Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 09/06/2020, 05:04 AM

Cũng bởi ích kỷ, dẫn đến nhận thức sai lầm

Người tu như chúng ta lúc đầu dễ phát tâm dũng mãnh, nhưng khó mà lập chí lâu dài. Đó là nói phát tâm nhất thời, ai cũng có thể làm được; nhưng nếu ngày ngày năng chiếu soi chí nguyện của mình để khuyến tấn mà hành trì, tức là điều không dễ làm đặng.

Giúp trẻ vượt qua thói tham ăn và ích kỷ

Chính bởi vì con người khó có thể giữ tâm được thường hằng bất biến. Dẫu biết rõ việc tu hành vốn là việc tốt, nhưng sau một thời gian thì chúng ta lại giải đãi lười biếng. Vậy nguyên do là tại đâu? Phần lớn là do lòng tư lợi, ích kỷ của mình nắm hết quyền hành.

Người tu học Phật nếu dứt trừ được lòng ích kỷ, thì không có vấn đề phiền phức gì. Nếu không có tâm ích kỷ, chúng ta cũng sẽ không tranh, không tham và không có mong cầu; cũng không có cái ngã to lớn, cũng sẽ không nghĩ đến lợi lạc cho riêng mình và càng không nói điều hư dối. Vì sao con người hay nói lời hư dối? Vì sợ mất đi quyền lợi, mất đi danh tiếng v.v…

Tật xấu của chúng ta có nhiều hay ít là do cái tâm tự tư ích kỷ luôn dấy khởi. Chúng ta đừng nghĩ rằng kẻ thù là ma vương hay những người đối xử không tốt với mình, mà là tâm tự tư ích kỷ. Cũng đừng tự cho rằng mình che giấu được mọi người, bất quá là tự bịt tai mà đi ăn cắp chuông, tức tự mình lừa dối bản thân.

Tâm ích kỷ của mình chính là ác tri thức, khiến chúng ta mất hết tâm đạo. Một khi lòng ích kỷ riêng tư nổi lên, nhất cử, nhất động, từng lời nói, từng việc làm của mình cũng đều là ích kỷ. Bởi vậy, mình làm việc gì cũng bị hư hoại. Mà nếu có thành công cũng là hư vọng, bởi sự thành công đó không phải phát xuất từ trí tuệ, công đức chân thật.

Bởi cũng do nhân duyên mình dấy khởi sự mê mờ, tạo ra ác nghiệp: bất hiếu với cha mẹ, giết hại sinh mạng, lấy trộm tài sản của người, làm điều dâm loạn, nói lời không thật và sử dụng các chất gây nghiện, khiến không làm chủ được bản thân v.v…

Bởi cũng do nhân duyên mình dấy khởi sự mê mờ, tạo ra ác nghiệp: bất hiếu với cha mẹ, giết hại sinh mạng, lấy trộm tài sản của người, làm điều dâm loạn, nói lời không thật và sử dụng các chất gây nghiện, khiến không làm chủ được bản thân v.v…

Suy nghĩ ích kỷ sẽ ngăn cản ta hạnh phúc và làm hại người khác

Sự hiện hữu của một người ví như mặt trăng trên trời vậy. Một mình một bóng, đến một mình và đi cũng một mình. Trên thân khi đến không có thứ gì, và khi đi cũng không mang theo được gì, không có vật chi thuộc về mình một cách chân thật. Bởi không nhận thức được đạo lý này nên trong những hoàn cảnh hư huyễn, không thật mà sinh tham luyến, mê say đến nỗi tự ràng buộc mình vào đó.

Không phải cảnh giới mê hoặc con người, mà chính là con người tự đắm chìm vào cảnh giới; không phải phiền não trói buộc con người, mà chính là con người tự đi tìm phiền não để cột mình vào. Vì mê lầm mà tham ái cảnh vật hư huyễn không thật, nên suốt một đời sống như mộng, như say, như si, mà còn ngày đêm oán trời hận người. Họ không hiểu cái khổ không phải là cái gì tự có, mà là do ác nghiệp của chính họ chiêu cảm đến.

Thật đáng thương! Nếu ngẫu nhiên tạo được vài nhân thiện, chiêu cảm được vài phúc báo, thế là đã mãn nguyện, dương dương tự đắc, không hiểu rằng phúc báo cũng chỉ là giả tạm. Một khi nếm cái mùi giả tướng của thế gian rồi tham luyến nó, thì sẽ thấy cái vui sướng rất khó mà đi theo thân mình mãi mãi, cuộc vui nào rồi cũng sẽ tàn. Ngược lại, cái tai họa từ những việc làm trái với nhân đức thì như bóng theo hình, một giây một khắc cũng không rời.

Thói thường của chúng ta cứ giữ chặt cái hư giả dối trá mà quên mất cái chân thật. Vậy thế nào là cái hư giả dối trá? Chính là sự khoái lạc sung sướng của ngũ dục: tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống và ngủ nghỉ.

