Công Vinh - Thủy Tiên làm từ thiện: 9 trạm lọc đủ nước ngọt cho 100.000 dân
Chỉ 1 tuần, vợ chồng Công Vinh - Thủy Tiên đã quyên góp được hơn 12 tỉ đồng lập quỹ mua máy lọc nước biển thành nước ngọt, làm dịu bớt phần nào cơ cực của đồng bào miền Tây giữa hạn mặn.
Những tấm lòng hướng về đồng bào khi hữu sự
Miền Tây oằn mình trong hạn mặn
“Anh ơi, trạm máy lọc đầu tiên ở Gò Công không kịp nghiệm thu ngày mai rồi, chắc phải đợi đầu tuần tôi và Công Vinh xuống vì vấn đề điện, ống lấy nguồn nước đầu vào tránh tàu thuyền làm vỡ… phức tạp hơn dự kiến.
Nghe tin anh em kỹ thuật và người dân địa phương gọi lên báo từng giờ mà lòng như lửa đốt. Mong sao trạm máy đầu tiên sẽ chạy trơn tru, bà con có nước ngọt dùng sớm.Kinh nghiệm từ chỗ này, vợ chồng tôi có thể tăng tốc cuốn chiếu hết 8 điểm còn lại, cho an lòng bà con, an lòng những người đã tin tưởng ủng hộ quyên góp cho chương trình. Tôi biết họ cũng sốt ruột lắm…”, Thủy Tiên chia sẻ khi về đến Sài Gòn với làn da cháy rộp vì nắng và hơi muối mặn chát giữa lòng miền Tây.
Gò Công là điểm đầu tiên vợ chồng Công Vinh - Thủy Tiên chọn đặt trạm, mở đầu cho chuỗi 9 trạm máy lọc nước biển thành nước ngọt công suất lớn ở các địa phương khó khăn, xa xôi cách trở nhất, bị hạn mặn nặng nhất.
Ca sĩ Thủy Tiên kêu gọi giúp người dân miền Tây chống hạn
Chương trình từ thiện do vợ chồng Công Vinh - Thủy Tiên phát động không còn mang tính cá nhân nữa, khi quyên góp được hơn 12 tỉ đồng từ rất nhiều thành phần hảo tâm trong xã hội.
Đó là trách nhiệm lớn lao với những người ủng hộ, chung mong muốn làm dịu bớt phần nào cơ cực bà con miền Tây giữa mùa “lênh đênh nước xung quanh mà không có nước uống hay sinh hoạt được vì mặn như nước biển”, như lời Thủy Tiên.
Bất chấp vừa nhổ răng, Thủy Tiên vẫn đi đến tận nơi, hỏi kỹ người dân tại chỗ, làm việc với chính quyền để khảo sát kỹ thuật, tìm địa điểm vì trạm lọc nước biển công suất lớn.“Tôi đi mới biết người dân miền Tây cực lắm. Nói không ai tin người Cồn Tàu ở Bến Tre từ giải phóng đến giờ chưa có nước ngọt. Tôi và Thủy Tiên ra ngoài đó có 4.000 người, hơn 1.000 hộ dân mà phải lắng nước nhiễm mặn để tắm giặt.
Họ chỉ biết đến nước lợ, làm gì có nước ngọt. Rồi nhiều cồn khác nữa. Nhiều xã khát khô nước ngọt, ít thì 3.000 - 4.000 người, nhiều 13.000 đến tận 16.000 người ở Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng...
Nhận đồng tiền của mọi người tin tưởng gửi gắm, vợ chồng tôi phải xuống tận nơi, hiểu tường tận để hiểu thật rõ hoàn cảnh thực tế. Nghe bà con kể mà thắt cả lòng, nhìn cảnh họ chờ cả ngày trời mà nhiều khi nước ngọt không có.
Có lúc nước về mà cũng chỉ kịp lọc thô cho bớt mặn thôi, vẫn phải dùng vì không còn cách nào khác. Càng vậy, vợ chồng tôi càng muốn đi để những đồng tiền được dùng đúng người, đúng chỗ, đúng lúc”, Công Vinh chia sẻ.
