Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 29/03/2014, 11:18 AM

Cùng góp sức giúp đỡ trẻ em vùng cao Hà Giang

Chúng tôi đã có chuyến tiền trạm tới xã Xín Cái, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang để tìm hiểu về cuộc sống của các trẻ em vùng cao nơi đây.

Từ thành phố Hà Giang đoàn chúng tôi ngược đèo gần 200Km lên Mèo Vạc, đến cửa ngõ Xín Cái - đồn biên phòng Xăm Pun, cũng là cái “ngưỡng khí hậu” đỉnh rét của Hà Giang khi trời đã tối, là chạm vào cái rét thấu xương của bà con nơi đây. Cảm nhận cái lạnh tỏa ra từ núi đá và rừng cây, trong những ngày rét đậm, rét hại, thì cái giá lạnh nơi này xuyên thấu vào tận từng thớ thịt của người dân Mèo Vạc.

Xã Xín Cái, mảnh đất miền biên cương phía Bắc của tổ quốc này nằm cách trung tâm huyện lỵ Mèo Vạc 32 Km, nằm bên bờ trái của con sông nho Quế và có 8,1 km đường biên tiếp giáp với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), trong tổng số 19 bản thì có tới 6 bản nằm dọc biên giới. 
 
Người Mông ở Xín Cái chiếm 72% dân số, trình độ dân trí thấp, đời sống nghèo khó nên đa phần thanh niên, người có sức lao động đều xuống thị trấn, thị xã hoặc sang Trung Quốc làm thuê kiếm sống, ở bản còn lại chỉ toàn trẻ con và người già. Cứ từ tinh sương, khi con gà vừa xuống ổ, con bìm bịp kêu lên những tiếng đầu ngày thì đã thấy những người già ra khỏi nhà sàn. các cụ lên nương, vào rừng chặt củi, cắt cỏ cho bò rồi kéo sợi, chăm cháu nhỏ... cả ngày luôn tất bật. nhiều khi để đỡ ngại đường xa và sức khỏe không cho phép, vài ba người già lại rủ nhau xuống chơi chợ cho vui. 
 
Trong lúc đưa đoàn chúng tôi vào tiền trạm trường tiểu học và trung học cơ sở bán trú Xín Cái, Thiếu tá Kim Đình Tư, Phó Trưởng đồn biên phòng Săm Pun tâm sự về đời sống người dân trong xã, về những cái khó, cái khổ mà những đứa trẻ nơi đây phải vượt qua để tìm đường đến lớp hay câu chuyện về việc các chiến sỹ bộ đội biên phòng phải kết hợp chặt chẽ với các thầy cô giáo vùng cao về địa bàn, đến nhà để động viên bố mẹ cho các em đến lớp. Đối với anh Tư thì chỉ khi đưa được các em đến lớp, đến trường đầy đủ thì mới góp phần giải quyết được những vấn nạn trẻ em bỏ nhà sang Trung Quốc để lao động kiếm tiền hay bắt cóc phụ nữ, trẻ em thường xuyên diễn ra trên khu vực biên giới nhạy cảm này. 

Quanh co trên con đường vùng biên, độ cao mỗi lúc tăng dần, con đường mà chúng tôi đang bám núi còn cao hơn cả những đám mây mù bao quanh, không khí đã loãng hơn rất nhiều, đối với những người từ xuôi lên như chúng tôi lên thì tai bắt đầu bị ù dần, tiếp tục câu chuyện anh Tư cho biết: Do làm tốt công tác chính trị, xã hội gần gũi đồng bào các bản nên gần đây các vụ bắt cóc trẻ em cũng có giảm hơn so với trước rất nhiều, nhưng chưa thể dập tắt được. Bộ đội Biên phòng và giáo viên trên này sống cùng dân để giữ bản, giữ dân theo khẩu hiệu 4 cùng (cùng ăn, cùng ở, cùng làm và cùng học tiếng dân tộc) và 3 bám (bám dân, bám địa bàn, bám đối tượng), có những khi về địa bàn anh em phải đi bộ ròng rã cả chục cây số vì chẳng có phương tiện nào vào được đến nơi.
 
Đi qua mấy con dốc quanh co, cheo leo với cua gấp và đá lởm chởm chúng tôi đến trường tiểu học Xín Cái, đây là điểm trường chính bên cạnh 18 điểm trường phụ còn lại. Trò chuyện cùng chúng tôi Hiệu trưởng nhà trường Thầy Nguyễn Văn Hiển chia sẻ: Hiện nay trường có 542 học sinh trong đó số học sinh nghèo là hơn 200 cháu và cận nghèo khoảng 200 cháu. Do địa bàn vùng cao, giáp biên nên các cháu đi học rất vất vả, cái khó nhất là nâng cao chất lượng của học sinh và giữ cho các cháu khỏi bỏ học”. Năm nay nhà trường vận động được 98 - 100% trẻ đến lớp, tỷ lệ trẻ đi học đạt 90 - 95%.