Người tu như chúng ta lúc đầu dễ phát tâm dũng mãnh, nhưng khó mà lập chí lâu dài. Đó là nói phát tâm nhất thời, ai cũng có thể làm được; nhưng nếu ngày ngày năng chiếu soi chí nguyện của mình để khuyến tấn mà hành trì, tức là điều không dễ làm đặng.

Người tu như chúng ta lúc đầu dễ phát tâm dũng mãnh, nhưng khó mà lập chí lâu dài. Đó là nói phát tâm nhất thời, ai cũng có thể làm được; nhưng nếu ngày ngày năng chiếu soi chí nguyện của mình để khuyến tấn mà hành trì, tức là điều không dễ làm đặng.

Lời Phật dạy sâu sắc về sự ích kỷ

Bởi cũng do nhân duyên mình dấy khởi sự mê mờ, tạo ra ác nghiệp: bất hiếu với cha mẹ, giết hại sinh mạng, lấy trộm tài sản của người, làm điều dâm loạn, nói lời không thật và sử dụng các chất gây nghiện, khiến không làm chủ được bản thân… Bản thân chúng ta là con người không ít thì nhiều cũng có những lần phạm phải. Nếu biết lỗi thật tâm ăn năn, biết sửa đổi, về sau cố gắng không còn tái phạm, đồng thời làm phước như hiếu thuận với cha mẹ, cúng dường Tam Bảo, làm từ thiện, phóng sinh, giúp đỡ người khi gặp nạn, tập ăn chay… Chỉ cần mình trải lòng, trừ bỏ tâm ích kỷ và không làm những điều xấu ác, tập làm những điều thiện, thì cơ may mới hóa giải được nghiệp tội trong quá khứ mà mình cố ý hay vô tình đã phạm phải.

Con xin trích một đoạn trong kinh Từ Tâm:

“Người từ tâm đủ bao dung

Đủ lòng độ lượng, đủ lòng thương yêu

Với người mưu hại đủ điều

Bất nhân, ác cảm gây bao hận thù.

Người từ tâm trước như sau

Trải lòng ra mãi đậm sâu thương người

Với người oán ghét bao đời

Nguồn thương yêu ấy làm vơi tỵ hiềm.

Chuyện không hay chẳng trách phiền

Cho vơi bớt những nghiệp duyên với người

Người từ tâm trước muôn loài

Đem lòng thương xót cảnh đời không may.

Thương người sống kiếp đọa đày

Làm thân cầm thú nghiệp gây chẳng lành

Hoặc loài ngạ quỷ vô hình

Hoặc trong địa ngục tội tình vương mang.

Từ tâm như ánh trăng ngàn

Dịu dàng soi thấu mọi đường trầm luân

Ở đâu có chúng hữu tình

Thì nơi ấy có từ tâm hướng về.

Như tàn lá mát rộng che

Chúng sinh vô lượng tâm từ vô biên

Tâm từ như suối triền miên

Thấm vào mạch sống mọi niềm an vui.

Tâm từ làm gốc vun bồi

Cho người cao thượng, cho đời vinh hoa

Thấy người khổ nạn khó qua

Lòng mình đau xót như là khổ chung.

Thấy người hạnh phúc thành công

Lòng mình sung sướng như cùng vui theo

Thấy người lầm lỗi ít nhiều

Lòng mình tha thứ mến trìu càng hơn.

Người từ tâm sống vẹn tròn

Thương yêu bình đẳng sắt son bền lòng

Cho dù không ước không mong

Phước lành tự đến do công đức thành”.

> Xem thêm video "Đức Phật hữu tình hay vô tình":

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nhập thất: Nhất tâm, lộ trình sơ thiền (5)

Góc nhìn Phật tử 17:30 28/03/2024

Tôi đề cập vấn đề này nhiều lần mà có vẻ như chưa đủ. Hai chữ nhất tâm nó có thể quyết định toàn bộ con đường tu tập, cả về phương pháp luận về các pháp hành mà Đức Phật đã chỉ ra.

Người trồng nụ cười

Góc nhìn Phật tử 10:51 28/03/2024

Thoáng chốc đã hai năm nó gặp Thầy! Người đã thay đổi cuộc đời nó. Từ một cô bé vô tư, ngây ngô, chỉ biết ở chùa cho vui, làm công quả để kiếp sau bớt khổ. Đó là nó nghe được từ các cô, các bà chứ đôi mươi thì nào biết gì.

Nhập thất: Tăng nhất A-hàm (4)

Góc nhìn Phật tử 18:30 27/03/2024

Đàm luận về nhân quả đó là bài học vô cùng hữu ích đối với tất cả mọi người đang hướng đến con đường học Phật. Bạn đọc lại "10 câu hỏi trăn trở và thao thức" để bắt đầu suy nghiệm nhân quả mà tác giả đã gửi gắm vào đấy.

Người có tâm

Góc nhìn Phật tử 13:12 27/03/2024

Chúng ta thường nghe nói, con người “quý ở chữ tâm”, “hơn nhau ở chữ tâm” hay “sống phải có tâm”. Cụ Nguyễn Du cũng nói trong Truyện Kiều rằng “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Vậy thế nào là một người có tâm?

Xem thêm