khăn, bất hạnh cần giúp đỡ là thầy Vĩ và cô Kim Anh có mặt tận tình giúp đỡ. Vậy mà khi đề nghị báo cáo thành tích nhân đạo để khen thưởng thì thầy, cô “biến mất” với lời nhắn nhủ: chuyện chúng tôi làm rất nhỏ bé, đâu có gì phải báo cáo”.

Để giúp tổ cấp cháo, cơm, nước sôi miễn phí tại bệnh viện huyện Tam Bình hoạt động liên tục, nhằm giảm bớt khó khăn cho bệnh nhân và gia đình, thầy Vĩ, cô Anh còn trợ cấp mỗi tháng 2 triệu đồng, cùng nhiều dụng cụ phục vụ khác. Bà Nguyễn Thị Tuyết Hằng, thành viên tổ nhân đạo xúc động kể: “Thầy, cô luôn quan tâm, hỗ trợ tổ nhân đạo hoạt động tốt, có gì khó khăn cứ đề nghị là cô giúp liền. Chúng tôi rất trân trọng ghi nhận sự đóng góp to lớn và thành tâm của cô chú”.

Hơn một năm qua, nhận thấy nhiều người lao động còn rất khó khăn trong việc ăn uống để chuẩn bị cho một ngày lao động, đôi vợ chồng nhân nghĩa này tổ chức mô hình cấp “bánh mì miễn phí” mỗi buổi sáng với khoảng 50 ổ, giúp nhiều người khó khăn no lòng để lao động, mưu sinh.

Ông Trần Văn Tỏ, hành nghề xe khách tại thị trấn Tam Bình cho biết: “Mỗi ngày tui đều tới đây nhận bánh mì từ thiện của ông Vĩ, tuy giá trị không nhiều nhưng cũng giúp mình đỡ tốn kém tiền bạc, tôi rất cám ơn tấm lòng của thầy, cô”.

Cô Nguyễn Thị Kim Anh kể về một kỷ niệm khó quên trong cuộc đời đầy nhân ái của mình: “Cách đây hơn 20 năm, thấy nhiều cảnh đời quá khó khăn cấp bách, tôi đã bàn với chồng bán đi sợi dây chuyền kỷ niệm ngày cưới để mua gạo giúp đỡ bà con nghèo. Nhìn bà con nhận gạo, hai vợ chồng tui rơi nước mắt và thỏa thuận cùng nhau sẽ tiếp tục công tác nhân đạo này suốt cả cuộc đời”.

Chúng tôi tự nhẩm tính một cách rất khái quát, khiêm tốn thì số tiền mà thầy Vĩ, cô Anh đã đóng góp cho các hoạt động từ thiện trong suốt 30 năm qua đã lên đến hàng trăm triệu đồng. Khi hỏi về nguồn kinh phí để làm việc nghĩa, thầy Vĩ kể: “Đó là tiền để dành của vợ chồng tui hồi còn trẻ, cộng với tiền do 6 đứa con thành đạt, có việc làm ổn định gửi cho để “dưỡng già”. Thôi thì mình cứ giúp người ta trước đã, phần mình tính sau. Tụi tui đã thuộc tuổi “thất thập cổ lại hy” rồi nhưng cũng biết làm theo lời dạy của Bác, việc gì có ích cho dân, tuy nhỏ thì cũng phải làm. Vậy là thoải mái làm theo gương Bác. Còn sức khỏe là còn làm từ thiện. Vui lắm”. Một câu nói chân chất đầy tình người nhưng đã để lại trong lòng chúng tôi những cảm xúc to lớn, trân trọng, khó quên.

Vân Anh
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nước ngọt về xã đảo ở Giồng Trôm

Gieo mầm thiện 17:54 24/04/2024

Bà con xã đảo Hưng Phong (huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre), ngày 23/4 đã nhận được nước ngọt và thùng nhựa từ một hoạt động từ thiện mang tên "Giọt nước nghĩa tình".

Làm điều không ai làm suốt 6 năm, cụ bà tái sinh cuộc đời cho một người dưng

Gieo mầm thiện 14:33 20/04/2024

Dù không phải là máu mủ ruột rà, hơn 6 năm qua, bà Thử vẫn tình nguyện chăm sóc nam bệnh nhân liệt tứ chi tại bệnh viện, đưa anh về nhà chăm lo như con ruột.

Chuyện tử tế: Trụ trì chùa chăm lo cho hơn 1.000 sinh viên nghèo

Gieo mầm thiện 14:25 18/04/2024

Suốt 27 năm qua, Thượng tọa Lý Hùng, trụ trì chùa Pitu Khôsa Răngsây (P.An Cư, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ), đã chăm lo việc học cho hơn 1.000 sinh viên nghèo là con em đồng bào Khmer khắp miền Tây.

10 năm 'vác tù và hàng tổng' của ông chủ thư viện làng

Gieo mầm thiện 09:20 15/04/2024

Trong phòng khách nhà mình, năm 2013, Phùng Bá Hưng thành lập Thư viện Dương Liễu, ban đầu chỉ có một bộ bàn ghế và vài giá sách.

Xem thêm