Cúng dường với tâm không phân biệt mới được nhiều phước báo
Khi Phật còn tại thế, có ông Bà La Môn ưa bố thí cúng dường. Nhà ông tổ chức lễ cúng trai tăng, nhưng ông chỉ thỉnh các vị tỳ kheo già, càng già càng tốt. Vì già là tu hành nhiều năm, đạo cao đức trọng, cúng dường mới được nhiều phước.
Khi Phật còn tại thế, có ông Bà La Môn ưa bố thí cúng dường. Nhà ông tổ chức lễ cúng trai tăng, nhưng ông chỉ thỉnh các vị tỳ kheo già, càng già càng tốt. Vì già là tu hành nhiều năm, đạo cao đức trọng, cúng dường mới được nhiều phước.
Còn những thầy tỳ kheo nhỏ tuổi, mới xuất gia, đạo đức chưa có là bao, nếu cúng dường thì được ít phước. Nhất là các chú sa di tuổi nhỏ, lắc xắc, không có oai nghi, ưa chơi giỡn cười thì có phước đâu bồi đắp cho thí chủ.
Một hôm, nhà ông Bà La Môn thiết trai. Để phá quan niệm sai lầm của ông, các vị sa di đã chứng quả A La Hán, hóa làm các vị tỳ kheo già, chân đi không vững, phải chống gậy, râu tóc bạc phơ. Ông Bà La Môn thấy, ra tận ngõ mời vào, lễ bái trông rất cung kính. Chặp sau, các tỳ kheo già đó bỗng biến ra trẻ, ông Bà La Môn giựt mình đến hỏi, “Vì sao quý Ngài trước thấy già mà bây giờ lại trẻ?”
Các vị sa di nói, “Trưởng lão không phải tóc bạc, mặt nhăn là trưởng lão. Trưởng lão là những người đã chứng thánh quả mới gọi là trưởng lão.” Ông Bà La Môn xin sám hối. Và khi dọn thức ăn lên thì chư vị sa di không ăn vì đã thuyết pháp trước khi ăn, cho nên thức ăn trở nên bất tịnh. Ông Bà La Môn thưa, “Bây giờ thức ăn này nên xử trí làm sao?”
Chư vị sa di nói: “Nên đổ chỗ nào không có côn trùng. Không có ai ăn mà tiêu được, vì thức ăn này của các bậc Thánh.”
Ông Bà La Môn làm theo. Khi đổ cơm, ông thấy bốc lửa phực cháy. Từ đó, ông bỏ quan niệm cúng dường mà còn phân biệt.
Cúng dường cầu phước đức
Không nên có phân biệt.
Bình đẳng mà bố thí
Công đức thật vô biên.
Trích trong “Góp nhặt lá Bồ Đề”
Thích Tịnh Nghiêm
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Phật giáo thường thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Ngồi thiền có bị vong nhập?
Phật giáo thường thức 17:45 02/11/2024Tôi có tham gia một khóa thiền 10 ngày. Trong thời gian ngồi thiền, có lúc tôi cảm thấy hơi thở của mình trở nên nặng nhọc, khó thở. Có lúc tôi thấy cơ thể mình có hiện tượng lắc lư nhẹ theo hướng ngả về trước hoặc sau. Xin hỏi, các hiện tượng đó xảy ra trong lúc ngồi thiền có bình thường không?
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Phật giáo thường thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa
Phật giáo thường thức 13:29 02/11/2024Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.
Xem thêm