Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 09/12/2020, 13:40 PM

Cung kính hành lễ Phật Hoàng Trần Nhân Tông ở Sóc Trăng

Khi còn chưa đầy một tuần lễ đến mốc tổ chức Đại lễ kỷ niệm 712 năm Phật Hoàng Trần Nhân Tông - Sơ tổ Thiền Phái Trúc Lâm nhập niết bàn, người viết đã cung kính hành lễ Ngài ở một chốn thiêng cách rất xa vùng Đông Bắc tổ quốc - thành phố Sóc Trăng thuộc vùng Tây Nam Bộ.

Trước khi vào nội ô thành phố, bên trái theo hướng từ TP. HCM xuống cực Nam, có một lối rẽ rộng không khác đại lộ dẫn vào khu đất cũng rất rộng (6 hecta), nơi các hạng mục của Thiền viện Trúc Lâm Sóc Trăng dàn trải trên nền cao giữa nắng gió đồng bằng thiếu bóng cây, ánh sáng tràn ngập.

Thiền viện là một trong các cơ sở của thiền phái ở đồng bằng sông Cửu Long, thuộc về một đại kế hoạch xây dựng đã tiến hành nhiều năm khắp các tỉnh thành miền Tây, riêng cơ sở Thiền viện Trúc Lâm ở Sóc Trăng mới khánh thành hồi đầu năm nay trong một nghi thức trọng thể bao gồm bổ nhiệm Đại đức Thích Thiện Nguyện làm trụ trì.

DSC03164
DSC03167

Lễ Phật ở chính điện, hành lễ Phật hoàng ở nhà Tổ, nhẹ chân tịnh lòng chiêm bái phong cách kiến trúc rất riêng của Thiền Phái Trúc Lâm, nhận ra những nét mang dáng dấp của một ngôi chùa ở Bắc Bộ. Suy nghĩ ấy càng rõ rệt hơn khi ngắm cổng tam quan và leo lên gác chuông bên trên mái cổng. Kiến trúc Phật giáo thời Lý – Trần của Đại Việt đậm đà tái hiện ở một chốn xa xôi trên nền phù sa mới, không phải trên vùng đồi trung du, núi cao hay vùng chiêm trũng nào đấy ở miền Bắc.

6 hecta là diện tích khá rộng, trống trải rất ít bóng cây khiến cảm giác về độ rộng càng tăng thêm. Về cơ bản, các hạng mục công trình đã hoàn thành khi tổ chức khánh thành, song số ít công nhân cùng phương tiện cơ giới vẫn đang lao động giữa nắng gió, xe lu dằn đường nội bộ, thợ hồ lui cui với xẻng ở các lối đi…

Tuân thủ nguyên tắc xây dựng mô phỏng chung chia sẻ hình ảnh thân thuộc của một cơ sở thuộc thiền phái, Thiền viện Trúc Lâm Sóc Trăng không khác chi một phiên bản của thiền viện Trúc Lâm Phương Nam ở ngoại ô Cần Thơ: sân rộng lát cùng loại gạch vàng óng dưới nắng, nền cao, các lối đi có che chắn công phu bằng mái, chính điện bề thế với các hàng cột lim, mái  ngói cũng cùng loại ngói... Nhất nhất y chang. Nhà Tổ sau chính điện cũng vậy, từ xây dựng đến bố trí nội thất. Khác chăng ở chỗ - như đã nói - ít cây cối - và thiếu vắng bóng chư tăng, cũng như không có một phòng thuốc đông y bên cạnh.

Từ cổng cao nhìn xa xa một vùng trông vắng ngoại vi thành phố, có một công trình tôn giáo Cao Đài vút cao lên nhìn khá ấn tượng. Nhìn xuống sân rộng, các em học sinh trung học xếp hàng chắp tay lạy Phật, biểu lộ lòng cung kính theo cách riêng. Đến gần, hỏi một em, nhất là “họ” trả lời: “tụi con thấy ở đây trang nghiêm lắm ạ!”. Dông dài khoe kiến thức, giải thích cho cánh học trò về kiến trúc, về tiểu sử sự nghiệp Phật Hoàng, về thiền phái.

DSC03151

Theo kế hoạch, có tính đến điều kiện đại dịch, 14/12 sắp tới đây, một đại lễ kỷ niệm 712 năm Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn sẽ diễn ra ở Uông Bí - Quảng Ninh. Hội đồng Trị sự TW Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có thông bạch hướng dẫn các Ban Trị sự tỉnh thành địa phương tùy nghi tổ chức nghi thức kỷ niệm trọng thể ở từng nơi tri ân công lao to lớn cho tổ quốc dân tộc và Đạo Phật của Sơ Tổ Thiền Phái Trúc Lâm, Phật hoàng Trần Nhân Tông, bậc vĩ nhân đã đem đến thịnh trị cho quốc gia Đại Việt đương thời, và hơn thế, sáng lập một thiền phái của Việt Nam đóng góp vào bản sắc dân tộc, kiến tạo nên một giá trị to lớn cho tăng ni Phật tử đời đời sau. Sự kiện này có giá trị giáo dục thế hệ trẻ, xiển dương giá trị Đạo Phật, và có một giá trị mang tính thời sự to lớn về sự gắn kết lòng ái quốc với tư tưởng Phật giáo, lòng tự hào dân tộc, trân quý di sản của tiền nhân.

Cung kính hành lễ Phật Hoàng Trần Nhân Tông ở phương Nam, nguyện quốc thái dân an mưa thuận gió hòa, quốc gia hòa bình và thịnh vượng, đạo Phật trường tông, phát triển.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nhập thất: Nhất tâm, lộ trình sơ thiền (5)

Góc nhìn Phật tử 17:30 28/03/2024

Tôi đề cập vấn đề này nhiều lần mà có vẻ như chưa đủ. Hai chữ nhất tâm nó có thể quyết định toàn bộ con đường tu tập, cả về phương pháp luận về các pháp hành mà Đức Phật đã chỉ ra.

Người trồng nụ cười

Góc nhìn Phật tử 10:51 28/03/2024

Thoáng chốc đã hai năm nó gặp Thầy! Người đã thay đổi cuộc đời nó. Từ một cô bé vô tư, ngây ngô, chỉ biết ở chùa cho vui, làm công quả để kiếp sau bớt khổ. Đó là nó nghe được từ các cô, các bà chứ đôi mươi thì nào biết gì.

Nhập thất: Tăng nhất A-hàm (4)

Góc nhìn Phật tử 18:30 27/03/2024

Đàm luận về nhân quả đó là bài học vô cùng hữu ích đối với tất cả mọi người đang hướng đến con đường học Phật. Bạn đọc lại "10 câu hỏi trăn trở và thao thức" để bắt đầu suy nghiệm nhân quả mà tác giả đã gửi gắm vào đấy.

Người có tâm

Góc nhìn Phật tử 13:12 27/03/2024

Chúng ta thường nghe nói, con người “quý ở chữ tâm”, “hơn nhau ở chữ tâm” hay “sống phải có tâm”. Cụ Nguyễn Du cũng nói trong Truyện Kiều rằng “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Vậy thế nào là một người có tâm?

Xem thêm