Thứ bảy, 28/01/2023, 14:30 PM

Cúng dường Tam bảo (Phần 1)

Cúng dường là cung dưỡng với tấm lòng tin tưởng và tôn kính. Theo gốc chữ Hán, cung là giao cho để đáp ứng một sự cần thiết như sự cung cấp, luật cung cầu... dưỡng là nuôi sống để duy trì sự tồn tại như sự dinh dưỡng, ơn dưỡng dục..

Trong dân gian người mộ đạo thường nói cúng dường Tam bảo khi đem lễ vật đến chùa lễ Phật hay dâng y cho chư tăng. Từ ngữ Tam bảo thường được hiểu đầy đủ gồm có Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo. Từ ngữ cúng dường thường được hiểu một cách nông cạn là dâng hiến một cách kính trọng. Hiểu như vậy là không liễu nghĩa hết ý.

Theo từ ngữ, cúng dường do chữ Hán cung dưỡng đọc trại ra và thêm vào ý có sự tín mộ kính trọng. Như vậy, Cúng dường là Cung dưỡng với tấm lòng tin tưởng và tôn kính. Theo gốc chữ Hán, cung là giao cho để đáp ứng một sự cần thiết như sự cung cấp, luật cung cầu... dưỡng là nuôi sống để duy trì sự tồn tại như sự dinh dưỡng, ơn dưỡng dục... Chữ Hán Cung dưỡng không hàm ý tin tưởng tôn kính như tiếng nôm Cúng dường.

Hai hạng người đáng được cúng dường là gì?

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

1. Những loại cúng dường

Có nhiều cách phân loại cúng dường tùy theo tiêu chuẩn chọn lựa như phẩm vật hiến dâng, nơi thọ nạp nhận lấy, tâm nguyện kẻ cúng dường...

Cúng dường Tam bảo

Đây là cách phân loại theo tiêu chuẩn tâm nguyện kẻ cúng dường, tin tưởng và hành trì Chánh đạo có tính cách tổng trì bao quát và trọn vẹn, nghĩa là phát nguyện làm sao cho Tam bảo trường tồn và lan rộng khắp nơi và mãi mãi.

Cúng dường Phật bảo: Phật là Ngôi Báu thứ nhất trong Tam bảo, đó là bậc Giác Ngộ, đã tự giác lại giác tha, đã tự độ lại độ tha. Cúng dường Phật bảo là hành trì miên mật hai đại hạnh tự giác tự độ và giác tha độ tha.

Cúng dường Pháp bảo: Pháp là Ngôi Báu thứ hai trong Tam bảo diễn hai nghĩa căn bản. Nghĩa thứ nhất trừu tượng thuộc tâm pháp là giáo pháp do chư Phật thuyết để độ chúng sanh. Nghĩa thứ hai cụ thể thuộc pháp dụng vật chất như tượng, kinh, chuông mõ, áo cà-sa... Phật Thích Ca đã từng dạy: Khi ta tịch rồi, ta để cái PHÁP lại. Hãy coi Nó như Ta. Tôn kính Ta thế nào thì sùng thượng cái PHÁP cũng như thế… Đa số tín đồ thường hiểu Pháp bảo với nghĩa là giáo pháp. Cúng dường Pháp bảo là truyền bá giáo pháp cho mọi người, mọi thế hệ.Cúng dường Tăng bảo: Tăng là ngôi báu thứ ba trong Tam Bảo, đây là yếu tố nhân sự nghĩa là Chư tăng giữ gìn tịnh hạnh, có khả năng khuyên dạy và hộ niệm cho người đời trong cuộc sống thế gian. Do đó, có danh xưng tôn quý gọi chư tăng (hiểu là Chân tăng, Thánh tăng không phải là Phàm tăng) là Sứ giả của Như Lai, người thừa lệnh ủy thác của Đức Như Lai trong việc cứu độ chúng sanh ở cõi Ta-bà. Vì lý do này, tín đồ cúng dường Tăng bảo cũng như cúng dường Phật bảo và Pháp bảo. Trong sinh hoạt thực tế, tín đồ cúng dường Tăng bảo thường gọi là Tứ sự cúng dường.

Phật bảo là pháp thể Chân Như, Pháp bảo là pháp dụng diệu ứng, Tăng bảo là nhân sự thừa hành. Ba Ngôi Báu có liên hệ mật thiết với nhau, do đó việc Cúng dường Tam bảo tuy nói ra lời là ba việc nhưng liễu nghĩa cần tỏ rõ Chân đế Ba là Một, Một là Ba. Dẫn chứng cụ thể: Phật tử cúng dường tịnh tài để đúc tượng, in kinh... Người thiện quán nhận thấy một việc cúng dường tịnh tài mà hóa thành ba việc:Bức tượng là vật chất nhưng là biểu tượng Sắc thân Phật. Khi vào chùa lễ Phật, Phật tử nhìn thấy bức tượng, cúi đầu hành lễ, tâm khởi tín lực và kiên cố định lực ... Kẻ hành lễ đã trì hạnh tự giác tự độ và như vậy là đã khởi sanh hay hiển lộ Pháp thân tự ngã ở chính mình. Đó chính là cúng dường Phật bảo, làm cho Pháp thân Như Lai trường tồn vĩnh cửu.

Kinh sách cũng như bức tượng là vật chất nhưng là phương tiện cần thiết cho nơi thờ Phật đề quảng bá giáo pháp Như Lai. Như vậy cúng dường tịnh tài cũng là cúng dường Pháp bảo, cung ứng phương tiện cho Chánh Đạo được truyền lan rộng rãi. Chư tăng trụ trì tại chùa khi hành trì tâm nguyện độ sanh, bức tượng Phật an vị trong chánh điện và kinh sách là phương tiện cần thiết, là trợ duyên diệu ứng giúp cho Chư tăng hoàn tất pháp sự do Đức Phật giao phó. Như vậy cúng dường tịnh tài cũng là cúng dường Tăng bảo.

(còn tiếp).

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Phật giáo Việt Nam và sự dung hợp tam giáo thời Trần

Nghiên cứu 14:00 30/11/2024

Có thể thấy, Phật giáo - Nho giáo và Đạo giáo đã có sự dung hòa, bổ sung cho nhau để cùng hướng đến xây dựng đời sống tinh thần và đời sống nhân văn cho xã hội.

Ứng dụng triết lý Phật giáo Trúc Lâm trong xây dựng, phát triển đất nước

Nghiên cứu 08:45 25/11/2024

Phật giáo là cuộc sống, không có sự phân biệt bất cứ thành phần nào trong xã hội, Phật giáo chính là quá trình đi tìm chân lý. Chân lý thì không nằm trong Phật giáo mà nằm trong cuộc sống.

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Dấu ấn của Phật giáo thời Trần

Nghiên cứu 09:40 15/11/2024

Thời đại nhà Trần, không những độc lập dân tộc, tự chủ về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội…, mà còn độc lập, tự chủ về hệ tư tưởng làm chỗ dựa cho đời sống tinh thần của nhân dân Đại Việt thế kỷ XIII – XIV.

Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường

Nghiên cứu 09:45 03/11/2024

Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...

Xem thêm