Cúng dường, bố thí không phải để trao đổi nhân quả
Là Phật tử, chúng ta nên biết đối chiếu với lời dạy về phước đức được chư thánh tăng kết tập lại trong kinh điển để thực hành cho đúng.
Lánh xa kẻ xấu ác
Được thân cận người hiền
Tôn kính bậc đáng kính
Là phước đức lớn nhất.
Sống trong môi trường tốt
Được tạo tác nhân lành
Được đi trên đường chánh
Là phước đức lớn nhất.
Có học, có nghề hay
Biết hành trì giới luật
Biết nói lời ái ngữ
Là phước đức lớn nhất.
Được cung phụng mẹ cha
Yêu thương gia đình mình
Được hành nghề thích hợp
Là phước đức lớn nhất.
Sống ngay thẳng, bố thí,
Giúp quyến thuộc, thân bằng
Hành xử không tỳ vết
Là phước đức lớn nhất.
Tránh không làm điều ác
Không say sưa nghiện ngập
Tinh cần làm việc lành
Là phước đức lớn nhất.
Biết khiêm cung lễ độ
Tri túc và biết ơn
Không bỏ dịp học đạo
Là phước đức lớn nhất.
Biết kiên trì, phục thiện
Thân cận giới xuất gia
Dự pháp đàm học hỏi
Là phước đức lớn nhất.
Sống tinh cần, tỉnh thức
Học chân lý nhiệm mầu
Thực chứng được Niết Bàn
Là phước đức lớn nhất.
Chung đụng trong nhân gian
Tâm không hề lay chuyển
Phiền não hết, an nhiên,
Là phước đức lớn nhất.
Ai sống được như thế
Đi đâu cũng an toàn
Tới đâu cũng vững mạnh
Phước đức của tự thân.
Kinh Phước Đức.
Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Xin dẫn bài Kinh Phước đức cho quý vị tham khảo thêm để biết mình đang có phước đức hay không, và như thế nào là thực hành để có phước đức.
Quan niệm về phước đức của người xưa, của dân gian, của tư tưởng Nho gia, hay của những vị diễn giải theo thấy biết của mình cho hợp với thời cuộc, tuy cũng mang tính giáo dục và khuyến thiện. Nhưng là Phật tử, chúng ta nên biết đối chiếu với lời dạy về Phước đức được chư thánh tăng kết tập lại trong kinh điển để thực hành cho đúng.
Rất nhiều người cứ mơ hồ, mỗi lần gặp chuyện bất như ý thì đem tiền ra bố thí, cúng dường rồi cầu nguyện, cầu tai qua nạn khỏi, cầu bình an.v.v....và gọi như vậy là đi làm phước, làm công đức.
Xin lưu ý nhân đã gieo trong quá khứ nếu đủ duyên quả liền thành tựu, không ai thay đổi được. Cả bao đời tạo nghiệp xấu, năm khi mười hoạ mới gửi vài trăm ngàn để cúng chùa hay giúp đỡ ai đó, rồi cầu mọi chuyện được như ý mình, điều đó có thể được ư?
Mục đích của pháp bố thí là giúp cho mỗi người thực tập hạnh ly tham, và nhờ nhân xả ly vật chất thì sẽ được quả về vật chất đầy đủ, xả ly tinh thần thì được hưởng quả viên mãn về tinh thần. Tuỳ theo tâm niệm khởi đi mà có quả báo tương ưng.
Pháp cúng dường là giúp cho quý vị gieo trồng nhân lành với những người đi trên đường lành, khi cúng dường cho một vị chân chánh tu hành, đồng nghĩa là đã kết nối với một nhân duyên tốt để thăng tiến tâm linh. Chứ không phải là trao đổi nhân quả cho những việc bất thiện đã làm trong quá khứ. Còn điều gì gieo trồng bây giờ thì sẽ được quả trong tương lai.
Mỗi tâm niệm khởi lên mà thiếu tỉnh giác thì thân nghiệp và khẩu nghiệp cũng từ đó mà hình thành. Ai càng tỉnh giác và buông xả, càng có cơ hội đến gần Phật tánh, còn không, mỗi niệm khởi là mỗi nhân duyên cho các pháp thiện và bất thiện theo đó mà hiện hình, khởi nhân lành thì sống và gặp gỡ những người lành, khởi nhân bất thiện thì sống và gặp gỡ những người bất thiện và cứ quay cuồng mãi như thế trong nhân quả luân hồi của tam giới.
Người đời, mỗi ngày không biết chạy theo bao nhiêu duyên nghiệp, nào cha mẹ, chồng vợ, bạn bè, đối tác...tạo không biết bao nhiêu nhân quả mới từ suy nghĩ, hành động, lời nói...nên mỗi người hãy cẩn thận mà chăm từng thân, khẩu, ý...của mình sao cho có thiện lành và tỉnh thức mới có cơ hội an vui và tiến hoá. Còn không thì dù có giàu sang, danh tiếng, thành công, cũng chỉ là thứ tạm thời...khổ đau là thứ đang chờ sẵn cho ai không có phước đức tu tập.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Cúng dường, bố thí không phải để trao đổi nhân quả
Kiến thức 09:10 28/11/2024Là Phật tử, chúng ta nên biết đối chiếu với lời dạy về phước đức được chư thánh tăng kết tập lại trong kinh điển để thực hành cho đúng.
Chỉ một niệm thôi
Kiến thức 08:00 28/11/2024Vì một ý niệm si mê không biết đâu lành-dữ, không có tuệ để thấy rõ chánh- tà, không tin vào nhân quả...nên lôi kéo thân tâm người ta chạy theo vòng quay của nghiệp như những bóng ma vất vưởng không thấy ra một lối đi về tỉnh thức.
Làm những nghiệp nào phải đọa địa ngục A tỳ?
Kiến thức 08:00 28/11/2024Địa ngục A Tỳ theo tiếng Hán Việt có nghĩa là Vô Gián (không gián đoạn) hay còn gọi là Vô Cửu. Kinh Quán Phật Tam Muội nói: Ngục A Tỳ bị khổ lớn một ngày một đêm bằng năm mươi tiểu kiếp ở thế gian.
Người mê muội và người sáng suốt
Kiến thức 16:40 27/11/2024Trên đời thường có 2 kiểu người: Người mê muội và người sáng suốt. Chúng ta hãy tỉnh tâm quán xét là mình đang sống theo kiểu người nào, nhưng có lẽ làm người ai cũng muốn sống sáng suốt!
Xem thêm