Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 03/04/2023, 10:04 AM

Công đức của việc chép kinh Địa Tạng như thế nào?

Công đức của việc chép kinh Địa Tạng là không thể nghĩ bàn. Việc chép kinh Địa Tạng sẽ giúp chúng ta hồi hướng cho người mất, siêu độ cho vong linh, tiêu trừ tội chướng...

Kinh Địa Tạng có ý nghĩa gì? Vì sao cần chép Kinh Địa Tạng?

Được biết "kinh Ðịa Tạng" là một bộ “Hiếu Kinh” của Phật giáo. Bồ Tát Ðịa Tạng là một vị Bồ Tát thực hành hiếu đạo và là vị Bồ Tát hiếu thảo với cha mẹ nhất.  

Nội dung chính yếu của Kinh Địa Tạng xoay quanh chữ Hiếu, nói lên bổn phận của người sống đối với người đã quá vãng. Kinh cũng nói đến những tội phúc quả báo ở thế giới bên kia để người Phật tử nương theo kinh này cùng dựa vào oai lực độ trì, gia hộ của Bồ Tát Địa Tạng để tu tập, hầu độ thoát cho chính mình, cho người thân cũng như tất cả chúng sanh đã quá vãng khỏi rơi vào con đường ác.

Phật nói kinh Địa Tạng là cốt cảnh tỉnh tất cả chúng ta dẹp bỏ tham sân si nơi tự tâm, tu tập ba nghiệp lành nơi tự tâm, rồi dứt nghiệp cũng nơi tự tâm và giải trừ vô minh tăm tối cũng nơi tự tâm. Cuối cùng trở về với Bổn Tôn Địa Tạng của chính mình. Đó là cương lĩnh của toàn bộ kinh Địa Tạng.

Kinh Địa Tạng được sử dụng chủ yếu trong nghi thức cầu siêu cho người quá cố. Bồ tát Địa Tạng có danh xưng đầy đủ là Địa Tạng Vương Bồ tát. Ngài có đại nguyện cứu độ tất cả chúng sanh trong sáu cõi luân hồi và không thành Phật quả khi địa ngục vẫn còn chúng sanh phải chịu đau khổ.

Từ những ý nghĩa trên, chúng ta khi đến với kinh Địa Tạng để hiểu và học theo sự từ bi của Bồ tát Địa Tạng. Mỗi Phật tử hãy nương theo khả năng của mình để làm những việc thiện lành để giúp đỡ cho mình, cho gia đình, cho chúng sanh đang phải chịu đau khổ. Việc trì tụng hay chép kinh Địa Tạng đều góp phần hồi hướng cho các chúng sanh đang chịu đang khổ ở cảnh giới địa ngục.

Công đức của việc chép kinh Địa Tạng rất nhiệm mầu.

Công đức của việc chép kinh Địa Tạng rất nhiệm mầu.

Công đức của việc chép kinh Địa Tạng là không thể nghĩa bàn

Trong các việc làm phước thiện thì việc biên chép cũng như ấn tống kinh điển luôn được khuyến khích vì lợi lạc của nó đối với người làm phước thật nhiệm mầu, không thể nghĩ bàn. Việc chép kinh Địa Tạng cũng vậy. Công đức của việc chép kinh Địa Tạng được nêu rõ trong 6 của kinh Địa Tạng như: tiêu trừ tội chướng, thân xinh đẹp, siêu độ vong linh, sinh con dễ nuôi,... Trong đó có đoạn: 

"Đức Phật bảo Ngài Phổ Quảng Bồ Tát:

“Trong đời sau, như có người thiện nam, kẻ thiện nữ nào nghe được danh hiệu của Địa Tạng đại Bồ Tát, hoặc là chắp tay, hoặc là ngợi khen, hoặc là đảnh lễ, hoặc là luyến mộ, người đó sẽ qua khỏi tội khổ trong ba mươi kiếp.

Này Phổ Quảng! Như có kẻ thiện nam hay người thiện nữ nào hoặc là họa vẽ hình tượng của Ngài Địa Tạng Bồ Tát rồi chừng một lần chiêm ngưỡng, một lần đảnh lễ, người đó sẽ được sanh lên cõi trời Đao Lợi một trăm lần, không còn phải bị sa đọa vào ác đạo nữa.