Dẫn chúng tôi đi tham quan, thực nghiệm về đời sống và tình hình học tập của trẻ em vùng cao tại trường, một giáo viên nhà trường tâm sự: “Không phải đưa các anh chị đi xem cơ sở vật chất thiếu thốn để thấy cái khó, cái khổ của thầy cô chúng em, mà chúng em muốn thông qua anh chị cộng đồng xã hội biết đến sự nỗ lực từng ngày của nhà trường, trong hoàn cảnh khó khăn vẫn từng bước khắc phục sớm ổn định để mang đến cho các em học sinh một môi trường giáo dục tốt nhất mà chia sẻ sự thiếu thốn đối với các em, nhiều mong muốn lắm anh chị ạ, chỉ mong các em đủ niềm tin để đến trường đầy đủ…” 
 
Những lời bộc bạch bằng sự nhiệt huyết của tuồi trẻ xuất phát từ những thầy cô từ xuôi lên vùng cao làm công tác giáo dục làm chúng tôi cảm thấy ấm lòng và xúc động, tuy thầy cô không nói ra nhưng với điều kiện của điểm trường chính như chúng tôi nhìn thấy thì chúng tôi hiểu ở 18 điểm trường phụ còn lại tại các địa bàn khó khăn thì cơ sở vậy chất, điều kiện giáo dục của các giáo viên “cắm bản” sẽ như thế nào…

Rời trường tiểu học Xín Cái chúng tôi tiếp tục lên khu vực cao hơn, nơi đồn biên phòng Săm Pun cắm chốt, cách đó không xa là ngôi trường THCS nội trú Xín Cái được xây mộc 2 tầng nằm trên mảnh đất bằng phẳng. Thầy Hiệu phó Trần Chí Thức, dáng người nhỏ nhắn, nhanh nhẹn ra bắt tay chúng tôi với gương mặt hồ hởi. Thầy Thức bảo, trường có hơn 200 học sinh, phần lớn là người dân tộc. Thi thoảng lại có em nghỉ học rất lâu, các thầy cô lại phải trèo đèo lội suối tìm vào bản làng vận động gia đình cho đi học lại. Gần đây có 2 học sinh đã bỏ học sang Trung Quốc lao động mà không thấy về, thầy cô đã đến nhà để động viên bố mẹ và tìm cách vận động 2 em về tiếp tục học tập lo cho con chữ.

Bên cạnh nỗi lo đó, với thầy Thức nỗi lo đóng học phí và tiền mua sách vở với các cháu ở đây là một gánh nặng lớn đối với gia đình. Ở đây, để duy trì đủ số học sinh đến lớp các thầy cô liên tục phải đi vận động từng gia đình, chỉ sợ các cháu nghỉ học đi làm nương. Mới đầu năm học, nhưng nỗi nhọc nhằn gánh chữ vùng cao vẫn là nỗi niềm chung của bao thầy cô cắm bản.

Những người như Thiếu tá Kim Đình Tư, Thầy Nguyễn Văn Hiển hay Thầy Trần Chí Thức… đều là người dưới xuôi lên sống trên này, chấp nhận vất vả để cùng bà con dân tộc xây dựng cuộc sống. Sống cùng dân để giữ đất, giữ làng. Cái nghèo khổ, khó khăn của những thầy cô giáo, của Bộ đội Biên phòng không làm họ chùn bước. Như lời anh Tư nói, dân trên này mong lắm những tình cảm của người dưới xuôi, bà con vui lắm. Vật chất đã thiếu thốn, cũng chỉ mong đón nhận tình cảm của người dưới xuôi thôi.
 
Lúc này, chúng tôi thấu hiểu được tinh thần dân tộc, tình người đẩy lên cao hơn bao giờ hết, trước đây chúng tôi chỉ được nghe và kể về những khó khăn mà đồng bào vùng cao phải chịu đựng, giờ đây chúng tôi đang cảm nhận được sợ thiếu thốn, giá lạnh mà người dân Xín Cái phải chịu đựng để giữ "đất thiêng" cho tổ quốc

