Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 05/02/2023, 08:45 AM

Cụ bà đi hội Lim để tu Phật

Đến hẹn lại lên, hội Lim (thuộc huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) tổ chức vào ngày 12 và 13 tháng Giêng hằng năm, năm nay, mình có tham gia phục vụ tại lễ hội. Trong quá trình làm việc, mình thấy bóng dáng một cụ bà lưng còng đang nhìn qua, nhìn lại để qua đường lớn vào khu vực tổ chức lễ hội.

Đang ở gần nên mình tiến đến đề nghị: Bà để cháu đưa qua đường ạ. Bà vui vẻ đồng ý.

Trong quá trình đưa Bà qua đường, mình mới để ý kỹ, Bà vẫn đội cái mũ bảo hiểm cũ nhưng không cài quai (chắc do bà đội khăn len và dây mũ ngắn), Bà mặc cái áo mưa mỏng, qua áo mưa cũng có thể nhìn thấy nhiều lớp áo len màu vàng đã sờn lông. Tay bà xách cái làn cũ với đồ bên trong được gói kỹ càng bằng li lông để tránh mưa, từ đây, đoạn hội thoại ngắn giữa mình và Bà được bắt đầu:

- Mình: Bà xách cái gì mà nặng thế, đưa cháu xách cho.

- Bà: Không, để tôi xách, đồ tôi lễ Phật đấy.

- Mình: Trời mưa gió thế này Bà đi hội làm gì cho vất vả ra?

- Bà: Tôi lên chùa tu.

- Mình: Bà tu cái gì ạ?

- Bà: Tôi tu Phật.

- Mình: Bà tu thế nào ạ?

- Bà: Ngày nào tôi cũng niệm Kinh.

Mình đang định hỏi thêm, thì cũng nhanh chóng, thẳng tắt như cách trả lời, như mục đích tu và phương pháp tu của Bà, Bà rụt tay lại và nói: Thôi đến đây được rồi, chú làm tiếp đi.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Mình không biết Bà nhắc mình “chú làm tiếp đi” là làm tiếp nhiệm vụ, hay làm tiếp công việc trên bước đường tu hành, hay là cả hai. Bất giác mình không tự chủ được và chìm vào dòng suy nghĩ, hàng nghìn người đến hội Lim năm này, đa phần đều vào các chòi hát quan họ, các nơi vui chơi, ăn uống và để “tìm em trong chiều hội Lim” như lời trong bài hát…

Có mấy ai như Bà, Bà đến hội Lim với niềm hân hoan vào chùa dâng đồ cúng Phật với tấm lòng chân thành; đến với hội Lim để lên chùa tu Phật, niệm Kinh. Chợt nhớ lại trong Quán kinh Vô Lượng Thọ có câu “Tâm này làm Phật, Tâm này là Phật”. Còn Bà, “Bà tu Phật, Bà niệm Kinh”. Mục đích và phương pháp thật rõ ràng.

Nước mưa thấm qua mũ rơi vào cổ áo làm lạnh sống lưng và đưa tôi trở lại thực tại. Nhìn lại thì không thấy dáng Bà nữa, thầm cảm ơn những lời khai thị, nhắc nhở của Bà. Nguyện mong Bà thành tựu trên con đường tu Phật.

Giữa dòng người đi trẩy hội, xung quanh là tiếng còi xe, tiếng hát… vừa làm việc tôi lại vừa khởi lên câu Phật hiệu: Nam mô A Di Đà Phật…

*Bài dự thi được gửi từ tác gia Nguyễn Bá Công; địa chỉ: Số 34, đường Kinh Bắc 24, khu phố Thị Chung, TP.Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

Bài tham gia cuộc thi viết “Đạo Phật trong trái tim tôi” do Ban TT-TT TW & Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam phát động. Đạo hữu, Phật tử hoan hỉ gửi bài viết dự thi về email: info@phatgiao.org.vn.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chia sẻ của nữ tiến sĩ Văn học sau một tuần tu tập tại Làng Mai

Đạo Phật trong trái tim tôi 10:39 19/11/2024

Nữ nhà văn đã nghiệm ra một chân lý vô cùng quan trong để cả quãng đời sau này, bà có thể sống trọn vẹn những phút giây hân hoan, của một người hiểu rõ THẾ NÀO LÀ HẠNH PHÚC?

Viết về Đức Phật Dược Sư - thành Quảng Nghiêm một thuở…

Đạo Phật trong trái tim tôi 16:50 31/10/2024

Theo tinh thần của Phật giáo Mahayana (Phật giáo Phát Triển) và Phật giáo Vajrayana (Phật giáo Kim Cương thừa) thì Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang là một vị Phật-đà với hạnh nguyện rộng lớn, sẵn sàng xoa dịu những trái tim cằn cỗi đau thương, luôn luôn dang tay cứu độ hết thảy muôn loài trầm kha ngũ thú.

Thiền sư Yantra Amaro - người không nói gì mà pháp tự tuôn chảy

Đạo Phật trong trái tim tôi 10:23 18/10/2024

Cũng như bao người trong khán phòng, tôi ngồi đợi từ sớm, rồi cảm giác như có một ngọn gió nào vừa nhẹ đến lan vào trong phòng, trong những tiếng thì thào rất khẽ của những người đang ngồi quanh tôi. Ô, thì ra ông đã đến.

Thiền sư Nhất Hạnh kể chuyện “chiếc áo ba mươi bảy kiếp khổ hạnh”

Đạo Phật trong trái tim tôi 11:09 16/10/2024

Có những chiếc áo không bao giờ xấu và cũ. Tôi có một chiếc áo nâu đã sờn rách và bạc màu, nhưng tôi quý hơn tất cả những chiếc áo khác của tôi.

Xem thêm