Ví dầu ngày kia phước trời đã hết mà sanh xuống nhơn gian, cũng vẫn làm vị Quốc Vương, không hề mất sự lợi lớn."

Quả thật, chép kinh là một hình thức công phu. Muốn chép kinh trước phải đọc, ghi nhớ rồi sau đó mới nắn nót lời kinh. Chữ kinh phải ngay thẳng, chân phương và rõ ràng. Muốn được vậy, người chép kinh phải toàn tâm toàn ý với công việc. Chính nhờ quá trình tập trung đó nên ý kinh bùng vỡ, người chép kinh ngộ ra những thâm ý mà so với khi đọc tụng hàng ngày khó có thể nhận ra. Đồng thời nhờ chép kinh mà chuyển hóa được ba nghiệp, thân tâm trở nên an ổn, nhẹ nhàng. Đây cũng là cơ sở cho sự hình thành phước báu, công đức chép kinh. 

Thỉnh sổ chép kinh Phật ở đâu?

Hiện nay, có nhiều bản dịch kinh Địa Tạng tiếng Việt, điển hình như bản dịch của Hòa thượng Thích Trí Tịnh, Thượng tọa Thích Nhật Từ… Phật tử có thể chọn lựa chép kinh Địa Tạng theo bản nào cũng được. Vì phong cách hành văn của các dịch giả tuy khác nhau, nhưng nội dung lời dạy trong kinh không khác biệt. 

Qua đây, Phatgiao.org.vn xin giới thiệu một trong những địa chỉ tin cậy, uy tín khi quý Phật tử có nhu cầu thỉnh sổ chép kinh Phật… đó là sàn thương mại điện tử VatphamPhatgiao.com. Bên cạnh sổ chép kinh Phật, quý Phật tử còn có thể lựa chọn nhiều vật phẩm Phật giáo khác như tượng Phật, pháp phục, pháp khí, trầm hương...

Với ý nguyện luôn mong muốn đóng góp chút công đức, gieo duyên lành, đưa Phật pháp đến với nhiều người hơn, với mỗi vật phẩm, VatphamPhatgiao.com muốn gửi gắm vào đó sự an lạc, làm sáng bừng ngọn đèn tuệ giác đến với quý Phật tử khi mang những vật phẩm này bên mình.

Thông tin về VatphamPhatgiao.com

Website: https://vatphamphatgiao.com

Hotline: 0867 671 366

Zalo: 0867 671 366

Fanpage: https://www.facebook.com/vatphamphatgiaopage

Địa chỉ: Lầu 44, Landmark 81, P.22, Q.Bình Thạnh, TP HCM

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Yêu thương hơn, hạnh phúc hơn bằng phương pháp “Quán từ bi”

Kiến thức 12:00 31/10/2024

Thực hành phép "Quán Từ Bi", một pháp môn rất vi diệu trong Phật Pháp, được Đức Phật hết sức tán thán, ca ngợi về cả công đức thù thắng, lớn lao, cũng như ý nghĩa quan trọng trong việc tu hành viên mãn đức hạnh.

Hạnh nguyện và năng lực gia trì của đức Phật Dược Sư

Kiến thức 11:10 31/10/2024

Hôm nay, nhân ngày kỷ niệm vía đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, chúng tôi xin nói về mười hai hạnh nguyện của Ngài. Đức Phật Dược Sư còn có tên là Đại Y Vương Phật, Ngài là vị giáo chủ cõi Tịnh Lưu Ly ở phương Đông.

Cảnh cùng khốn

Kiến thức 09:39 31/10/2024

Người khéo học đạo thì trước trị trong để dẹp ngoài, đừng tham ngoài để hại trong. Cho nên giáo hóa chúng sanh, cốt yếu ở tâm thanh tịnh. Muốn chánh được người, cố nhiên phải chánh mình trước.

Lục độ: Sáu pháp vượt bờ

Kiến thức 09:00 31/10/2024

Một trong những hành pháp tiêu biểu của Đại thừa là Lục độ. Tư tưởng lục độ Bồ tát ảnh hưởng vô cùng lớn đến mọi mặt của đời sống Phật giáo Việt Nam gần 2000 năm nay.

Xem thêm