Rời Xín Cái, từ đỉnh cung đường đèo hiểm trở Mã Pì Lèng dài khoảng 20 km vượt đỉnh Mã Pí Lèng, một đỉnh núi có độ cao khoảng 1.200m thuộc cao nguyên đá Đồng Văn, nằm trên “Con đường hạnh phúc” nối liền thành phố Hà Giang, Đồng Văn và thị trấn Mèo Vạc. Con đường hiểm trở này được hàng vạn thanh niên xung phong thuộc 16 dân tộc của 8 tỉnh miền Bắc Việt Nam làm trong 6 năm (1959-1965) với trên 2 triệu lượt ngày công lao động, trong đó riêng đoạn đèo vượt Mã Pí Lèng được các thanh niên trong đội cảm tử treo mình trên vách núi lấn từng centimet để làm trong 11 tháng để mở đường, chúng tôi ngoái nhìn lại mảnh đất mình vừa ghé thăm chỉ thấy còn lại những con đường cong cong như sợi chỉ vắt vẻo qua núi. ở đó, có những tấm lòng cắm bản của thầy cô giáo, của Bộ đội Biên phòng… Chúng tôi chợt nhớ lời một người cán bộ xã: “Trên này người già và con trẻ cần quần áo rét lắm. Cũ cũng được. Nếu được, cố gắng gửi lên giúp đỡ bà con nhé”…

Trong khoảng thời gian từ ngày 04/4 - 06/4/2014 Ban Từ thiện Báo Đời sống & Pháp luật kết hợp cùng chương trình “Áo Ấm Vùng Cao” của CLB Thanh niên Phật tử Hà Nội 14 Chữ tổ chức chương trình trao tặng trực tiếp 1.100 chiếc áo ấm cho các học sinh mầm non, tiểu học và trung học cơ sở xã Xín Cái và các nhu yếu phẩm, lương thực thực phẩm cho các học sinh vùng cao nơi đây.

Mọi sự chung tay đóng góp ủng hộ cho trẻ em học sinh xã Xín Cai vui lòng gửi về:

1. Chương trình “Áo Ấm Vùng Cao” - CLB Hà Nội 14 Chữ

Điện thoại: 0936 312 793 - 0167 3080 752 (Thư ký Liên Hà)
Địa chỉ: Số 66 Ngõ 20, Đường Huỳnh Thúc Kháng, Q.Đống Đa, Hà Nội
Website: www.14chu.com 
Tài khoản trực tuyến Vietcombank
Tên tài khoản: Lưu Thu Hà
Số tài khoản: 0011 00414 0727 - Sở giao dịch Vietcombank tại Hà Nội

2. Báo Đời sống và Pháp luật

Tầng 4, Tòa tháp Ngôi Sao - Star Tower, Phố Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 04.62810837. Hotline: 091 503 8616
Email: tuthien@doisongphapluat.com 
Website: www.doisongphapluat.com
Facebook: https://www.facebook.com/QuyNhanAi 

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
Tài khoản trực tuyến Vietcombank
Tên tài khoản: Báo Đời sống và Pháp luật
Số tài khoản: 0611006969696
Tại: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Ba Đình - Hà Nội.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Phiên chợ 0 đồng tại Điểm an sinh xã hội chùa Thiền Giác (TP.Thủ Đức)

Gieo mầm thiện 15:20 26/04/2024

Sáng ngày 26/4/2024 (nhằm ngày 18/3 ÂL), Thượng tọa Thích Đạo Phước, Ủy viên HĐTS, Phó ban - Chánh Thư ký Ban TTTT TƯGH, trụ trì chùa Thiền Giác (phường Phú Hữu, Tp.Thủ Đức, TP.HCM) kết hợp cùng Uỷ ban MTTQVN phường Phú Hữu tổ chức Phiên chợ 0 đồng chủ đề "Phú Hữu nghĩa tình - Kết nối chia sẻ yêu thương”.

Thấy chú rùa bị bán ở ven đường, cô gái đã vận động giải cứu thành công

Gieo mầm thiện 14:50 26/04/2024

Hôm qua, 25/4 là ngày đặc biệt của Phật tử Giác Sen (quê Nông Sơn, Quảng Nam, đang làm việc tại TP.Đà Nẵng) vì đã cùng những người bạn giải cứu thành công "bạn rùa" đang bị bán để lấy thịt.

Nước ngọt về xã đảo ở Giồng Trôm

Gieo mầm thiện 17:54 24/04/2024

Bà con xã đảo Hưng Phong (huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre), ngày 23/4 đã nhận được nước ngọt và thùng nhựa từ một hoạt động từ thiện mang tên "Giọt nước nghĩa tình".

Làm điều không ai làm suốt 6 năm, cụ bà tái sinh cuộc đời cho một người dưng

Gieo mầm thiện 14:33 20/04/2024

Dù không phải là máu mủ ruột rà, hơn 6 năm qua, bà Thử vẫn tình nguyện chăm sóc nam bệnh nhân liệt tứ chi tại bệnh viện, đưa anh về nhà chăm lo như con ruột.

Xem thêm