'Truyền thống Đạo Phật’ trong gia đình cầu thủ Công Vinh - Thuỷ Tiên
Áp dụng công nghệ lọc nước biển cho dàn khoan, tàu viễn dương
Cựu quyền chủ tịch CLB TP.HCM mô tả đơn giản mỗi ngày đoàn đi “hết một bình xăng xe”, liên tục hết từ huyện này đến huyện khác, trưa nhiều khi chỉ kịp ăn mì tôm rồi lại vội đi cho kịp vì sớm được ngày nào bà con đỡ cực ngày đó, chậm lại thấy tội.
Hành trình của 2 vợ chồng đã rảo khắp các xã, huyện nhiều tỉnh miền Tây với lộ trình đi cả ngàn kilomet. Ở khách sạn mà nước dùng mặn chát, họ lại càng thôi thúc phải đi, trước mắt xác định 9 điểm khó khăn nhất để đặt trạm lọc nước ngọt.
Thủy Tiên cho biết nhiều nơi ở miền Tây bây giờ nước sông mặt như nước biển. Tại Gò Công, bà con bị hạn mặn nước xung quanh rất nhiều mà không dùng được, độ mặn cao đến 20‰, ngang bằng nước biển và có thể dùng làm sản xuất muối được rồi!
Phương án khả thi nhất là xây trạm máy lọc nước biển vì nhiều nơi đào giếng ngầm hàng trăm mét cũng không có nước ngọt, lại ảnh hưởng môi trường.
Hệ thống máy vợ chồng Công Vinh - Thủy Tiên chọn có công suất lớn, với công nghệ áp dụng cho dàn khoan biển hoặc tàu viễn dương. Nếu tại Gò Công độ mặn cao từ 20‰ đến 22‰ thì lọc mỗi giờ được 1.200 - 1.500 lít nước, mỗi ngày được hơn 30 khối nước ngọt.“Ở Gò Công nếu dè xẻn mỗi người sẽ có 2 lít nước ngọt, dùng cũng đủ cho 16.000 dân, trong đó có đặc biệt 6.000 dân ở xa, khó khăn đặc biệt.
Còn Bến Tre độ mặn nhẹ hơn từ 9‰ đến 10‰ thì mỗi giờ lọc ra được 3 khối nước, trung bình 70 khối mỗi ngày thì 5.000 người có thể ăn uống, tắm rửa, sinh hoạt thoải mái. Tùy theo độ mặn mà lượng nước ngọt lọc ra sẽ nhiều ít. Nếu có mưa xuống thì càng khỏe”, Thủy Tiên bày tỏ.
Nước ngọt vì tình người ngọt
Rất nhiều năm trước, vợ chồng Công Vinh - Thủy Tiên đã âm thầm làm từ thiện từ miền Tây đến miền Trung, nhưng điều này không xa lạ trong giới showbiz, khi nhiều người ít nhiều chung tay ủng hộ gạo, tiền, thực phẩm, xi măng vật liệu xây cầu…
Những ngày cận Tết Canh Tý 2020, cả 2 bỏ ra 200 triệu đồng, kêu gọi được 1 tỉ đồng hỗ trợ hàng trăm công nhân may mặc ở Bình Dương có cái tết tươm tất khi công ty phá sản.Đến lần này, khi cả miền Tây oằn mình trong hạn mặn, Thủy Tiên khi kêu gọi lập tức nhận được hiệu ứng hủng hộ rất mạnh mẽ, quyên được hơn 12 tỉ đồng chỉ sau 1 tuần từ các nghệ sĩ, doanh nhân, kể cả người dân bình thường…Công ty Karofi khi biết mục đích từ thiện của 2 vợ chồng đã giảm giá gần một nửa từ 800 xuống còn 500 triệu đồng cho một bộ, hỗ trợ bảo trì, thay thế lõi lọc 2 năm 1 lần.
Điều này cộng thêm lòng nhiệt tình của các lãnh đạo xã, huyện và bà con địa phương nhiều khi tự bảo nhau chặt cây làm mái, xây nhà phụ cho chương trình… tất cả làm sao để những dòng nước ngọt sớm tuôn chảy.
Chỉ một hai ngày nữa thôi, trạm quy mô công nghiệp đầu tiên của chương trình lọc nước biển thành nước ngọt sẽ đi vào hoạt động. Nếu chỉ dùng nước ngọt để uống và sinh hoạt, 9 trạm này có thể cung cấp cho hơn 100.000 dân.
Công Vinh hứa vợ chồng anh sẽ uống những giọt nước đầu tiên xem mặn, ngọt ra sao, có mùi vị ổn không rồi mới dám an tâm giao cho bà con và chính quyền địa phương vận hành, bảo trì lâu dài.
Danh sách điểm đặt máy sẽ còn kéo dài, từ huyện Gò Công đến Gò Công Đông, Cai Lậy (Tiền Giang) đến Bến Tre, rồi xa hơn như Trà Vinh, Sóc Trăng… Đó là danh sách hy vọng, cũng là danh sách tình người…
Công Vinh - Thủy Tiên trao gần 1 tỷ đồng cho công nhân về ăn Tết
Danh sách điểm đặt máy của Công Vinh - Thủy Tiên
1. Ấp 4 xã Tân Phước, Gò Công (Tiền Giang): nước uống, nấu ăn cho 16.000 dân
2. Xã Phước Trung, Gò Công Đông (xã nghèo, Tiền Giang): nước sinh hoạt, nấu ăn, uống cho 3.000 dân
3. Xã Tân Điền, Gò Công Đông (xã nghèo, Tiền Giang): nước sinh hoạt, nấu ăn, nước uống cho 1.200 dân.
4. Xã Cẩm Sơn, huyện Cai Lậy (xã khó khăn, Tiền Giang): nước nấu ăn, nước uống cho 10.000 dân
5. Cồn Tàu, xã Tam Hiệp, huyện Bình Đại (Bến Tre): Là xã chưa có nước ngọt từ 1979 đến nay. Cung cấp nước sinh hoạt, nấu ăn, nước uống cho 4.000 dân
6. Xã Giao Long, huyện Châu Thành (xã nghèo, Bến Tre): nước uống, nấu ăn cho 12.000 dân
7. Xã An Hiệp, huyện Ba Tri (Bến Tre): nước uống, sinh hoạt cho 13.000 dân
8. Ấp Tân Lợi, xã Tân Long (Bến Tre): Là ấp nghèo, cách biệt đất liền chưa có nước ngọt từ xưa đến giờ. Cung cấp nước sinh hoạt, nấu ăn, nước uống cho 1.300 dân
9. Xã Tiên Long, huyện Châu Thành (xã nghèo nhất huyện, Bến Tre): Nước sinh hoạt, nấu ăn, nước uống cho 3.000 dân
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Đưa tạng chàng trai chết não đi 3 miền để ghép cứu người
Gieo mầm thiện 09:30 03/12/2024Trong 24 giờ đợi bác sĩ đánh giá chết não, chàng trai 18 tuổi chuyển biến nặng tưởng chừng tử vong, song đã giữ được nhịp tim đến cùng dưới sự hỗ trợ của máy móc để hiến tạng cứu 7 người.
Chùa Tường Nguyên khởi công xây dựng 2 cầu bê-tông nông thôn tại tỉnh Hậu Giang
Gieo mầm thiện 05:20 02/12/2024Ngày 1-12, Đại đức Thích Minh Phú, Phó Thường trực Ban Từ thiện xã hội GHPGVN TP.HCM, trụ trì chùa Tường Nguyên (Q.4, TP.HCM) tổ chức khởi công xây dựng công trình cầu nông thôn tại tỉnh Hậu Giang.
Chùa Bồ Đề - mái ấm nơi cửa Phật
Gieo mầm thiện 10:20 01/12/2024Chùa Bồ Đề ở phố Phú Viên, phường Bồ Đề, quận Long Biên (Hà Nội) là nơi cưu mang những mảnh đời bị bỏ rơi giữa chốn nhân gian. Đây không chỉ là nơi tu hành đạo Phật mà còn là mái ấm của những em nhỏ có hoàn cảnh éo le.
Tình nguyện vá đường, hiến máu sau lần sẻ chia ở chùa
Gieo mầm thiện 18:09 30/11/2024Trong 14 năm qua, Phạm Văn Hiếu cùng nhóm tình nguyện đã lặng thầm "vá" hàng ngàn ổ gà tại các tuyến đường trong ngoài thành phố. Không những thế, anh còn hiến máu, hiến tiểu cầu hơn 80 lần và vận động được hàng trăm cùng người tham gia.
Xem thêm